Chuyện những người hiến huyết tương để chữa người mắc Covid-19

(LĐTĐ) Dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu chấm dứt tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Với hy vọng chữa trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19, thời gian qua nhiều bệnh nhân từng mắc Covid-19, đã được điều trị thành công, họ đã tình nguyện đăng ký hiến huyết tương, đó là hành động đẹp mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Những “chiến sĩ thầm lặng” trong cuộc chiến chống dịch Covid-19
Chung tay chống dịch Covid-19, cô gái trẻ nấu đồ ăn tặng tuyến đầu chống dịch

Là một trong những bệnh nhân đăng ký hiến huyến tương, câu chuyện của chị Cáp Thị Yến đã tạo ấn tượng với chúng tôi. Chị Cáp Thị Yến sinh năm 1999, quê ở Hưng Yên, du học sinh Anh là bệnh nhân thứ 155 mắc Covid-19 ở nước ta. Cuối tháng 3/2020, Yến bay từ London (Anh) về tới Cần Thơ và được chuyển tới khu cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Bạc Liêu (ở thị xã Giá Rai). Sau đó, Yến có kết quả xét nghiệm dương tính và được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu cách ly, điều trị. Đến đầu tháng 4 Yến khỏi bệnh, sau đó tiếp tục được cách ly tại viện thêm 2 tuần, đến đầu tháng 5, Yến chính thức hết cách ly và đã khỏi bệnh.

2814 118069306 3285050941589652 6141581642098067452 n
Nhiều người đăng ký hiến huyết tương đã đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương lấy mẫu xét nghiệm chờ hiến (Ảnh: Ngọc Nga)

Nhớ lại quãng thời gian điều trị bệnh, Yến cho biết, khi phải cách ly trong Bạc Liêu, nhiều khi nhớ nhà, nhớ cha mẹ ở Hưng Yên muốn khóc nhưng may mắn các bác sĩ vừa điều trị, vừa tâm tình, chia sẻ với Yến, động viên đã giúp Yến có thêm động lực để điều trị bệnh. Cảm nhận và biết ơn sự tận tâm đó từ các thầy thuốc áo trắng, Yến đã cố gắng điều trị tốt, hợp tác với các y bác sĩ để sớm được khỏi bệnh, hết cách ly, được trở về nhà đoàn tụ cùng gia đình.

“Từ khi nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2 cho đến khi điều trị và khỏi bệnh tôi trải rất nhiều cung bậc cảm xúc. Ngay từ khi biết tin tôi đã rất bất ngờ, lúc đó đã lo lắng tới phát khóc, vì bản thân suy nghĩ rằng tại sao có rất nhiều người mà tôi lại là người bị nhiễm. Trong quá trình điều trị rất may mắn tôi không có biểu hiện bệnh rõ ràng, nhưng mỗi ngày thức dậy tôi đều thấy lo lắng, chỉ sợ ngày mai bệnh sẽ nặng thêm, là người từng trải qua nên tôi hiểu nỗi sợ, sự vất vả, đau đớn của người bệnh”, Yến chia sẻ.

Từ khi xuất viện cho đến nay Yến vẫn luôn cập nhật tin tức về tình hình dịch bệnh Covid-19 mỗi ngày. Những câu chuyện về các ca bệnh nặng không thể qua khỏi, cùng đó là sự vất vả của đội ngũ nhân viên y tế tuyến đầu đã thôi thúc Yến phải giúp đỡ, chia sẻ cùng mọi người, chung tay chống lại dịch bệnh. Biết đến thông tin những người đã được chữa khỏi Covid-19 có thể hiến huyết tương để cứu những người mắc bệnh, cô gái trẻ tuổi mong muốn làm một việc gì đó để góp phần vào công tác phòng, chống dịch tại Việt Nam. Vì vậy, Cáp Thị Yến quyết định đăng ký hiến huyết tương.

“Sau khi đọc được thông tin kêu gọi những người từng mắc Covid-19 đã khỏi bệnh đi hiến huyết tương, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Trước khi đi đến quyết định, tôi cũng tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc hiến huyết tương, bác sĩ đều cho biết điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe, trong khi đó, dịch đang bùng phát lại tại Việt Nam, số người mắc, số người tử vong đang tăng lên, đó là động lực thôi thúc tôi đi hiến huyết tương cứu những bệnh nhân khác”, Cáp Thị Yến chia sẻ.

Có lẽ, những ngày được các bác sĩ tận tình chăm sóc, chữa trị là khoảng thời gian không thể nào quên với những bệnh nhân mắc Covid-19. Chính sự chân thành, tận tình của các y, bác sĩ đã thôi thúc họ truyền đi năng lượng sống cho những bệnh nhân khác. Có tên trong danh sách 15 người đầu tiên đăng ký hiến huyết tương để cứu các bệnh nhân đang mắc Covid-19, bệnh nhân 196 cho hay: “Trước khi ra viện, tôi đã chủ động gọi điện xin hiến máu nhưng lúc đó tình hình dịch đã ổn định nên bệnh viện không lấy. Giờ tôi đã có cơ hội, tôi rất vui. Nhà nước, bệnh viện đã quá chu đáo và vất vả vì người bệnh, tôi nằm viện điều trị gần 3 tháng, được chăm sóc chu đáo, chúng tôi được miễn phí từ cái khăn mặt đến bàn chải đánh răng...

Dịch bệnh đến với tôi như một tai nạn không báo trước, khi nhận điện thoại báo tin dương tính, bầu trời như sụp đổ. Tôi lo lắng, hoang mang và sợ hãi, thế nhưng đau lòng nhất là một vài đồng nghiệp của tôi còn trách móc tôi thiếu ý thức, viết những lời không đúng sự thật hướng người đọc kết án tôi là con người vô ý thức trên mạng xã hội khiến dư luận dậy sóng căm phẫn, chửi bới tôi thậm tệ để đả kích tôi khi tôi đang trên giường bệnh chưa biết sống chết thế nào.

Trong lúc tôi đang ở tình trạng tồi tệ nhất cũng là lúc chính quyền địa phương, người thân, bạn bè, đồng nghiệp động viên, nhà nước, bệnh viện giang tay che chở, tận tình điều trị, chăm sóc giúp tôi khỏi bệnh trở về với gia đình, với các con đang ngày đêm ngóng mẹ. Tôi vô cùng biết ơn. Tôi tự hào và thấy may mắn khi là người Việt Nam”.

Ngoài chị Yến và bệnh nhân 196 cũng có rất nhiều người khác tham gia hiến huyết tương. Được biết, trong những ngày đầu tháng 8, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận hơn chục trường hợp được điều trị khỏi bệnh Covid-19 tới xét nghiệm sàng lọc để đăng ký hiến huyết tương. Trong số đó có một trường hợp xa nhất là một phụ nữ người Mỹ 50 tuổi, từ thành phố Hồ Chí Minh bay ra Hà Nội từ đêm trước để đăng ký hiến huyết tương.

Cứ vậy, hơn ai hết, những bệnh nhân đã từng mắc Covid-19 và đã được chữa trị thành công là những người thấu hiểu được sự mệt mỏi của những bệnh nhân đang mắc bệnh có diễn biến nặng hiện tại. Vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân, tạm gác lại những công việc còn đang dang dở, họ đã trao đi niềm hy vọng cho những bệnh nhân đang từng giờ, từng phút chiến đấu với virus SARS-CoV-2 với mong muốn sẽ đem đến sự sống cho mọi người, giúp họ vượt qua khó khăn, chiến thắng dịch bệnh để sớm được đoàn tụ với gia đình.

Tuy nhiên bên cạnh những câu chuyện sẵn sàng vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân để hy vọng có thể cứu chữa, giúp đỡ cho những bệnh nhân mắc Covid-19, thế nhưng đâu đó một số người vẫn chưa hiểu đúng về ý nghĩa của việc làm nhân văn này. Họ cho rằng, hiến huyết tương sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, chia sẻ rõ hơn về vấn đề này bác sĩ chuyên khoa II, Vũ Thị Thu Hương, Khoa khám bệnh Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, việc hiến huyết tương hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho người nhận huyết tương và người hiến huyết tương, người đăng ký hiến huyết tương sẽ trải qua quá trình sàng lọc kỹ, phải được chẩn đoán, xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B, lao, giang mai… và phải có kết quả âm tính với các virus trên. Ngoài ra, người đủ điều kiện hiến huyết tương phải có độ tuổi từ 18-65, nặng trên 50kg với nam và trên 45kg với nữ. Đặc biệt, với phụ nữ không lựa chọn những người đã mang thai nhiều lần (quá 3 lần) và có những biểu hiện bệnh khác như rối loạn đông máu.

Số lượng huyết tương tách để lấy là 600ml, sau khi lấy huyết tương người hiến sẽ được truyền bù lại lượng dịch để đảm bảo sức khỏe. Thời gian lấy huyết tương sẽ mất khoảng 2 tiếng, sau khi tách xong người hiến sẽ được theo dõi sức khỏe tại bệnh viện. Huyết tương sau khi được tách ra, đảm báo điều trị cho bệnh nhân sẽ được dự trữ, bảo quản ở nhiệt độ âm từ 18-25 độ C kể cả trong quá trình vận chuyển cũng phải được bảo quản ở nhiệt độ âm và huyết tương này có thể sử dụng trong vòng 12 tháng.

“Việc hiến huyết tương hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người hiến. Bởi huyết tương được tách ngay trong quá trình lấy và những yếu tố khác như: hồng cầu, tiểu cầu… sẽ được “đưa trả” cơ thể người hiến. Bệnh viện cũng sẽ truyền bù dịch sau khi lấy huyết tương và theo dõi sức khỏe người hiến tới 24h sau hiến”, bác sĩ Hương cho biết./.

Ng.Hoa – L. Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Luôn năng nổ, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, có nhiều đóng góp trong phong trào giảm nghèo ở địa phương - đó là những việc làm ý nghĩa được địa phương ghi nhận của chị Bùi Thu Hiền (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Chị Hiền đã thắp lên ngọn lửa nhân ái, làm ấm lòng những người kém may mắn, bất hạnh trong cuộc sống.
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hữu Hùng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) hỏi: Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 24/12, giá dầu thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh do lo ngại về tình trạng dư cung vào năm tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,6 USD/thùng, tăng 0,2%, giá dầu Brent ở mốc 73,06 USD/thùng, tăng 0,14%.
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Tại các cảng hàng không trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025 theo kế hoạch, Cục Hàng không Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp tăng cường cấp độ 1 tại tất cả các cảng hàng không.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.

Tin khác

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Luôn năng nổ, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, có nhiều đóng góp trong phong trào giảm nghèo ở địa phương - đó là những việc làm ý nghĩa được địa phương ghi nhận của chị Bùi Thu Hiền (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Chị Hiền đã thắp lên ngọn lửa nhân ái, làm ấm lòng những người kém may mắn, bất hạnh trong cuộc sống.
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

(LĐTĐ) Nhằm giúp trẻ em khiếm thị được tiếp cận với công nghệ, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã phối hợp với Tập đoàn Logitem Việt Nam triển khai dự án hướng dẫn sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh cho trẻ em khiếm thị.
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023), Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm “Tiến bước dưới quân kỳ”.
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

(LĐTĐ) Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương cán bộ làm công tác Dân số và đánh giá kết quả thực hiện công tác Dân số và Phát triển năm 2024 trên địa bàn quận.
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), phối hợp cùng Google chính thức ra mắt tính năng “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” nhằm tăng cường bảo vệ người dùng trước các hành vi lừa đảo và đảm bảo an toàn trực tuyến tại Việt Nam.
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, nâng cao chất lượng dân số cho 152 cộng tác viên làm công tác dân số tại cơ sở trên địa bàn.
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

(LĐTĐ) Tại Chương trình "Mùa xuân cho em" lần thứ 18 diễn ra tối nay (19/12), Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025.
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Ban Chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển quận Thanh Xuân tổ chức Điểm tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số và Kỷ niệm 63 năm Ngày Dân số Việt Nam (26/12/1961 - 26/12/2024) với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”.
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

(LĐTĐ) Bảy giờ sáng, bầu trời qua ô cửa vẫn đùng đục một màu xám ngoét, tôi co mình trong chiếc chăn bông dày xụ, với tay lấy điện thoại mà tưởng mình lỡ bỏ quên trong tủ lạnh đêm qua. Vừa vào Facebook, lòng tôi se sắt khi thấy dòng trạng thái của một cô bạn học cũ “Mất mẹ, con mất cả mùa xuân” kèm tấm ảnh chụp đoạn tin nhắn hai mẹ con thảo luận mẫu trang trí Tết năm nào. Dòng chữ dưới cùng tấm hình "bạn không thể nhắn tin với tài khoản này" thực sự xuyên thẳng vào tim tôi lạnh ngắt.
Độc đáo nghề làm hoa tre

Độc đáo nghề làm hoa tre

(LĐTĐ) Để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng, vào mỗi dịp Xuân về, dân làng Vệ Linh (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) làm ra những bông hoa bằng tre, lấy quả dành dành trên núi nhuộm vào phần tơ bông tạo nên hàng ngàn những giò hoa tre tuyệt đẹp để dâng lên đức Thánh, cầu mong Ngài phù hộ, độ trì cho nhân dân sức khỏe, phúc lộc…
Xem thêm
Phiên bản di động