Cơ chế lương, bảo hiểm cần tính đến đặc thù ngành
6 năm ra trường mới là “xóa mù” ngành Y
PGS.TS.BS Vũ Xuân Phú. Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương chia sẻ vấn đề với phóng viên. |
Hiện nay, xã hội “chất” lên vai những bác sĩ nhiều sứ mệnh nặng nề, cao cả, nhưng cũng “cứa” lên trái tim họ đầy những vết thương. Đời sống khó khăn, những rủi ro nghề nghiệp luôn rình rập các bác sĩ hàng ngày. Cùng với đó, áp lực y đức đè nặng lên tâm trí, rồi nữa nạn bạo hành nhân viên y tế,…đã khiến cho một bộ phận không nhỏ nhân viên y tế cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Thậm chí, đã có bác sĩ phải bỏ nghề.
Xưa nay, nghề Y vẫn được đánh giá là nghề cao quý, nhưng vô cùng vất vả, cả trí óc và sức lực. Đối với những người học ngành Y, ngay khi bước chân vào nghề họ đã phải trải qua một quá trình tuyển chọn và đào tạo khắc nghiệt. Trong đó, vấn đề tuyển sinh đầu vào của các trường đại học y khoa cực kỳ gắt gao và luôn là một trong những trường có điểm chuẩn đầu vào cao nhất cả nước. Bởi vậy, người dân vẫn thường có câu “Nhất Y nhì Dược”,…
Ấy thế, khi trúng tuyển rồi để thành bác sĩ các sinh viên cũng phải miệt mài 6 năm trên giảng đường đại học, quay cuồng với các giờ lý thuyết, thực hành cùng với việc trực “bạc mặt” tại bệnh viện. Sau đó, họ lại phải trải qua quá trình đào tạo chuyên khoa, chuyên sâu, thực hành kỹ năng lâm sàng và thường là phải học tiếp trong khoảng 2 - 4 năm nữa để trở thành bác sĩ, và được cấp chứng chỉ hành nghề.
Trong khi đó, ở các ngành khác các sinh viên chỉ cần học 4 năm hệ đại học là ra trường và có thể làm việc luôn. Tuy nhiên, hiện lương khởi điểm của bác sĩ ra trường cũng chỉ bằng cử nhân học 4 năm. Thủ tướng Chính phủ mới phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam với cấu trúc gồm 8 bậc trình độ: Bậc 1- Sơ cấp I; Bậc 2 - Sơ cấp II; Bậc 3 - Sơ cấp III, Bậc 4 - Trung cấp; Bậc 5 - Cao đẳng; Bậc 6 - Đại học; Bậc 7 - Thạc sĩ; Bậc 8 - Tiến sĩ.
Một ca mổ của các bác sĩ và nhân viên y tế tại Bệnh viện Phổi Trung ương. |
Chia sẻ về những bất cập này, PGS.TS.BS. Vũ Xuân Phú, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, đối với nhiều ngành đào tạo khác như: Báo chí, Kinh tế, Sư phạm,…4 năm học sau tốt nghiệp ra trường, sinh viên có thể đi làm luôn là việc bình thường. Tuy nhiên, với sinh viên trường Y sau khi học tập 6 năm và tốt nghiệp ra trường mới, đó mới tạm gọi là “xóa mù” trong ngành Y. Và theo quy định, bác sĩ sau khi ra trường phải thực hành liên tục tại các cơ sở khám chữa bệnh thêm 18 tháng mới được cấp chứng chỉ hành nghề y. Như vậy, với các bác sĩ thì sự đầu tư học hành là rất nhiều.
“Thông thường một bác sĩ tốt nghiệp trường Y mất 6 năm, học tiếp bác sĩ nội trú (3 năm), để có chứng chỉ hành nghề tổng cộng mất khoảng 10 năm. Còn với các bác sĩ sau tốt nghiệp không học hệ nội trú, con đường học hành của họ phải học các lớp chuyên khoa định hướng, sau đó học bằng cấp chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, hoặc thạc sỹ, tiến sĩ thì cũng mất 10 - 12 năm mới đủ kinh nghiệm và kiến thức tự tin hành nghề”, Bác sĩ Phú nhấn mạnh.
Theo PGS. TS.Vũ Xuân Phú: “Các chế độ chính sách hiện nay đối với nhân viên y tế so với các ngành khác, tuy đã cải thiện phần nào, nhưng cũng chưa đáp ứng, cũng như chưa phù hợp với lao động, môi trường lao động, đầu tư cho đào tạo của lực lượng lao động trong ngành Y tế. Theo tôi, về lâu dài, tổ chức Công đoàn cần phối hợp với Bộ Y tế tiếp tục kiến nghị Chính phủ một số cải cách chế độ tiền lương, trực cho cán bộ y tế nói chung. Đề nghị xây dựng mức lương khởi điểm của bác sĩ cao hơn mức lương khởi điểm của bậc đại học khác cho phù hợp thời gian đào tạo. |
Học hành trong ngành Y đánh đổi rất nhiều thứ: Thời gian, tuổi trẻ, tiền bạc, cơ hội,...Đánh đổi nhiều vậy, nhưng họ chẳng nhận được bao nhiêu.Trong khi ra trường, lương, chế độ của các bác sĩ vẫn chưa được thỏa đáng. PGS. Vũ Xuân Phú phân tích: Chương trình đào tạo ngành Y được xây dựng dựa trên chuẩn năng lực, tích hợp tối đa các môn học; các chuẩn năng lực của mỗi học phần sẽ gắn kết thực sự với chuẩn đầu ra của cả chương trình. Ngoài ra, việc tích hợp còn thể hiện trong mỗi bài giảng, gắn kết kiến thức cơ sở với lâm sàng,…So với cử nhân đại học ở các ngành khác, thì bác sĩ sẽ phải học thêm 2 năm nữa.
Trong 6 năm học của ngành Y là học 180 tín chỉ so với các ngành khác học 4 năm, khoảng 120 tín chỉ. Trong khi, hiện nay để hoàn thành chương trình cao học là 60 tín chỉ. Như vậy, sinh viên trường Y học thêm 2 năm trong đại học tương đương với ngành khác học lên thạc sĩ, tuy nhiên muốn có bằng thạc sĩ, vẫn phải thi đầu vào, đầu ra và học theo chương trình quy định. Vậy nên hệ số lương khởi điểm tốt nghiệp ra trường khi đi làm giống nhau là điều không công bằng với ngành Y”.
Cần có đãi ngộ tương xứng
Để trở thành một bác sĩ vấn đề thời gian đào tạo là rất dài, trong khi đó, chế độ đãi ngộ lại không tương xứng và “cào bằng” so với đào tạo các ngành khác. Bởi thế, nhiều ý kiến cho rằng, chế độ dành cho các bác sĩ, nhân viên y tế chưa tương xứng và là một trong những nguyên nhân nảy sinh vấn đề tiêu cực trong ngành Y. Tuy nhiên, chia sẻ về vấn đề này PGS. Vũ Xuân Phú cho biết, đó chỉ là vấn đề mang “màu sắc” văn hóa ứng xử.
Trong ngành Y tế Việt Nam, vấn đề “phong bì” chỉ được để ý trong hệ thống bệnh viện. Và đây là một trong những hành vi không được chấp nhận. Tuy nhiên, đây là hành vi ứng xử mang nét văn hoá hàm ơn, trả ơn của người Việt, hơn nữa, chính tâm lý những người bệnh ai cũng muốn mình được phục vụ trước, tốt hơn người bệnh khác làm xuất hiện và tồn tại hành vi này. Tỷ lệ xuất hiện hành vi này không gọi là đại diện và phổ biến trong hệ thống bệnh viện và nó mang nhiều yếu tố cá nhân (từng con người cụ thể) không nên quy kết cho Ngành.
Theo quy định hiện hành, nam 60 tuổi đủ 30 năm công tác, nữ 55 tuổi đủ 25 năm công tác thì nghỉ hưu. Song đối với ngành Y, để làm được bác sĩ (tính từ thời điểm được bệnh viện ký hợp đồng) phải mất ít nhất 7-9 năm dùi mài kinh sử. Trong độ tuổi nghỉ hưu cào bằng, chắc chắn xét về số năm công tác, thang bậc lương của ngành Y rất thiệt. Đấy là chưa kể hệ số phụ cấp ngành Y, ngành vô cùng vất vả hiện đứng sau cả một số ngành như Hải quan, thậm chí cả so với NH chính sách… |
Đồng quan điểm trên, bác sĩ Đỗ Nam Khánh, Bí thư đoàn Trường Đại học Y Hà Nội chia sẻ, ở nhiều nước trên thế giới, nghề Y lọt top 10 ngành nghề có mức lương cao nhất trên thế giới. Với một bác sĩ sau khi ra trường, làm việc sau 9 năm học với mức lương tương xứng họ không phải lo lắng quá nhiều cho cuộc sống. Họ có thể sống hoàn toàn thảnh thơi, nên yên tâm cống hiến cho nghề của mình. Thế nhưng ở Việt Nam, dù là bác sĩ nội trú chuyên sâu 9 năm sau ra trường lương bậc hệ số thấp,…“Nếu các bác sĩ được hưởng lương tương xứng, thì tôi khẳng định sẽ chẳng ai quan tâm đến vấn đề phong bì, phong bao… từ đó sẽ giúp hạn chế vấn đề tiêu cực trong ngành Y tế”, bác sĩ Khánh khẳng định.
Cùng với những khó khăn trên, hiện tại, nhiều đơn vị tuyển dụng bác sĩ ngày càng đòi hỏi chuyên môn cao, nên sau khi ra trường, sinh viên Y khoa phải học thêm và thực hành nhiều năm mới có hợp đồng làm việc. Điều này đã dẫn đến ngày càng nhiều bác sĩ bị thiệt thòi về số năm công tác. Nhiều y, bác sĩ đến tuổi nghỉ hưu vẫn không đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Do đó, việc tăng bậc lương khởi điểm cho bác sĩ trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết, phù hợp với lộ trình tăng dần thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa. Bởi theo Luật Bảo hiểm xã hội, từ năm 2018, muốn hưởng lương hưu ở mức tối đa 75%, lao động nam phải đóng bảo hiểm 35 năm và lao động nữ phải đóng bảo hiểm 30 năm, tăng 5 năm so với những năm trước.
Trước những bất cập trên, đa số các bác sĩ cho rằng, việc tăng lương không nhiều so với mức sống hiện tại, nhưng đó thể hiện sự quan tâm, động viện đối với nhân viên y tế. Để họ thấy ngành Y được quan tâm và coi trọng.Từ đó các y, bác sĩ thiết tha yêu nghề, để các em học sinh, sinh viên có động lực thi vào ngành Y nhiều hơn. Bởi vậy, với đãi ngộ tương xứng sẽ tạo điều kiện cho cán bộ y tế phát huy năng lực, sở trường của mình trong công tác phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38