Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh

Thời điểm này, huyện Gia Lâm đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho năm học mới 2024 - 2025, đặc biệt là điều kiện về cơ sở vật chất, trường lớp, phòng học. Do đó, mặc dù số lượng học sinh tăng lên nhưng với sự đầu tư của huyện và sự chuẩn bị của các trường, về cơ bản học sinh đều được bố trí đủ chỗ học.
Nhiều công trình ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Huyện Gia Lâm: Đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển toàn diện Huyện Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Chất lượng giáo dục được khẳng định

Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Gia Lâm cho biết, năm học 2023 - 2024, toàn huyện Gia Lâm có 92 trường (81 trường công lập và 11 trường ngoài công lập) với tổng số 68.472 học sinh (tăng 2.549 học sinh so với năm học trước), tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 3.805 người.

Để hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, ngay từ đầu năm học, Phòng GD&ĐT huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng những mô hình không gian sáng tạo trong nhà trường, các mô hình giáo dục lồng ghép với các kỹ năng liên quan; triển khai hiệu quả các chương trình giáo dục, đảm bảo chất lượng với các yêu cầu cốt lõi, trọng tâm, các điều kiện nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh
Lễ Công bố Quyết định thành lập Trường Tiểu học Đại Hưng, huyện Gia Lâm.

Kết thúc năm học 2023 - 2024, cả 3 cấp học trên địa bàn huyện Gia Lâm đều đạt và vượt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra; 100% trẻ ở độ tuổi mẫu giáo ra lớp; 99,79% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học; 99,98% học sinh lớp 9 được xét công nhận tốt nghiệp.

Chất lượng học sinh Gia Lâm tiếp tục được khẳng định trong các kỳ thi cấp huyện và Thành phố. Theo đó, trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 các môn văn hóa và khoa học cấp Thành phố, học sinh Gia Lâm đạt 74 giải, trong đó có 3 giải Nhất; 10 giải Nhì, 25 giải Ba; 36 giải Khuyến khích, tại cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp Thành phố, Gia Lâm đạt 1 giải Nhì, 1 giải Khuyến khích.

Tại các sân chơi cấp Thành phố, cấp Quốc gia, học sinh Gia Lâm cũng xuất sắc đạt nhiều giải thưởng cao như: Thi Olympic Toán đạt 6 giải Nhất, 22 giải Nhì, 36 giải Ba, 54 giải Khuyến khích; thi Olympic Tiếng Anh đạt 1 giải Khuyến khích; thi Trạng nguyên Tiếng Việt đạt 133 giải Nhất, 181 giải Nhì, 139 giải Ba, 102 giải Khuyến khích; tại Hội khỏe Phù Đổng đạt 34 Huy chương, trong đó 8 Huy chương Vàng, 11 Huy chương Bạc, 15 Huy chương Đồng... Ngoài ra, tại các kỳ thi mở rộng như thi “Toán quốc tế Singapore và châu Á SASMO”, Toán quốc tế “Kangaroo”, Toán AMO..., học sinh Gia Lâm cũng đạt nhiều giải thưởng.

Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được nâng lên; phong trào thi giáo viên dạy giỏi được tổ chức rầm rộ. Toàn huyện có 113 giáo viên khối Mầm non, Trung học cơ sở (THCS) đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp huyện; 11 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp Thành phố; 947 sáng kiến được Hội đồng khoa học huyện Gia Lâm công nhận Sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở. Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm được Sở GD&ĐT Hà Nội tặng Giấy khen hoàn thành xuất sắc trong chỉ đạo phong trào thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố...

Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh
Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra tiến độ xây dựng Trường Mầm non Sao Khuê.

Kết thúc năm học 2023 - 2024, ngành GD&ĐT huyện Gia Lâm đã được Sở GD&ĐT Hà Nội đánh giá là đơn vị hoàn thành tốt và xuất sắc 13/13 chỉ tiêu (trong đó 12 chỉ tiêu đạt xuất sắc, 1 chỉ tiêu hoàn thành tốt). Nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng và công nhận là “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

Đảm bảo điều kiện tốt nhất cho năm học mới

Phát huy những thành tích và kết quả đạt được trong năm học 2023 - 2024; để triển khai, thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của Sở GD&ĐT cũng như các yêu cầu nhiệm vụ của Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm trong năm học 2024 - 2025, ngành GD&ĐT huyện Gia Lâm tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu, gồm: Bảo đảm an toàn trường học, chủ động, linh hoạt thực hiện chương trình, kế hoạch năm học; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; tích cực đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng toàn diện, chất lượng mũi nhọn.

Huyện sẽ tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục, chuyển đổi số, cải cách hành chính trong công tác quản lý và dạy học; phát triển mạng lưới, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục. Huyện cũng sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện của các nhà trường; tăng cường công tác hội nhập trong giáo dục và truyền thông.

Gia Lâm: Đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho mọi học sinh
Cô và trò Trường Tiểu học Đa Tốn háo hức trước thềm năm học mới.

Đặc biệt, để chuẩn bị cho năm học mới 2024 - 2025, thời gian qua, công tác đầu tư xây dựng trường chuẩn Quốc gia đã được UBND huyện Gia Lâm tập trung thực hiện. Năm 2024, UBND huyện đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 4 dự án cải tạo, nâng cấp và xây mới trường học, gồm: Cải tạo, nâng cấp Trường THCS Ninh Hiệp, Trường THCS Đặng Xá; xây dựng mới Trường Tiểu học Đại Hưng, Trường Mầm non Sao Khuê tại xã Đa Tốn.

Hiện tại, UBND huyện Gia Lâm đang chuẩn bị đầu tư để cải tạo, sửa chữa 11 trường phục vụ nâng chuẩn và công nhận lại chuẩn đồng thời đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư đối với 1 trường liên cấp tại thị trấn Trâu Quỳ và 3 trường trong khu vực Vinhomes Ocean Park.

Tính đến nay, toàn huyện Gia Lâm có 74/79 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia (đạt 93,7%), trong đó có 27/74 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Dự kiến đến cuối năm 2024, huyện Gia Lâm sẽ đủ điều kiện đề nghị thêm 2 trường chuẩn Quốc gia nữa trên địa bàn gồm: THCS Đặng Xá và Tiểu học Nông nghiệp 1.

Bên cạnh đó, huyện tiếp tục thực hiện rà soát bổ sung quy hoạch đất trường học để đề nghị Thành phố cập nhật; đặc biệt là quy hoạch hệ thống trường chất lượng cao, trường trung học phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân khi huyện đang trong quá trình phát triển thành quận, với áp lực rất lớn từ việc tăng dân số cơ học. Ngoài ra, huyện tiếp tục quan tâm bố trí ngân sách mua sắm trang thiết bị trường học phục vụ giảng dạy năm học mới và chương trình thay sách giáo khoa lớp 5 và lớp 9 đảm bảo yêu cầu dạy và học.

Theo Trưởng phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm Phùng Thị Hoài Hương, những ngày qua, lãnh đạo huyện Gia Lâm cùng Phòng GD&ĐT huyện đã đến tận các trường để kiểm tra cơ sở vật chất đảm bảo cho năm học mới, đặc biệt đối với các dự án trường học được cải tạo, xây mới.

“Mặc dù số lượng học sinh tăng lên nhưng với sự đầu tư của UBND huyện Gia Lâm và sự chuẩn bị của các trường, về cơ bản học sinh đều được bố trí đủ chỗ học. Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm cũng triển khai công tác tuyên truyền để ngày 5/9 thực sự là ngày hội “Toàn dân đưa trẻ đến trường” trong toàn huyện”, bà Phùng Thị Hoài Hương khẳng định.

P.Diệp

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên số

Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 lan rộng trên mọi lĩnh vực, các Công đoàn cơ sở (CĐCS) cũng không đứng ngoài cuộc. Đặc biệt tại khối doanh nghiệp, nơi người lao động (NLĐ) đang trực tiếp chịu ảnh hưởng từ quá trình số hóa sản xuất và quản trị, các CĐCS đã và đang có những chuyển biến mạnh mẽ nhằm thích ứng với thời đại mới.
Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người học đưa ra những lựa chọn đúng đắn về ngành nghề và con đường học tập. Việc tư vấn, hướng nghiệp đúng, trúng và hiệu quả sẽ tạo tiền đề cho việc đào tạo được nguồn nhân lực, nhân tài, góp phần tạo ra một lực lượng lao động trong tương lai có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, có năng lực chuyên môn, tay nghề cao, từ đó thực hiện hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Ngày 13/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có công văn số 1409/UBND-NC về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại số 8 ngách 14 ngõ 69 phố Trung Liệt, phường Trung Liệt, quận Đống Đa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có báo cáo chính thức về việc nhóm học sinh của Trường Trung học cơ sở (THCS) Thái Văn Lung đánh nhau ngoài nhà trường gây xôn xao dư luận.

Tin khác

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Chiều 6/4, tại đình Đăm, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm đã khai mạc Lễ hội truyền thống bơi Đăm - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Nhiều công trình giao thông trọng điểm được Thành phố dự kiến khởi công xây dựng trong tháng 5/2025 như cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi, cầu Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, Hà Nội dự kiến khởi công dự án thành phần 3 thuộc Vành đai 4 - Vùng Thủ đô khởi công trong quý II/2025.
Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương

Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương

Những năm qua, lễ hội chùa Tây Phương diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn, góp phần phát triển du lịch, văn hóa, lịch sử Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động