Cố gắng thưởng Tết cho người lao động

(LĐTĐ) Sau một năm làm việc, thưởng Tết là điều mọi người lao động đều mong chờ. Điều này cũng thể hiện sự quan tâm, ghi nhận, tri ân của doanh nghiệp đối với người lao động sau một năm gắn bó, cống hiến. Chính vì vậy, năm 2021, dù gặp khó khăn do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nhưng đa số doanh nghiệp vẫn cố gắng xoay xở để duy trì chế độ thưởng Tết cho người lao động.
Hà Nội: Doanh nghiệp nỗ lực đảm bảo tiền lương, thưởng Tết cho người lao động Thưởng Tết năm 2022 giảm nhẹ so với năm trước

Đồng hành, sẻ chia

Phần thưởng, tiền thưởng vào dịp Tết là khoản lợi nhuận trong năm được các đơn vị, doanh nghiệp trích ra để thưởng cho người lao động. Điều này không quy định bắt buộc trong Bộ luật Lao động, nhưng đó là nét đẹp văn hóa trong quan hệ lao động, nên được đại đa số đơn vị, doanh nghiệp ở nước ta thực hiện hằng năm. Phần thưởng có thể là tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác, căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động trong năm. Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 bùng phát trong thời gian dài khiến đời sống nhiều người lao động rơi vào khó khăn. Tết đến, họ mong chờ khoản thưởng Tết để có được cái Tết đủ đầy, song cũng sẵn sàng sẻ chia nếu như thưởng Tết không được bằng năm trước.

Cố gắng thưởng Tết cho người lao động
Người lao động Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam yên tâm gắn bó với doanh nghiệp vì luôn được Công ty quan tâm, chăm lo. Ảnh: Lương Hằng

Chị Khuất Thị Hà- công nhân Công ty TNHH May Mặc Việt Pacific (quận Hà Đông, Hà Nội) cho hay, năm nào, Công ty cũng có thưởng Tết và chăm lo Tết đủ đầy cho người lao động, thế nhưng năm nay, tình hình khó khăn hơn do dịch bệnh Covid-19, nên không rõ thưởng Tết có thay đổi gì không. “Kể từ thời điểm đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 (cuối tháng 4) bùng phát, công việc, thu nhập và đời sống của công nhân gặp nhiều khó khăn.Chúng tôi làm việc giãn ca, thời điểm giãn cách thì ngừng hẳn, sau đó không có tăng ca nên thu nhập thấp hơn trước.

Tôi phải xoay xở làm thêm để trang trải cuộc sống.Dịp Tết này, chúng tôi mong chờ ở sự quan tâm, chăm lo của Công đoàn và doanh nghiệp.Tôi hy vọng lương thưởng vẫn được giữ nguyên như năm trước”- chị Hà nói…Còn anh Trần Văn Tuấn, người lao động Công ty Italia Production (Cụm công nghiệp Bích Hòa, huyện Thanh Oai) bày tỏ: “Công ty chưa thông báo thưởng tết, song chúng tôi hy vọng nhận được mức thưởng bằng Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021”.

Tâm lý chung của người lao động là mong ngóng thưởng Tết, nhưng trên thực tế, không ít người lao động sẵn sàng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp vì ở thời điểm hiện nay, điều người lao động cần nhất là có việc làm, thu nhập đều đặn hằng tháng. Chị Nguyễn Thu Huyền (ở xã Lại Yên, huyện Hoài Đức) chia sẻ: “Tôi trở lại thị trường lao động vào tháng 10/2021, sau hơn 1 năm mất việc làm do Covid-19. Trải qua thời gian mất việc giúp tôi nhận ra, khoản tiền lương hằng tháng mới là nguồn thu bền vững, còn khoản thưởng Tết có thì tốt, không có thì cùng nhau chia sẻ để vượt qua”.

Về phía người sử dụng lao động, dù gặp khó, đa số doanh nghiệp vẫn cố gắng dành nguồn lực để chăm lo Tết cho người lao động. Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH May xuất khẩu DHA Nguyễn Văn Đô nói: “Để người lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp, năm nay, chúng tôi cố gắng thưởng Tết cho cán bộ, công nhân bằng 1 tháng lương, trung bình khoảng 10 triệu đồng/cán bộ; 8 triệu đồng/công nhân”.

Tương tự, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam Ngô Ngọc Vinh thông tin, doanh nghiệp này dự kiến chi 35 tỷ đồng để chăm lo Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 cho người lao động, thay cho lời động viên người lao động yên tâm gắn bó, đồng hành cùng doanh nghiệp. Tại Công ty TNHH Lixil Việt Nam, ông Đinh Quốc Toản- Chủ tịch Công đoàn Công ty cũng cho biết, Công ty sẽ thưởng Tết bằng 1,1 tháng lương, có các phần quà Tết bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động.

Trao đổi về vấn đề thưởng Tết, Phó Trưởng ban Chính sách - Pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Lê Đình Quảng nhận định: “Dịp cuối năm nay, các vụ việc tranh chấp về tiền lương, tiền thưởng ít xảy ra. Điều đó phần nào cho thấy, người lao động chia sẻ, đồng lòng với khó khăn của doanh nghiệp trước tác động của dịch Covid-19”.

Thiết thực tri ân, động viên người lao động

Năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát trở lại với những diễn biến phức tạp hơn đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do phải đóng cửa, giãn việc hoặc phải đầu tư chi phí cho công tác phòng, chống dịch và thực hiện mô hình “3 tại chỗ”. Dù vậy, theo ghi nhận, các doanh nghiệp đều nỗ lực xoay xở, cố gắng để duy trì thưởng Tết nhằm tri ân người lao động đã đồng hành, gắn bó trong lúc khó khăn và tiếp tục động viên, giữ chân người lao động. Thông tin từ cơ quan chức năng cho thấy, đến thời điểm này, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã công bố mức thưởng Tết năm 2022 cho người lao động. Mặt bằng chung, thưởng Tết năm nay giảm nhẹ, song đối với mức thưởng Tết cao nhất của một số địa phương giữ ngang bằng, thậm chí nhỉnh hơn năm trước.

Đơn cử, tại thành phố Đà Nẵng, mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất là hơn 1,432 tỷ đồng/người. Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19 nặng nề nhưng các doanh nghiệp vẫn cố gắng trả lương, thưởng Tết cho người lao động. Theo báo cáo của 1.012 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, mức thưởng Tết Nguyên đán cao là gần 1,3 tỷ đồng/người thuộc về 1 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; cao hơn mức thưởng năm 2021 (năm 2021 là 1,1 tỷ đồng).

Mức thưởng Tết Dương lịch bình quân gần 4,1 triệu đồng/người, Tết Nguyên đán 8,88 triệu đồng/người, cao hơn năm 2021 ( năm 2021 là 8,81 triệu đồng/người). Hơn 50% trong số 1.012 doanh nghiệp báo cáo cho biết đơn hàng bị giảm, thu hẹp sản xuất nên gặp khó khăn về nguồn tiền để thưởng Tết nhưng sẽ cố gắng có thưởng để động viên người lao động đã gắn bó trong năm qua.

Tại Hà Nội, theo tổng hợp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, với khối công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, mức thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần bình quân 3,2 triệu đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 23 triệu đồng/người và doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 500.000 đồng/người. Với khối công ty có cổ phần vốn góp chi phối của Nhà nước, dịp Tết Nhâm Dần, các doanh nghiệp có mức thưởng bình quân là 3,4 triệu đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 28,5 triệu đồng/người, mức thưởng thấp nhất là 550.000 đồng/người.

Khối doanh nghiệp dân doanh có mức thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần bình quân là 3,7 triệu đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 400 triệu đồng/người, doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 500.000 đồng/người. Tại khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), mức thưởng Tết Nhâm Dần bình quân là 4,2 triệu đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 322 triệu đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 600.000 đồng/người. Theo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, so với năm 2021, tính chung, mức thưởng Tết của người lao động tại các doanh nghiệp giảm nhẹ.

Tuy nhiên, mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất của người lao động là 400 triệu đồng thuộc khối doanh nghiệp dân doanh giữ nguyên như năm trước. Đáng chú ý, riêng mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất năm 2022 trong khối doanh nghiệp FDI tăng so với năm 2021 (mức cao nhất năm 2021 là 280 triệu đồng/người).

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội nhận định, năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Tuy nhiên, với tinh thần nỗ lực vượt khó, đa số doanh nghiệp vẫn cố gắng bảo đảm tiền lương, thưởng Tết cho người lao động. Đây là giải pháp quan trọng để người lao động yên tâm làm việc, doanh nghiệp hoạt động ổn định, qua đó góp phần bảo đảm đời sống cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội./.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cho phép cơ sở giáo dục phổ thông công lập liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài

Cho phép cơ sở giáo dục phổ thông công lập liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) phân quyền cho Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định cơ chế tài chính áp dụng đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, nhiều cấp học.
Công đoàn Y tế Việt Nam ký kết chương trình phối hợp hoạt động với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân

Công đoàn Y tế Việt Nam ký kết chương trình phối hợp hoạt động với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân

(LĐTĐ) Chiều 29/8, tại Khu đô thị Vùng 4 Hải quân, Cam Ranh (Khánh Hòa) đã diễn ra lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Công đoàn Y tế Việt Nam với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, giai đoạn 2023 - 2028.
Ghé về tuổi thơ qua những phiên chợ Trung thu

Ghé về tuổi thơ qua những phiên chợ Trung thu

(LĐTĐ) Có lẽ cái tên "Chợ quê Trung thu" hay "Lễ hội trăng rằm" đã trở nên quen thuộc với học sinh Hà Nội. Không biết từ bao giờ, những "phiên chợ" này đã xuất hiện ở khắp các ngôi trường trên khắp Thành phố, để rồi những cô bé, cậu bé quàng khăn đỏ, những em bé mẫu giáo lại được tung tăng đi chợ Trung thu cùng bè bạn.
Quận Thanh Xuân: Tổng kiểm tra các chung cư mini, nhà trọ

Quận Thanh Xuân: Tổng kiểm tra các chung cư mini, nhà trọ

(LĐTĐ) Quận Thanh Xuân sẽ tập trung tổng kiểm tra chung cư mini, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có nguy cơ cháy, nổ cao, hoàn thành trước ngày 30/10/2023. Trong đó, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy hoạch, xây dựng, các nội dung liên quan đến an toàn điện, công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Giả mạo chủ nhà để chiếm đoạt tiền thuê nhà của khách

Giả mạo chủ nhà để chiếm đoạt tiền thuê nhà của khách

(LĐTĐ) Ngày 29/9, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm với bị cáo Đặng Thùy Chi (sinh năm 1982, trú tại phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Quận Đống Đa: Lan tỏa các phong trào thi đua yêu nước trong toàn dân

Quận Đống Đa: Lan tỏa các phong trào thi đua yêu nước trong toàn dân

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”, trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội trong quận Đống Đa đã tập trung lãnh đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng. Nhiều tấm gương “Người tốt, việc tốt” được phát hiện qua các phong trào thi đua liên tục, rộng khắp, hiệu quả trên toàn quận.
Huyện Thanh Trì: Xác minh, xử lý thông tin báo chí nêu và chấn chỉnh việc thu Quỹ đầu năm học

Huyện Thanh Trì: Xác minh, xử lý thông tin báo chí nêu và chấn chỉnh việc thu Quỹ đầu năm học

(LĐTĐ) Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh về việc vận động thu quỹ Hội Cha mẹ học sinh (CMHS) tại Trường THCS Tứ Hiệp, UBND huyện Thanh Trì đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh, kịp thời xử lý với tinh thần cầu tiến, không né trách; đồng thời kiên quyết chấn chỉnh việc thu quỹ đúng theo quy định hiện hành.

Tin khác

Tìm giải pháp đảm bảo chỗ ở, nhà ở an toàn cho công nhân

Tìm giải pháp đảm bảo chỗ ở, nhà ở an toàn cho công nhân

(LĐTĐ) Những nguy cơ mất an toàn nào đang rình rập các khu nhà trọ công nhân? Cần giải pháp gì để đẩy nhanh tiến độ xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu về nhà ở, chỗ ở cho người thu nhập thấp, công nhân? Đó là những vấn đề được bàn bạc tại buổi tọa đàm với Chủ đề “Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân: Từ mục tiêu đến hành động” do Báo Kinh tế và Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức ngày 24/9.
Công nhân mong sớm tăng lương tối thiểu vùng

Công nhân mong sớm tăng lương tối thiểu vùng

(LĐTĐ) Thu nhập thấp, trong khi đó, chi phí sinh hoạt tăng khiến nhiều người lao động không khỏi lo lắng. Nhiều gia đình công nhân lao động đã phải co kéo chi tiêu, cắt giảm lượng thực phẩm hàng ngày để không bị thiếu hụt chi phí sinh hoạt. Để giảm áp lực kinh tế cho người lao động thì việc tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2024 là rất cần thiết.
Người nông dân “phù phép” vùng đất trũng

Người nông dân “phù phép” vùng đất trũng

(LĐTĐ) Được xã giao cho khu đất ở vùng trũng ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng (Hà Nội), nhiều người cho rằng đầu óc anh Trần Văn Dũng “có vấn đề” khi đầu tư mô hình nông nghiệp vườn, ao, chuồng tại đây. Vậy mà từ mảnh đất quanh năm ngập úng ấy, anh Dũng đã cải tạo thành vùng đất trù phú, được “phủ xanh” bởi cây ăn quả và mô hình chăn nuôi. Ai cũng bảo anh Trần Văn Dũng biết “phù phép” cho mảnh đất này.
Sinh viên, người lao động “nghẹt thở” vì giá thuê trọ tăng cao!

Sinh viên, người lao động “nghẹt thở” vì giá thuê trọ tăng cao!

(LĐTĐ) Đến hẹn lại lên, mỗi khi vào năm học mới, việc chật vật tìm nơi ở, chịu cảnh giá phòng trọ đồng loạt tăng cao khiến gánh nặng tài chính đè nặng lên vai nhiều phụ huynh và các sinh viên theo học ở Hà Nội. Không chỉ sinh viên, việc phòng trọ tăng giá từ 10 - 30% trong thời gian ngắn cũng khiến không ít người lao động gặp khó khăn, thậm chí phải bỏ phố về quê.
Công nhân khó mua nhà vì thu nhập thấp!

Công nhân khó mua nhà vì thu nhập thấp!

(LĐTĐ) Hiện nay, nhu cầu về nhà ở rất lớn, thành phố Hà Nội cũng đang triển khai nhiều dự án nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu của công nhân lao động và người lao động có mức thu nhập thấp. Song thực tế cho thấy, với mức thu nhập trung bình 6 - 9 triệu đồng/người/tháng, hầu hết công nhân lao động không có nhiều khả năng tích lũy tài chính để mua nhà ở xã hội.
Đoàn đại biểu LĐLĐ TP.HCM dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Đoàn đại biểu LĐLĐ TP.HCM dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng

(LĐTĐ) Ngày 19/8, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
TP.HCM: Vinh danh 11 cá nhân nhận Giải thưởng Tôn Đức Thắng năm 2023

TP.HCM: Vinh danh 11 cá nhân nhận Giải thưởng Tôn Đức Thắng năm 2023

(LĐTĐ) Kỷ niệm 135 ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), ngày 19/8, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức lễ trao Giải thưởng Tôn Đức Thắng lần thứ 23, năm 2023.
Làm giàu từ hoa ly

Làm giàu từ hoa ly

(LĐTĐ) Nhờ chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp từ trồng lúa sang trồng hoa ly - một trong những loài hoa đẹp và được ưa chuộng nhất thế giới, gia đình anh Trịnh Trường Giang ở thôn Hữu Cước, xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
TP.HCM: Người cao tuổi không còn phải đến bưu điện nhận lương hưu

TP.HCM: Người cao tuổi không còn phải đến bưu điện nhận lương hưu

(LĐTĐ) Nhân viên bưu điện tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ thực hiện việc chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH) bằng tiền mặt đến tận nhà cho người từ 80 tuổi trở lên, người hưởng dưới 80 tuổi trong trường hợp ốm đau, khó khăn đi lại.
Nghề “già” cần tay thợ trẻ

Nghề “già” cần tay thợ trẻ

(LĐTĐ) Thời gian qua, các làng nghề truyền thống của thành phố Hà Nội ngày càng được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế biết đến, qua đó, giúp lao động địa phương có nguồn thu nhập ổn định. Song, thực tế cho thấy, hiện nay, tại các làng nghề, nguồn nhân lực trẻ đang thiếu hụt, nhất là lao động trẻ có tay nghề. Do đó, cùng với phát triển thị trường thì việc thu hút lao động trẻ gắn bó với nghề truyền thống cũng là vấn đề cần được quan tâm.
Xem thêm
Phiên bản di động