Cơ sở lưu trú du lịch trong “cơn khát” nhân lực

(LĐTĐ) Hiện nay, nhân lực cơ sở lưu trú du lịch đang đối mặt với nhiều thách thức. Một trong số đó là rào cản về thiếu hụt và khó tuyển dụng nhân lực. Làm thế nào để “lấp đủ” nguồn nhân lực cho các cơ sở lưu trú khi du lịch đang lấy lại đà tăng trưởng là vấn đề khá đau đầu của các cơ sở lưu trú.
Lỗ hổng lớn về nhân lực du lịch Liên kết “3 nhà” tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Du lịch Thủ đô

Nhu cầu lớn

Thông tin từ Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch cho biết, cùng với sự lớn mạnh của ngành Du lịch, giai đoạn 2011-2019 đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam. Năm 2011, cả nước chỉ có hơn 13.700 cơ sở lưu trú du lịch với trên 256.000 buồng thì tới năm 2021 đã đạt 38.000 cơ sở với 780.000 buồng, tăng hơn 2,5 lần về số cơ sở và hơn 3 lần về sức chứa.

Cơ sở lưu trú du lịch  trong “cơn khát” nhân lực
Ngành lưu trú du lịch đang cần bổ sung nguồn nhân sự lớn. Ảnh minh họa.

Trong 2 năm 2020-2021, do chịu sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, một số cơ sở lưu trú du lịch phải tạm dừng hoạt động hoặc chuyển mục đích sử dụng. Đến nay, sau một thời gian mở cửa lại hoàn toàn hoạt động du lịch, khách du lịch nội địa đã vượt mức chỉ tiêu đặt ra trong năm 2022, du lịch quốc tế từng bước được phục hồi, hơn 90% cơ sở lưu trú du lịch trong cả nước đã hoạt động bình thường và dự báo đến cuối năm sẽ mở cửa toàn bộ để kịp thời đón khách quốc tế vào quý 4 năm 2022.

Cơ sở lưu trú du lịch cung ứng dịch vụ lưu trú và nhiều dịch vụ bổ sung, liên quan trực tiếp đến nhiều người, nhiều ngành nghề, thu hút lao động từ giản đơn đến trình độ cao. Do đó, hiện nay ngành Du lịch cần khoảng 485.000 lao động trong cơ sở lưu trú du lịch cho công suất trên 70%, trong đó nhân sự quản trị cần khoảng 45.000 người.

Dự báo tăng trưởng du lịch Việt Nam 10 năm tới khá lạc quan, đến năm 2025 cả nước cần có 950.000 đến 1.050.000 buồng lưu trú và đến năm 2030 cần 1.300.000 đến 1.450.000 buồng. Như vậy, năm 2025, cầu về lao động khối cơ sở lưu trú du lịch khoảng hơn 800 nghìn và năm 2030 là hơn 1 triệu, giai đoạn 2022-2030, trung bình cần bổ sung mỗi năm trên 60.000 lao động.

Trong khi nhu cầu lớn như vậy thì cung nhân lực ngành Du lịch nói chung, nhân lực cơ sở lưu trú du lịch nói riêng hiện tại lại suy giảm cả số lượng và chất lượng so với thời điểm năm 2019. Lực lượng lao động trực tiếp khối cơ sở lưu trú du lịch hiện chưa đến 400.000 người, chỉ đáp ứng hơn 70% nhu cầu. Đặc biệt, nhân sự thiếu nhiều vào thời điểm cao điểm như nghỉ lễ, Tết, cuối tuần.

Bên cạnh thiếu về số lượng, cơ cấu nhân sự chưa đồng bộ, thiếu trầm trọng nhân lực có chuyên môn cao, đặc biệt là quản trị cấp cao. Sự mất cân đối nhân lực theo vùng/miền khiến nhiều khu vực tăng trưởng nóng về khách du lịch nhưng chất lượng dịch vụ thấp hơn khu vực khác và không ổn định.

Tuyển dụng khó khăn

Theo Vụ Khách sạn, hiện nay, nhân lực cơ sở lưu trú du lịch đang đối mặt với nhiều thách thức. Cùng với thiếu hụt thì việc khó tuyển dụng nhân lực cũng chính là rào cản. Cụ thể, sau hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19, giãn cách và gãy, đứt chuỗi cung ứng, nhân sự chất lượng cao, lao động giỏi, có kỹ năng, thạo nghề, kinh nghiệm làm việc lâu năm bị giảm thu nhập hoặc mất việc làm, người có khả năng điều hành, quản lý cơ sở lưu trú du lịch chuyển việc nhiều nên rất thiếu so với yêu cầu thực tế, không theo kịp sự tăng trưởng cơ sở lưu trú du lịch và nhu cầu thị trường. Việc tuyển lao động có kinh nghiệm, có chuyên môn tốt rất khó khăn gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

Có cơ sở lưu trú du lịch phải tuyển người điều hành hạn chế về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý. Hầu hết các cơ sở khó tuyển lao động mới, phải tuyển gấp nhân sự tại địa phương chưa qua đào tạo, sau đó vừa đào tạo vừa phục vụ khách nên còn nhiều lúng túng, một số nơi sử dụng sinh viên bán thời gian nhưng bị hạn chế thời gian đi làm.

Theo Vụ Khách sạn, giai đoạn 2022-2030, nguồn nhân lực cơ sở lưu trú du lịch cần đạt một số mục tiêu như: Kiện toàn đội ngũ nhân sự các cấp; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng nhân lực quản trị cấp cao; tiêu chuẩn hóa đối với nhân lực trong cơ sở lưu trú du lịch; áp dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý; nhận diện kịp thời yêu cầu mới của thị trường quốc tế và điều chỉnh phù hợp…

Để phục hồi và phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam, việc phát triển nguồn nhân lực cơ sở lưu trú du lịch cần trọng tâm cho từng nhóm đối tượng để đạt mục đích hiệu quả, đáp ứng yêu cầu số lượng, chất lượng và cơ cấu, yêu cầu phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu của khách lưu trú quốc tế ở các cấp độ khác nhau./.

Tú Anh

Nên xem

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hoà kì vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo như bán tour du lịch không chất lượng, giá r
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

Tin khác

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Sáng 7/4, phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024 đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của 63 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 12.517 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động (XKLĐ). Sự kiện này không chỉ là một cơ hội việc làm lớn cho người lao động mà còn là nơi gặp gỡ, kết nối giữa các doanh nghiệp và nhân tài trên địa bàn.
Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì tọa đàm với các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản.
Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.933 lao động (11.483 lao động nữ).
Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động, số người có việc làm quý I năm 2024 có tín hiệu tích cực, tăng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp tục được cải thiện, quý I năm 2024 là 7,6 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động