Có khoảng trống trong việc trang bị kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho SV

Những câu chuyện buồn dồn dập vừa qua của ngành Giáo dục đã làm tôi trăn trở rất nhiều. Vì sao lại đến nông nỗi cô phạt trò thì phụ huynh phạt lại cô, cô nhắc nhở trò bị trò khác bóp cổ, cô im lặng suốt mấy tháng liền khi vào lớp, và đỉnh điểm là cô bắt trò uống nước vắt từ giẻ lau bảng?
co khoang trong trong viec trang bi ky nang xu ly tinh huong su pham cho sv Tăng cường biện pháp bảo vệ danh dự, nhân phẩm và an toàn cho giáo viên
co khoang trong trong viec trang bi ky nang xu ly tinh huong su pham cho sv “Thức giấc ngủ đông” khơi nguồn sáng tạo cho giới trẻ

Những câu chuyện này thực sự là nỗi đau không chỉ của riêng ngành Giáo dục mà còn là sự nhức nhối của xã hội. Vì đâu lại có chuyện giáo viên có hình phạt kinh khủng đến mức không ai tưởng tượng ra được là bắt trò uống nước giẻ lau bảng nhưng bản thân cô giáo lại không tự thấy mình đã sai nghiêm trọng?

Là một người đã được học ngành Sư phạm cách đây 15 năm và hiện đang góp phần đào tạo sinh viên Sư phạm, tôi nhận thấy sau 15 năm đã có mấy lần thay sách giáo khoa của học sinh phổ thông, trường đại học đã chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ nhưng việc trang bị kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho sinh viên vẫn chưa có nhiều thay đổi.

Chương trình đào tạo của nhiều trường Sư phạm vẫn thực sự chưa quan tâm đúng mức đến việc phải làm sao để những giáo viên mới ra trường có thể xử lý tốt mối quan hệ giữa yêu cầu của cấp trên, đòi hỏi của gia đình với thực tế năng lực, tính cách của học sinh và những công cụ mà giáo viên có trong tay. Sinh viên Sư phạm trong 4 năm học, ngoài kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy đã được trang bị thêm những kiến thức gì để có thể xử lý khéo léo những tình huống sư phạm nảy sinh trong và ngoài lớp học?

Theo tôi được biết, sinh viên sư phạm được học các học phần có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc xử lý tình huống sư phạm như sau:

- Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý sư phạm - 30 tiết

- Văn hóa học đường -15 tiết

- Giáo dục học đại cương - 30 tiết

- Giáo dục học phổ thông - 30 tiết

Trong đó, phần lý thuyết chiếm phần lớn thời lượng và hình thức thi kết thúc học phần chủ yếu là thi viết. Trong mỗi năm học các khoa đào tạo có tổ chức hội thi Nghiệp vụ sư phạm với nhiều nội dung trong đó có phần thi Xử lý tình huống nhưng không phải sinh viên nào cũng có thể trực tiếp tham gia vì số lượng thành viên mỗi đội thi có giới hạn.

Bên cạnh đó, những quy định về đạo đức nhà giáo cũng không được các trường trang bị kỹ càng cho sinh viên mà chỉ lồng ghép trong học phần Quản lý hành chính nhà nước và quản lý giáo dục đào tạo (15 tiết).

Về phía các trường đại học là như vậy. Còn về phía sinh viên tình hình cũng chẳng khả quan hơn là mấy. Bên cạnh những sinh viên có thái độ học tập nghiêm túc, ý thức rõ ràng về công việc tương lai của mình nên chú ý rèn luyện đạo đức, tác phong thì có không ít sinh viên không yêu thích ngành học, hoang mang về tương lai sau khi tốt nghiệp liệu có được đi dạy không nên lơ là, chểnh mảng học hành.

Có không ít sinh viên Sư phạm vì nhìn thấy rõ tình trạng dư thừa giáo viên nên không nghĩ sau này mình sẽ được đi dạy nên học hành qua loa cho xong chuyện dẫn đến yếu kiến thức, kém kỹ năng. Những sinh viên này nếu vì một lý do nào đó sau khi tốt nghiệp được đứng lớp sẽ tạo ra thảm họa thực sự, làm ảnh hưởng xấu đến nhiều thế hệ học trò.

Các trường phổ thông cũng góp phần làm cho chất lượng sinh viên Sư phạm có biểu hiện đi xuống vì sự dễ dãi trong cách đánh giá của mình. Đã nhiều lần làm trưởng đoàn đưa sinh viên đi thực tập sư phạm, tôi phải nghe nhiều lời phàn nàn, kêu ca về việc sinh viên yếu kiến thức, kém kỹ năng không chỉ là kỹ năng sư phạm mà cả kỹ năng ứng xử, giao tiếp, v.v.. Thậm chí, trong các buổi tổng kết đợt thực tập sư phạm, có thầy Hiệu trưởng còn nêu một danh sách các đề xuất đối với trường đại học mà đề xuất nào cũng đúng và cần thiết.

Nhận xét thẳng thắn như vậy, chê nhiều như vậy nhưng cuối cùng điểm số lại cao chót vót: thấp nhất là 7,5 và cao nhất là 10. Hầu như kết quả thực tập sư phạm của sinh viên năm thứ 4 đều là những con điểm rất đẹp. Lý do là các trường muốn tạo một cơ hội để sinh viên sư phạm có thể tốt nghiệp loại khá, có như vậy mới có điều kiện để nộp hồ sơ xin việc.

Vậy mới có chuyện, có 1 bạn sinh viên của tôi học hành lẹt đẹt, thi lại thường xuyên, hiếm khi được điểm 7 nhưng đi thực tập sư phạm lại được tới 8 điểm - điểm số trong mơ của bạn dù đó là điểm thấp nhất của đoàn thực tập! Vì vậy sinh viên khi đi thực tập sư phạm có tâm lý ỷ lại, qua loa đại khái vì biết trước đằng nào thì điểm cũng khá, giỏi, xuất sắc chứ không rớt được.

Đúng như Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thừa nhận mới đây là trong chương trình, quá trình đào tạo giáo viên hiện nay vẫn còn để “trống” mảng đào tạo về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng sống cho sinh viên. Theo tôi, nếu khoảng “trống” này không sớm được lấp đầy thì e rằng sẽ lại có những giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, gây ra vết thương tinh thần khủng khiếp cho nhiều thế hệ học sinh.

Theo Lại Thị Ngọc Hạnh/ dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tự hào chiến thắng, đồng tâm dựng xây đất nước

Tự hào chiến thắng, đồng tâm dựng xây đất nước

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi người dân Việt Nam tự hào về quá khứ và không quên bài học “đại đoàn kết toàn dân tộc” để xây dựng đất nước mạnh giàu. Đây cũng là ý kiến của một số người dân mà nhóm phóng viên Báo Lao động Thủ đô có dịp trao đổi nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, xin gửi tới Quý bạn đọc.
Góc nhìn mới “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”

Góc nhìn mới “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”

(LĐTĐ) Phim tài liệu VTV Đặc biệt “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” là góc nhìn mới về Chiến dịch Điện Biên Phủ thông qua những tài liệu giá trị, được khai thác từ khối tư liệu đồ sộ đang lưu trữ tại Bộ Quốc phòng Pháp và Quốc hội Pháp. Nhiều thông tin đã giải mật chưa hoặc ít được tiếp cận về sự kiện lịch sử này. Phim do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất, phát sóng lúc 20h05 ngày 7/5/2024 trên kênh VTV1 và VTV4.
Vang mãi bản hùng ca Chiến thắng Điện Biên Phủ

Vang mãi bản hùng ca Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) 70 năm đã trôi qua, nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đặc biệt, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, ý chí quyết chiến, quyết thắng và những bài học lịch sử từ Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn vẹn nguyên giá trị, đã, đang và mãi tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ngày 11/5 sẽ diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2024

Ngày 11/5 sẽ diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 11/5, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Hoàn Kiếm tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm.
Thu giữ lượng lớn thuốc lá điện tử tại Cơ sở kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh Quyết Đại Phát Express

Thu giữ lượng lớn thuốc lá điện tử tại Cơ sở kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh Quyết Đại Phát Express

(LĐTĐ) 18 chiếc máy hút thuốc lá điện tử nhãn hiệu "Made in China", cùng 370 lọ tinh dầu thuốc lá điện tử trên vỏ hộp có chữ "Made in USA"; 6300 gói loại 40g/gói dạng thuốc lá thành phẩm khác, vỏ bao bì có chữ "Made in Denmark by" tại Cơ sở kinh doanh dịch vụ chuyển phát hàng hóa Quyết Đại Phát Express vừa bị lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, phát hiện và xử lý.
Dự báo thời tiết ngày 7/5: Hà Nội tiếp tục có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết ngày 7/5: Hà Nội tiếp tục có mưa rào và dông rải rác

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 7/5, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Gió đông nam cấp 2-3.
Bầu trời Điện Biên Phủ rực rỡ sắc màu pháo hoa

Bầu trời Điện Biên Phủ rực rỡ sắc màu pháo hoa

(LĐTĐ) Màn bắn pháo hoa tầm cao rực rỡ sắc màu vào tối 6/5 là điểm nhấn ấn tượng trong Chương trình Nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”, được tổ chức tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Tin khác

Thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025

Thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 2329/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Danh mục phương thức xét tuyển đại học năm 2024

Danh mục phương thức xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố danh mục 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024.
Hà Nội: Trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở

Hà Nội: Trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 5/5, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (quận Ba Đình), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Language Link Academic tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở thành phố Hà Nội năm học 2023 - 2024.
Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

(LĐTĐ) Ngày 5/5, tại Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ (quận Hà Đông), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức bế mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024.
10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024. Trong đó, Bộ GD&ĐT đưa ra 10 nội dung thí sinh cần lưu ý khi tham gia xét tuyển đại học năm 2024.
Giải đáp nhiều băn khoăn, vướng mắc

Giải đáp nhiều băn khoăn, vướng mắc

(LĐTĐ) Trước mùa tuyển sinh năm 2024, hơn 1.000 học sinh Hà Nội đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Sức khỏe - Ngôn ngữ” để được tháo gỡ băn khoăn về việc chọn ngành, chọn nghề…
Điểm mới trong việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Điểm mới trong việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.
Khai mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024

Khai mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, tại Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ (quận Hà Đông), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024.
Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo thu hồi sách "Một thoáng ta rực rỡ nhân gian" có nội dung nhạy cảm

Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo thu hồi sách "Một thoáng ta rực rỡ nhân gian" có nội dung nhạy cảm

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Thành phố (TP) Hồ Chí Minh chỉ đạo Trường Quốc tế ISHCMC thu hồi toàn bộ sách có nội dung nhạy cảm, không phù hợp với lứa tuổi đã được phát cho học sinh. Đồng thời yêu cầu trường nghiêm túc khắc phục và kiểm điểm phê bình giáo viên.
Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 2/5, Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 196.319 thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến, chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay.
Xem thêm
Phiên bản di động