Chuyện về quán cơm đặc biệt dành cho người yếu thế

(LĐTĐ) Với tấm lòng tương thân tương ái, sau 3 tháng đi vào hoạt động, quán cơm 1.000 đồng do Quỹ Thiện nguyện Tâm Thương tổ chức đã trở thành địa chỉ quen thuộc dành cho lao động nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.
Cảm ơn chuyến xe nghĩa tình của Công đoàn Thủ đô Ấm áp “Bữa cơm nghĩa tình” Công an Hà Nội phát động "Hành trình giọt máu nghĩa tình năm 2022"

Những suất cơm nghĩa tình

Đều đặn, mỗi sáng thứ 2 hàng tuần, thành viên của Quỹ Thiện nguyện Tâm Thương lại tập trung tại địa chỉ 405 Bạch Đằng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để chuẩn bị những suất cơm ấm nóng, giàu dinh dưỡng tới người có hoàn cảnh khó khăn. Tờ mờ sáng, các thành viên đã đi chợ, chuẩn bị sơ chế thực phẩm. Ai nấy đều nhanh tay, chủ động thu vén phần việc của mình.

Giữa ngày hè đổ lửa của Hà Nội, mặc cho thời tiết nắng nóng và những giọt mồ hôi thấm đẫm trên gương mặt, các thành viên của Quỹ Thiện nguyện vẫn luôn nở nụ cười rạng rỡ, hạnh phúc, ân cần trao tận tay những hộp cơm còn đang ấm nóng cho người dân nghèo.

Chuyện về quán cơm đặc biệt dành cho người yếu thế
Giữa cái nóng tháng 7, các thành viên Quỹ Thiện nguyện Tâm Thương vẫn ân cần trao suất cơm 1.000 đồng cho người lao động nghèo.

Luôn đồng hành trong mọi hoạt động của Quỹ, anh Nguyễn Anh Vũ - người sáng lập Quỹ Thiện nguyện Tâm Thương vừa tận tình thăm hỏi vừa không quên dặn dò các cô, bác cần phải ăn uống đầy đủ, giữ sức khỏe.

Được biết, anh Nguyễn Anh Vũ đã có kinh nghiệm hơn 7 năm tham gia hành trình thiện nguyện và từng có thời gian dài làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, bắt gặp nhiều mô hình thiện nguyện nên anh luôn ấp ủ sẽ triển khai mô hình tương tự tại Hà Nội.

Thời gian đầu khi mới mở quán, anh Vũ khá lo lắng về việc mọi người vì mặc cảm mà không dám nhận các suất cơm của Quỹ. Anh Vũ cho biết, “Của biếu là của lo, của cho là của nợ”, để xóa bỏ rào cản tâm lý cho người dân khi nhận những bữa cơm miễn phí 0 đồng, Quỹ Thiện nguyện Tâm Thương triển khai chương trình bán những suất cơm đầy đặn, đủ dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm với giá chỉ 1.000 đồng.

Chuyện về quán cơm đặc biệt dành cho người yếu thế
Những món ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Những ngày đầu không ít người hoài nghi về chất lượng của bữa ăn 1.000 đồng ngay tại một quận trung tâm của Hà Nội. Để mọi người biết đến, anh Vũ cùng các thành viên đã phân chia, nhờ người đưa các tờ rơi ở các khu vực ở xung quanh có nhiều người lao động. Đến nay, quán cơm của Quỹ Thiện nguyện đã trở thành điểm đến tin cậy của không ít thực khác.

Người đến với quán cơm là những người bán hàng rong, người “chạy xe ôm”, bệnh nhân nghèo và cả các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn... Mỗi người mang trong mình những lo toan, vất vả riêng, tìm đến đây đều nhận được sự chia sẻ, động viên, dù nhỏ mà thiết thực.

Cầm trên tay suất cơm đầy đặn chỉ 1.000 đồng, chị Hoàng Mai Hương (một người bán hàng rong quê ở Phú Thọ) xúc động chia sẻ: “Giữa trưa lỡ bữa, đến đây nhận về 2 suất cơm cho mình và con, với số tiền gần như không thể mua được gì trong thời buổi này, tôi cảm thấy mình được động viên, an ủi rất nhiều. Những người nghèo như chúng tôi mong rằng sẽ có nhiều hơn những mô hình thiện nguyện như vậy, giúp người nghèo vơi bớt gánh nặng mưu sinh”.

Lan tỏa tinh thần tương thân tương ái

Theo tìm hiểu của phóng viên, những món ăn tại quán đều là những món ăn dân dã như thịt kho tàu, cá kho… Dù chỉ với giá 1.000 đồng nhưng nguyên liệu chế biến món ăn đều được các thành viên lựa chọn kỹ lưỡng, mùa nào thức ấy. Từ thịt, cá đến rau, củ quả đều rõ nguồn gốc xuất xứ, các thực phẩm được chế biến và sử dụng trong ngày nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các suất cơm được các thành viên bày biện sạch sẽ, chỉn chu, đẹp mắt với mong muốn giúp cho người nhận những suất ăn vừa cảm nhận được sự ấm áp yêu thương vừa ngon miệng, ngon mắt. Qua đó, mọi người cũng cảm nhận được rõ hơn sự quan tâm, sẻ chia từ cộng đồng.

Chuyện về quán cơm đặc biệt dành cho người yếu thế
Khách hàng của quán là những người lao động nghèo, sinh viên khó khăn...

Được biết, trung bình mỗi ngày, quán cơm “405 Bạch Đằng” bán ra từ 70 - 80 suất cơm cho những khách hàng đặc biệt và chi phí để duy trì hoạt động của quán đều từ nguồn đóng góp của các thành viên Quỹ Thiện nguyện, người thân, bạn bè, những người cùng chung nguyện vọng dành những quan tâm, sẻ chia ý nghĩa với người nghèo.

Theo anh Nguyễn Anh Vũ, toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động bán những suất ăn giá 1.000 đồng sẽ được nhóm tổng hợp, công khai rồi đưa vào mục đích thiện nguyện tiếp theo. Nhiều người dân khi đến mua suất ăn 1.000 đồng thấy chương trình ý nghĩa cũng xin được đóng góp thêm với tinh thần "lá lành ít đùm lá rách nhiều".

Khi được hỏi về mục tiêu trong tương lai, anh Nguyễn Anh Vũ cho biết, anh và thành viên đều hy vọng mô hình này sẽ được nhân rộng hơn nữa. “Trước sự đón nhận của người dân, chúng tôi đang ấp ủ kế hoạch nhân lên số buổi phát cơm trong tuần, thay vì chỉ phát trong một ngày duy nhất như hiện giờ”, anh Nguyễn Anh Vũ chia sẻ.

Còn theo chị Hoàng Dung, thành viên nhóm Quỹ thiện nguyện Tâm Thương: Đồng hành với những người cùng chung tâm nguyện, lại rất chỉn chu, trách nhiệm trong từng công việc được giao, tôi thực sự rất vui và cảm kích, sẵn lòng hỗ trợ hết mình, chia sẻ công việc với các thành viên để việc làm này tiếp tục được lan tỏa, giúp cho những người lao động nghèo có thể tiết kiệm thêm chút tiền để trang trải cuộc sống mà vẫn có một bữa ăn no, ngon lành.

Cũng theo chị Dung, chứng kiến những người lao động nghèo lam lũ, đón nhận những suất cơm và ăn ngon lành, chị cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì đã góp được một chút công sức mang lại niềm vui nho nhỏ cho những người lao động nghèo đang vất vả mưu sinh.

Chuyện về quán cơm đặc biệt dành cho người yếu thế
Ngoài quán cơm 1.000 đồng nhiều thành viên của Quỹ thiện nguyện còn triển khai các hoạt động từ thiện ý nghĩa khác.

Ngoài quán cơm 1.000 đồng duy trì vào thứ 2 hằng tuần, anh Nguyễn Anh Vũ cùng các thành viên trong nhóm còn triển khai nhiều hoạt động từ thiện ý nghĩa khác, như: Mở tủ đồ miễn phí; tổ chức chuyến xe nghĩa tình đưa bà con làm ăn xa về quê ăn Tết; tổ chức các hoạt động quyên góp, chuyên chở thực phẩm, đồ dùng… tới các vùng sâu, vùng xa dành tặng đồng bào nghèo…

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Chương Dương Vũ Thị Bích Hằng, chính quyền địa phương luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho các hoạt động thiện nguyện vì người nghèo, bởi đây là việc làm có ý nghĩa, thiết thực với xã hội.

Với các mô hình góp phần lan tỏa tinh thần “lá lành đùm lá rách”, tất cả các thành viên của Quỹ Thiện nguyện Tâm Thương chỉ mong góp phần san sẻ gánh nặng cho những người lao động nghèo, những người khó khăn phải “chạy ăn từng bữa” để họ có thêm động lực vượt qua khó khăn của cuộc sống.

L.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lịch thi đấu vòng 1/8 EURO 2024

Lịch thi đấu vòng 1/8 EURO 2024

(LĐTĐ) EURO 2024 đã xác định được 16 đội lọt vào vòng 1/8. Các đội sẽ có 2 ngày nghỉ trước khi chính thức bước vào vòng đấu loại trực tiếp từ ngày 29/6.
Hà Nội tiếp nhận Đảng bộ Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc

Hà Nội tiếp nhận Đảng bộ Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc

(LĐTĐ) Chiều 27/6, Đảng ủy Bộ Khoa học và Công nghệ, Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị chuyển giao, tiếp nhận tổ chức Đảng, đảng viên Đảng bộ Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu để Hà Nội về đích nông thôn mới

Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu để Hà Nội về đích nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội phấn đấu tháng 7/2024, có 4 huyện (Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023; phấn đấu cuối năm 2024 có thêm 3 huyện (Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín) được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024; Thành phố có thêm ít nhất 40 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 35 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Trao tặng hàng nghìn suất ăn cho học sinh thi tốt nghiệp THPT

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Trao tặng hàng nghìn suất ăn cho học sinh thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Nhằm tiếp sức mùa thi cho các sĩ tử thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, Hội Chữ thập đỏ, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Huyện Đoàn Ứng Hoà phối hợp tổ chức hàng nghìn suất ăn để tặng cho các học sinh. Đây là năm thứ 3 huyện Ứng Hòa trao suất ăn yêu thương đến các sĩ tử.
Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho công nhân lao động

Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Đồng ý xây dựng đề án về “Tăng cường khám sức khỏe sinh sản; tầm soát, phát hiện sớm ung thư và bệnh nghề nghiệp cho công nhân lao động khu công nghiệp và chế xuất năm 2024 - 2025”, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong giao Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Nỗ lực bảo tồn và phát triển các giống mít đặc sản

Nỗ lực bảo tồn và phát triển các giống mít đặc sản

(LĐTĐ) Nhằm quảng bá, giới thiệu các giống mít đặc sản Hà Nội, từ đó thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, tạo đầu ra ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng mít, dự kiến từ ngày 4 - 8/7/2024, tại thị xã Sơn Tây, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tổ chức Hội thi tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024. Đây là Hội thi mít quy mô cấp Thành phố lần đầu tiên được tổ chức.
Cảnh báo chiêu lừa giả mạo nhân viên rạp chiếu phim tuyển cộng tác viên online

Cảnh báo chiêu lừa giả mạo nhân viên rạp chiếu phim tuyển cộng tác viên online

(LĐTĐ) Theo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, gần đây trên địa bàn thành phố xuất hiện thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức giả mạo nhân viên Lotte Cinema tuyển người làm cộng tác viên online, tham gia đánh giá video, phim để nhận tiền thưởng hấp dẫn.

Tin khác

Thương lắm đu đủ đực

Thương lắm đu đủ đực

(LĐTĐ) Giữa lòng Hạ, nhìn quanh vườn nhà, cây cối có vẻ cằn sức sống, riêng hàng đu đủ vẫn xanh rờn, tốt tươi. Chúng vươn ngọn giang cành đón nắng một cách ngạo nghễ dưới trời xanh mắt Hạ.
Thanh Trì: Biểu dương gia đình “Văn minh, hạnh phúc, phát triển bền vững”

Thanh Trì: Biểu dương gia đình “Văn minh, hạnh phúc, phát triển bền vững”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thanh Trì tổ chức "Ngày hội Gia đình - Chắp cánh ước mơ"; sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình "Mẹ đỡ đầu", "Đồng hành cùng con” và giao lưu, biểu dương các gia đình “Văn minh, hạnh phúc, phát triển bền vững”.
Phụ nữ TP Vinh sơ kết 3 năm thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu”

Phụ nữ TP Vinh sơ kết 3 năm thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu”

(LĐTĐ) Ngày 25/6, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Vinh tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu” giai đoạn 2022 – 2024.
Nâng cao nhận thức của phụ nữ Thủ đô trong xây dựng “Gia đình hạnh phúc, không bạo lực”

Nâng cao nhận thức của phụ nữ Thủ đô trong xây dựng “Gia đình hạnh phúc, không bạo lực”

(LĐTĐ) Năm 2023, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội đã thụ lý và giải quyết hơn 17 nghìn vụ việc về hôn nhân gia đình. Bạo lực là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc ly hôn hiện nay. Vì vậy, các cấp Hội phụ nữ Thủ đô đã không ngừng truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của phụ nữ trong xây dựng gia đình hạnh phúc, không bạo lực.
Hạnh phúc bắt đầu từ đâu?

Hạnh phúc bắt đầu từ đâu?

(LĐTĐ) Hạnh phúc là một khái niệm tưởng chừng như dễ hiểu nhưng lại vô cùng phức tạp và đa chiều. Nó không chỉ đơn thuần là một trạng thái tinh thần mà còn bao hàm nhiều yếu tố khác nhau, từ cảm xúc, tâm lý đến môi trường xung quanh.
Quận Tây Hồ tăng cường đấu tranh tội phạm ma túy

Quận Tây Hồ tăng cường đấu tranh tội phạm ma túy

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho nhân dân, Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (Công an quận Tây Hồ) tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng, chống tội phạm, tổ chức, chứa chấp trái phép chất ma túy trên địa bàn quận.
Cà phê đêm muộn

Cà phê đêm muộn

(LĐTĐ) Trong đêm khuya tĩnh lặng, ánh đèn đường mờ ảo hắt vào ô cửa sổ nhỏ của một quán cà phê ấm cúng, cô gái ngồi đó, với ly cà phê đen trên tay, nghiền ngẫm về cuộc đời và cuộc sống. Cô gái ấy - một người phụ nữ trưởng thành, tự lập và tự chủ, biết rằng hạnh phúc không chỉ đến từ những điều lớn lao mà từ cả những khoảng trống lặng lẽ.
Cảm ơn nghề đã đưa tôi đến Trường Sa

Cảm ơn nghề đã đưa tôi đến Trường Sa

(LĐTĐ) Cuộc đời người làm báo luôn gắn liền với những chuyến đi. Tuy nhiên, có một chuyến đi khiến tôi không bao giờ quên đó là chuyến công tác tại huyện đảo Trường Sa của Tổ quốc thân yêu.
Chuyện tác nghiệp của phóng viên thường trú

Chuyện tác nghiệp của phóng viên thường trú

(LĐTĐ) Ở xa toà soạn, gắn bó với địa phương nơi thường trú, dù có những thiệt thòi, thiếu thốn nhưng anh em phóng viên thường trú luôn nỗ lực làm tốt công việc của mình, đóng góp cho toà soạn, cho địa phương.
Lý do ngày 21/6 là ngày dài nhất trong năm 2024

Lý do ngày 21/6 là ngày dài nhất trong năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 21/6/2024 được coi là "ngày dài nhất trong năm" ở Bắc Bán Cầu, hay còn gọi là ngày hạ chí. Đây là thời điểm mà Trái đất đạt độ nghiêng tối đa về phía Mặt trời, tạo ra lượng ánh sáng lớn nhất trong ngày. Như vậy, ngày này không chỉ đặc biệt về độ dài mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt thiên văn học.
Xem thêm
Phiên bản di động