Chuyên gia “mách nước” đầu tư khi thị trường chứng khoán ngày càng khó kiếm lời

Thị trường chứng khoán bắt đầu năm 2022 với nền định giá không còn hấp dẫn, cùng với đó sẽ có sự phân hoá mạnh giữa các nhóm cổ phiếu. Do đó, việc lựa chọn cổ phiếu nào sẽ là câu hỏi khó khăn hơn nhiều đối với nhà đầu tư.
Chính phủ yêu cầu ngăn ngừa hành vi trục lợi thị trường chứng khoán Tiếp tục những kỳ vọng chứng khoán

Định giá thị trường không còn quá hấp dẫn

Theo bà Đào Hồng Vân, Trưởng nhóm Phân tích Dữ liệu, Dịch vụ thông tin Tài chính Fiin Group, năm 2022, định giá thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang ở nền khá cao so với 2020 và những năm trước đó. Tính riêng định giá của VN-Index đang ở mức 17,2 lần.

Con số này nhìn thì có vẻ rất hấp dẫn, nhưng theo bà, có 2 điểm cần lưu ý: Thứ nhất, định giá chung của VN-Index chịu ảnh hưởng lớn của khối ngân hàng (chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị lợi nhuận và giá trị vốn hóa toàn thị trường). Trong khi đó, khối ngân hàng khi nhìn vào định giá thường tính theo chỉ số P/B (giá/giá trị sổ sách) hơn là P/E (giá/lợi nhuận cổ phiếu).

Do đó, để thấy rõ bức tranh định giá thị trường, theo bà nên so sánh nhóm ngân hàng và nhóm phi tài chính một cách riêng biệt. Theo đó, khối phi tài chính P/E hiện nay khoảng 20 lần - đang ở vùng khá cao so với lịch sử. Còn khối ngân hàng, chỉ số P/B cũng đã tiệm cận 2 lần độ lệch chuẩn so với trung bình 10 năm trở lại đây.

“Tần suất định giá 2 khối này chạm vùng cao như vậy không quá nhiều trong lịch sử 10 năm, chủ yếu nằm dưới vùng cao này. Như vậy, chúng ta đang bắt đầu năm 2022 với nền định giá không còn thấp so với trước đây nữa” – bà Vân cho biết.

Do vậy, theo bà, trong quá trình xây dựng danh mục, lựa chọn cổ phiếu đầu tư, nhà đầu tư cần lưu ý 2 điểm: Thứ nhất, trên nền định giá cao như vậy, để cổ phiếu có cơ hội tăng tiếp thì thì lợi nhuận doanh nghiệp phải tăng tương ứng hay thậm chí cao hơn P/E. Những cổ phiếu nào có tăng trưởng lợi nhuận dự kiến năm 2022 thấp hơn P/E thì sẽ nằm trong vùng rủi ro.

Thứ hai, liệu tăng trưởng đó có bền vững, có thể tiếp tục kéo dài trong năm 2023 hay không. Bà lấy ví dụ về câu chuyện cổ phiếu ngân hàng hay cổ phiếu thép trong năm 2021, giá tăng trưởng rất tích cực trong nửa đầu năm, nhưng khi thị trường nhìn thấy bất lợi về triển vọng lợi nhuận thì không còn duy trì được đà tăng trưởng này.

Chuyên gia “mách nước” đầu tư khi thị trường chứng khoán ngày càng khó kiếm lời ảnh 1
Thị trường chứng khoán nằm 2022 sẽ không còn dễ kiếm lời

Cổ phiếu nào sẽ còn triển vọng

Nhận định về triển vọng thị trường trong năm 2022, theo bà Đào Hồng Vân, trong năm nay, khả năng tăng trưởng khối tài chính sẽ tích cực hơn so với khối phi tài chính.

Nhóm ngành tăng trưởng mạnh năm 2021 chưa chắc đã duy trì được mức tăng trưởng tốt như thế, thậm chí là đi ngang hay giảm điểm (ví dụ ngành thép, cao su). Những nhóm ngành suy giảm do Covid-19 sẽ có cơ hội hồi phục mạnh trong năm 2022.

“Tóm lại, triển vọng kinh doanh năm nay khá là tích cực. Tôi tin đây là những động lực cơ bản, khá trọng yếu để hỗ trợ thị trường trong năm nay” – bà nói.

Nói cụ thể hơn, bà Vân đưa ra 3 chủ đề đầu tư cho năm nay.

Thứ nhất là đầu tư vào nhóm ngành tránh rủi ro lạm phát: Theo nhiều dự báo, lạm phát năm nay sẽ tăng do độ trễ hấp thụ giá nguyên liệu đầu vào. Do đó, điện và dược phẩm là nhóm ngành bà đặc biệt quan tâm do tính phòng thủ của nhóm ngành này và triển vọng hồi phục sau Covid-19. Riêng với ngành dược, một số doanh nghiệp có các nhà máy sắp đi vào hoạt động sẽ là yếu tố tích cực, hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận không chỉ trong năm 2022 mà có thể kéo dài sang cả năm 2023.

Thứ hai là đầu tư vào những nhóm ngành hưởng lợi từ đầu tư công, trong đó có nhóm ngân hàng, bất động sản, vật liệu xây dựng.

Thứ ba là đầu tư vào nhóm ngành hưởng lợi từ hồi phục sau Covid, trong đó đặc biệt chú ý đến nhóm ngành bán lẻ, ngành hàng tiêu dùng cá nhân và nhóm thủy sản.

Với bán lẻ, triển vọng năm 2022 khá phân hóa, cơ hội sẽ có thể đến các nhóm tăng trưởng lợi nhuận năm 2021 thấp hơn trung bình ngành. Còn ngành hàng cá nhân thì tăng trưởng năm 2022 sẽ xuất phát từ câu chuyện tăng trưởng thấp, thậm chí suy giảm trong 2021…

Thận trọng với nhóm cổ phiếu nào?

Cùng quan điểm, ông Đào Phúc Tường, chuyên gia tài chính đến từ CFA (Cộng đồng các Nhà phân tích tài chính Việt Nam) cũng cho rằng trong năm nay, sự phân hoá về tăng trưởng giữa các ngành sẽ vẫn rất lớn. Do đó nhà đầu tư cần chọn cổ phiếu có tăng trưởng cao hơn so với định giá hiện tại.

“Nền định giá hiện nay đã khá cao rồi, nếu tăng trưởng lợi nhuận giảm so với nền định giá thì đến cuối năm cổ phiếu đó đang đắt sẽ trở thành rất đắt, sẽ rất rủi ro cho nhà đầu tư” – ông nói.

Thứ hai là lưu ý một số cổ phiếu tăng trưởng lợi nhuận năm nay chắc chắn sẽ giảm so với năm 2021 (nhóm cổ phiếu theo chu kỳ hàng hoá như phân bón, thép, vận tải biển…) nhà đầu tư không nên kỳ vọng lợi nhuận quá cao trong năm 2022.

Hoặc nhóm doanh nghiệp tăng trưởng rất là cao nhưng trên nền lợi nhuận rất thấp của năm 2021. Với nhóm này thường giá cổ phiếu sẽ có phản ứng rất tích cực trong nửa đầu 2022, nhưng nửa sau sẽ cần thận trọng hơn.

Nhóm thứ ba cần lưu ý là nhóm cổ phiếu mang tính chất mùa vụ. Theo ông, từ đầu năm đến giờ giá cả hàng hoá đều tăng rất tốt nên giá cổ phiếu cũng phản ứng rất tích cực.

Nhưng nhà đầu tư cầnchú ý 2 yếu tố là tính mùa vụ và tính đầu cơ trên thị trường. Đặc biệt là trong bối cảnh chiến tranh Nga – Ukraine, khi mọi yếu tố đầu cơ không còn nóng nữa, giá hàng hoá sẽ điều chỉnh thì những cổ phiếu này sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nhà đầu tư cần thận trọng nhất là với những cổ phiếu thanh khoản thấp.

Theo Nhật Linh/anninhthudo.vn

https://www.anninhthudo.vn/chuyen-gia-mach-nuoc-dau-tu-khi-thi-truong-chung-khoan-ngay-cang-kho-kiem-loi-post496712.antd

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại do vi rút EV71

TP.HCM: Bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại do vi rút EV71

(LĐTĐ) Ngày 1/6, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát thông tin cảnh báo, vi rút Enterovirus 71 (EV71) gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em đã xuất hiện trở lại.
TP.HCM: Đẩy mạnh văn hoá đọc cho thiếu nhi

TP.HCM: Đẩy mạnh văn hoá đọc cho thiếu nhi

(LĐTĐ) Ngày 1/6, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Hội sách thiếu nhi TP.HCM lần IV với hơn 16.000 tựa sách và hơn 30 chương trình giao lưu, ra mắt sách, hoạt động tương tác dành cho thiếu nhi trong dịp hè tại Đường sách Thành phố.
Nâng cao hiểu biết về pháp luật và nhận diện tín dụng đen cho người lao động

Nâng cao hiểu biết về pháp luật và nhận diện tín dụng đen cho người lao động

(LĐTĐ) Tại buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến do báo Lao động Thủ đô và LĐLĐ quận Nam Từ Liêm tổ chức, các chuyên gia đã giải đáp gần 30 câu hỏi liên quan đến các chế độ, chính sách đối với người lao động như: Hợp đồng lao động, tiền lương, tiền thưởng, an toàn lao động, đặc biệt là nhận diện và tránh xa "bẫy tín dụng đen"...
Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Vừa qua, đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc, kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm. Đây là phường có số ca mắc tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Lễ hội pháo hoa DIFF 2023 Đà Nẵng đã sẵn sàng

Lễ hội pháo hoa DIFF 2023 Đà Nẵng đã sẵn sàng

(LĐTĐ) Sau 3 năm ảnh hưởng bởi đại dịch covid 19, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm nay trở lại với nhiều hoạt động sôi nổi và các màn trình diễn hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách quốc tế đến với thành phố Đà Nẵng thăm quan và chiễm ngưỡng.
Tập trung chuẩn bị cho Đại hội Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội lần thứ XII

Tập trung chuẩn bị cho Đại hội Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội lần thứ XII

(LĐTĐ) Ngày 1/6, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội về thực hiện kế hoạch tổ chức Đại hội Công đoàn ngành lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Hà Nội mở rộng thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý cấp phòng

Hà Nội mở rộng thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý cấp phòng

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chỉ đạo việc tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng khối chính quyền; xem xét, quyết định trường hợp không thực hiện thi tuyển đối với một số chức danh có yêu cầu kiện toàn cấp bách hoặc đặc thù...

Tin khác

Quy định rõ lãi suất 0% tạo sự rõ ràng, minh bạch

Quy định rõ lãi suất 0% tạo sự rõ ràng, minh bạch

(LĐTĐ) Theo nghị trình Kỳ họp thứ Năm của Quốc hội, dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ được trình vào sáng 5/6.
Xây dựng cơ chế tạo nguồn thu ngân sách

Xây dựng cơ chế tạo nguồn thu ngân sách

(LĐTĐ) Hà Nội đề nghị được giữ lại 100% các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm của Thủ đô, Vùng Thủ đô, các dự án đầu tư theo phương thức PPP, dự án phát triển đô thị theo TOD, hỗ trợ di dời các cơ sở, đơn vị thuộc danh mục phải di dời…
Phó Thống đốc NHNN: Điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”

Phó Thống đốc NHNN: Điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”

(LĐTĐ) Nói về đề xuất Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần chuyển trạng thái chính sách tiền tệ từ chặt chẽ, thận trọng sang nới lỏng thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng để đảm bảo đạt chính sách đa mục tiêu, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, bài toán khó đặt ra ở đây là NHNN phải tìm được điểm hài hoà vẫn hỗ trợ cho nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, trong điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”.
Cần quy định rõ mức giá dịch vụ thẩm định giá

Cần quy định rõ mức giá dịch vụ thẩm định giá

(LĐTĐ) Thảo luận dự thảo Luật Giá (sửa đổi), có ý kiến cho rằng, về cơ bản đã tháo gỡ được các vấn đề khúc mắc trong thẩm định giá. Tuy nhiên, cần quy định rõ mức giá dịch vụ thẩm định giá và quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của địa phương trong quản lý về giá.
Sửa đổi “hệ sinh thái” thuế

Sửa đổi “hệ sinh thái” thuế

(LĐTĐ) Trước những khó khăn của doanh nghiệp và nền kinh tế, tại phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ rất sốt ruột khi chưa thấy Chính phủ đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mà mới chỉ trình kéo dài thời hạn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho một số hàng hóa, dịch vụ bằng một nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online: Cơ quan quản lý nói cần, doanh nghiệp kêu khó!

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online: Cơ quan quản lý nói cần, doanh nghiệp kêu khó!

(LĐTĐ) Thời gian qua, làng game Việt vẫn chưa hết bất ngờ trước đề nghị của Bộ Tài chính về việc, bổ sung trò chơi điện tử (game online) vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm tại nhiều ngân hàng

Lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm tại nhiều ngân hàng

(LĐTĐ) Sacombank là ngân hàng tiếp theo giảm lãi suất huy động, giúp mặt bằng lãi suất tiếp đà đi xuống.
Thúc đẩy kinh tế vùng Đông Nam Bộ từ góc nhìn tín dụng

Thúc đẩy kinh tế vùng Đông Nam Bộ từ góc nhìn tín dụng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã 2 lần giảm lãi suất điều hành, có chính sách cơ cấu giãn nợ… nhưng như vậy là chưa đủ để giúp doanh nghiệp phục hồi. Các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mong muốn chính sách tiền tệ của NHNN cần chủ động, linh hoạt để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay tiêu dùng

Các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay tiêu dùng

(LĐTĐ) Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, tín dụng 4 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng khá thấp, chỉ đạt 3,04%. Nhằm kích cầu tiêu dùng, đẩy vốn ra nền kinh tế, nhiều ngân hàng thương mại đã tung ra các gói tín dụng cho vay tiêu dùng với lãi suất hợp lý.
Ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử

Ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử

(LĐTĐ) Theo Cục Thuế thành phố Hà Nội, hệ thống hóa đơn điện tử phục vụ cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế đã được ngành Thuế triển khai trên phạm vi toàn quốc từ ngày 1/7/2022. Và hiện tại, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân kinh doanh đã chuyển đổi đồng bộ sang sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy truyền thống. Điều này đem lại nhiều lợi ích cho cả người nộp thuế và các cơ quan quản lý Nhà nước.
Xem thêm
Phiên bản di động