Có một thầy giáo như thế
Thầy giáo quân hàm xanh “gieo chữ” nơi biên cương Chuyện kể về thầy giáo đam mê công tác thiện nguyện |
Xác định vai trò của người thầy rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục nên ngay từ những ngày đầu đứng trên giảng đường, thầy giáo Nguyễn Quốc Bảo đã luôn tâm niệm bản thân phải nắm bắt đầy đủ kiến thức, hiểu rõ vấn đề, nội dung mình truyền đạt cho sinh viên. Điều đó càng có ý nghĩa quan trọng hơn khi giảng dạy những môn học lý luận, tại trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
“Đối với tôi, được giảng dạy bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là một niềm vinh hạnh hết sức lớn lao. Để có thể giảng dạy, truyền đạt về tư tưởng, phong cách sống của Bác tôi luôn tự cố gắng để hiểu được Bác đầy đủ nhất. Từ việc xem, đọc, nghiên cứu các tư liệu viết về Bác, đến nghe nhiều câu chuyện kể về Người, khi đi bất cứ đâu và gặp bất kỳ ai. Từ đó, thấm nhuần, đúc kết lại thành bài giảng của mình để giảng dạy và truyền cảm hứng đó đến với thế hệ sinh viên, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay”, PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo chia sẻ.
PGS. TS Nguyễn Quốc Bảo (ngồi bên phải) chụp ảnh cùng các thầy, cô và sinh viên khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh. |
Theo thầy giáo Bảo, học theo Bác không chỉ ngày một, ngày hai, cũng không phải việc này, việc khác, cái gì đó cao siêu. Mà cần học thường xuyên liên tục, tất thảy những việc diễn ra trong cuộc sống thường ngày, khi thật tâm, thì soi chiếu vào đó, ai cũng đều có thể thấy được những việc mình có thể học theo, làm theo Người.
Đó có thể là một thái độ ứng xử, hoà nhã, đúng mực của người cán bộ trong mỗi lần tiếp xúc với dân; là sự nêu cao trách nhiệm, làm hết việc, chứ không làm hết giờ trong thực thi công vụ hàng ngày của mỗi người. Đó cũng có thể là một hành động sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành nhiệm vụ; hay chỉ là sự chia sẻ khó khăn với người khó khăn hơn mình…
Làm tốt những điều này chính là mỗi người đã học làm theo tấm gương hết lòng phục vụ nhân dân; tình đoàn kết, thương yêu đồng chí, thương yêu con người - những giá trị đạo đức tốt đẹp được kết tinh trong con người của Bác. “Từ nhận thức đó, trong suốt những năm tháng nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, khi có dịp tiếp xúc với nhiều người ở nhiều nơi, tôi luôn cố gắng truyền tải những tư tưởng, phong cách sống của Bác hiện lên một cách sống động, gần gũi nhất đến các thế hệ học sinh, sinh viên”, PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo nói.
Hơn 30 năm làm công tác giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thấm nhuần lời dạy của Bác, thầy giáo Nguyễn Quốc Bảo đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ sinh viên học tập và làm theo lời Bác. Khi đến tuổi nghỉ chế độ, thầy giáo Bảo vẫn tiếp tục cống hiến sức mình cho “sự nghiệp trồng người” thông qua các chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh tại các lớp của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nhất là những lớp về đào tạo cán bộ nguồn của Trung ương, các lớp học nghiên cứu sinh,…
Nhấp chén trà để tiếp tục kể lại sự nghiệp “bảng đen, phấn trắng” của mình, PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo chia sẻ, khi kể chuyện về Bác Hồ không chỉ là truyền bá tri thức và hiểu biết về Bác mà phải dùng trái tim mình để kể cho các em sinh viên. Từ đó mới tạo sự lay động trong lòng các em và tạo động lực thúc giục các em học tập và làm theo tấm gương của Bác, để rồi ai ai cũng có thể thấy được tầm vóc vĩ đại của lãnh tụ, thấy được cống hiến lịch sử vô giá của Người với dân tộc, với Đảng, với thế giới. “Có những lần tôi giảng dạy cho các sinh viên về những giây phút cuối đời của Bác, về cách Bác sinh hoạt, cách Bác không màng lấy sức khoẻ của mình để lo cho dân cho nước trong những ngày tháng cuối cùng của Bác. Tôi thấy giọt lệ của các em rơi dài trên má khiến tôi xúc động vô cùng”, thầy giáo Bảo xúc động kể lại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đó là tư tưởng dân tộc, mối quan hệ dân tộc - giai cấp và cách mạng giải phóng dân tộc; tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc; về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; tư tưởng về Đảng Cộng sản Việt Nam; về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; tư tưởng nhân văn và văn hóa. |
Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo, việc dạy bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các lớp, các trường có nhiều điểm chung nhưng với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền phải có thêm những nội dung đặc biệt. Đó là giúp các em sinh viên của mình hiểu thêm về báo chí cách mạng. Cần phải biết Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một Anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ thiên tài, mà còn là người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam và cũng là nhà báo lỗi lạc của nền báo chí ấy.
Từ thực tiễn hoạt động sinh động của cách mạng Việt Nam, Bác coi báo chí là một thứ vũ khí cách mạng sắc bén và đã sử dụng báo chí một cách tài tình để tuyên truyền cách mạng, để vận động nhân dân tham gia sự nghiệp cách mạng. “Báo chí luôn là lực lượng vô cùng quan trọng của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Người làm báo phải dùng cây bút, trang giấy làm vũ khí sắc bén chiến đấu cho mục đích vẻ vang của cách mạng.
Tôi luôn thấm nhuần lời dạy đó của Người và cố gắng không ngừng nghỉ để truyền dạy tư tưởng của Bác cho từng thế hệ sinh viên, để khi ra trường, các em trở thành những nhà báo cách mạng, dùng “cây bút, trang giấy” của mình để phục vụ nhân dân, vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc và đóng góp quan trọng cho khát vọng về đất nước Việt Nam cường thịnh, giàu mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo bày tỏ.
Thực tế trong suốt 30 năm đứng trên giảng đường, khi được giảng bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh cho những “nhà báo trong tương lai”, tôi luôn khuyến khích, động viên các em học tập làm theo tấm gương của Bác. Vì Bác bắt đầu sự nghiệp cách mạng của mình cũng từ nghề Báo. Bác luôn coi báo chí là công cụ sắc bén để phục vụ cách mạng.
Từ đó, cố gắng giúp các em sinh viên hiểu được báo chí luôn phải đảm bảo tính tư tưởng, giáo dục, chiến đấu, chân thật và thẩm mỹ; phải kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện xa rời tôn chỉ mục đích và lập trường chính trị của Báo chí cách mạng, chống lại khuynh hướng thương mại hoá, chạy theo lợi nhuận. Phải làm sao để việc học tập làm theo Bác trở thành một nhu cầu văn hoá thường xuyên bền bỉ tự giác đối với mỗi con người.
Đến nay dù tuổi đã cao, sức khỏe không còn được như xưa, nhưng PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo vẫn miệt mài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi ngày đều học theo lời dạy của Bác và thường xuyên truyền cảm hứng cho các thế hệ sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức học tập và làm theo lời Bác. “Mình còn sức khỏe, còn làm việc để cống hiến cho Đảng, cho dân thì vẫn luôn lấy việc nghiên cứu Hồ Chí Minh là trọng điểm và viết những tác phẩm, công trình để lại cho thế hệ sau, góp phần vào việc nâng cao nhận thức của xã hội và cũng là tiếp tục tình yêu với Đảng, với Bác”, thầy giáo Nguyễn Quốc Bảo tâm sự./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông
Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Tin khác
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu
Xã hội 17/11/2024 12:04
Tặng quà 70 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp 20/11
Giáo dục 17/11/2024 06:28
Đội ngũ nhà giáo không ngừng dấn thân, sáng tạo trong kỷ nguyên vươn mình
Tin mới 15/11/2024 21:18
Trao giải Cuộc thi “Sáng tác ca khúc dành cho học sinh”
Giáo dục 15/11/2024 21:13
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục 15/11/2024 21:12
Thanh Trì: Tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu
Giáo dục 15/11/2024 21:08
Vinh danh 196 nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo
Giáo dục 14/11/2024 13:55