Tiếp tục những kỳ vọng chứng khoán

Đón Tết Nhâm Dần, nhà đầu tư trên sàn chứng khoán đã trải qua đầy đủ các cung bậc cảm xúc, từ rộn ràng khi danh mục lãi lớn đến thở dài khi tài khoản “bốc hơi”.
Nhà đầu tư nên hạ dần tỷ trọng cổ phiếu về mức cân bằng và hạn chế mua mới Thị trường chứng khoán phát triển theo đúng định hướng

Sau hơn 1 thập kỷ ảm đạm, từ khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007 - 2008, chứng khoán Việt đã lại có những ngày háo hức, say mê, kể cả khi thị trường lên đỉnh hay xuống đáy.

Thị trường chứng khoán được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Ảnh: Thanh Hải  
Thị trường chứng khoán được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Ảnh: Thanh Hải

Năm của những kỷ lục

Số liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, năm 2021, chứng kiến số lượng tài khoản đầu tư chứng khoán gia tăng kỷ lục. Thống kê đến hết tháng 11/2021, tổng số tài khoản chứng khoán là 4,08 triệu trong khi thời điểm cuối năm 2020 mới chỉ đạt 2,77 triệu tài khoản.

Thực tế, dù hứng chịu tác động mạnh của đại dịch Covid-19 nhưng thị trường chứng khoán (TTCK) lại có bước tăng trưởng vượt bậc, đánh dấu bằng sự kiện chỉ số VN-Index nhiều lần thiết lập đỉnh lịch sử mới, đỉnh cao nhất là vào ngày 25/11 khi VN-Index chạm mốc 1.500,81 điểm. Đây là đỉnh lịch sử đã thiết lập trong suốt lịch sử 20 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam với hai lần chạm tới vào năm 2007 và 2018.

Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu cũng tăng mạnh. Tính đến ngày 28/12, mức vốn hóa thị trường đạt 7.729 nghìn tỷ đồng, tăng 46% so với cuối năm 2020, tương đương 122,8% GDP năm 2020.

Đáng chú ý, nếu trước đây, thị trường dẫn dắt bởi các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư ngoại thì năm 2021, thanh khoản trên thị trường cổ phiếu bùng nổ và tăng mạnh nhờ dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước. Tính chung từ đầu năm, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 26.564 tỷ đồng/phiên, tăng 258% so với bình quân năm 2020.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Trần Văn Dũng chia sẻ, năm 2021, khối ngoại bán ròng khoảng 2,3 tỷ USD, trong đó rút tiền khỏi TTCK khoảng 1,2 tỷ USD, tính đến 21/12. Con số này tăng không nhiều so với mức 1,05 tỷ USD của năm 2020. Nhà đầu tư nước ngoài dù bán ròng, vẫn giữ một phần lớn tiền trên tài khoản.

Cũng theo ông Trần Văn Dũng, hiện giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài khoảng 53 tỷ USD, trong khi hồi đầu năm khoảng 45 tỷ USD. Dù rút ròng, tài sản khối ngoại trên thị trường này vẫn tăng. Việc vốn ngoại rút ròng không đáng lo ngại, dòng tiền nội mạnh, TTCK vẫn có những phiên giao dịch bùng nổ.

Những điều chỉnh

Sau những ngày rộn ràng, vài tuần gần đây, thông tin về việc tỷ phú Trịnh Văn Quyết bán chui và Tân Hoàng Minh bỏ cọc đã khiến nhiều nhà đầu tư hốt hoảng bán tháo. Cú “quay xe” đầu năm của thị trường khiến nhiều nhà đầu tư méo mặt. Dù họ bắt đầu nghĩ đến việc “bỏ trứng vào nhiều giỏ”, nhưng chứng khoán vẫn là một “giỏ” được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.

Năm 2022, theo dự báo trong Báo cáo Chiến lược đầu tư năm 2022 của Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1.340 - 1.730 điểm. “Mức sinh lời cao của kênh đầu tư chứng khoán trong năm 2020 - 2021 đã thu hút sự quan tâm của một bộ phận lớn nhà đầu tư cá nhân Việt Nam. Điều này sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2022, với ước tính bình quân mỗi tháng có thêm khoảng 150.000 tài khoản mở mới”- chuyên gia VDSC cho hay. Và đầu tư gì trong năm mới tiếp tục là câu chuyện được quan tâm.

Về các nhiệm vụ và giải pháp năm 2022, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đề nghị, UBCKNN tập trung, nỗ lực hơn nữa để tận dụng thời cơ thực hiện một số mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm.

5 nhiệm vụ được ông Chi nêu ra để xây dựng thị trường phát triển, minh bạch, hiệu quả gồm: Tổ chức đẩy mạnh thực hiện phổ biến Luật Chứng khoán năm 2019, tăng cường đào tạo kiến thức cho nhà đầu tư…; Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2021 – 2030; Chỉ đạo HOSE và các đơn vị thụ hưởng sớm hoàn thành đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào hoạt động đồng bộ; Tăng cường năng lực giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý Nhà nước đối với TTCK theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tái cấu trúc TTCK.

Theo Hà Lâm/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/tiep-tuc-nhung-ky-vong-chung-khoan.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng phát hiện án oan sai, đẩy nhanh bồi thường thiệt hại

Chú trọng phát hiện án oan sai, đẩy nhanh bồi thường thiệt hại

(LĐTĐ) Trong phiên chất vấn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đã trả lời về việc ...
Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

(LĐTĐ) GS.TS Phạm Duy Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng Hà Nội cần bổ sung chính ...
Độc đáo tục “Tết lại” ở làng cổ Hà Nội

Độc đáo tục “Tết lại” ở làng cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Làng Yên Trường, xã Trường Yên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là một ngôi làng cổ nổi tiếng. Ít ai biết, ngoài nếp rêu phong mà ít nơi có được ...
Báo chí trong dòng chảy chuyển đổi số

Báo chí trong dòng chảy chuyển đổi số

(LĐTĐ) Trong thời đại bùng nổ dữ liệu và chia sẻ toàn cầu trên mạng Internet hiện nay, báo chí cách mạng Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, ...
Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

(LĐTĐ) Làm rõ hơn về một số giải pháp phát huy nguồn lực văn hóa Thủ đô trong thời kỳ mới, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học ...
Tái diễn bẫy lừa “tour du lịch 0 đồng”

Tái diễn bẫy lừa “tour du lịch 0 đồng”

(LĐTĐ) Với chiêu thức dụ dỗ, lôi kéo tinh vi, thời gian qua, loại hình “tour du lịch 0 đồng” đã xuất hiện tại nhiều địa phương. Đối tượng bị lôi ...
Chung sức, đồng lòng vì đô thị văn minh

Chung sức, đồng lòng vì đô thị văn minh

(LĐTĐ) Thời gian qua, việc xây dựng đời sống văn hóa và đô thị văn minh luôn được các cấp, ngành, địa phương tại Hà Nội dốc sức thực hiện. “Quả ...

Tin khác

Thanh tra đột xuất để tránh rủi ro

Thanh tra đột xuất để tránh rủi ro

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri Hà Nội về thanh tra, kiểm tra các ngân hàng trong phát hành, tư vấn và bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã thanh tra đột xuất và có kết luận thanh tra tại 11 tổ chức tín dụng liên quan đến trái phiếu.
Năm nhóm đối tượng không phải nộp quyết toán thuế cá nhân

Năm nhóm đối tượng không phải nộp quyết toán thuế cá nhân

(LĐTĐ) Tổng cục Thuế cũng nêu rõ một số trường hợp sẽ không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân căn cứ theo Điểm d Khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Công văn 636/TCT-DNNCN.
Triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội

Triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Không bắt buộc xếp hạng tín nhiệm: Kích thích thị trường trái phiếu phục hồi

Không bắt buộc xếp hạng tín nhiệm: Kích thích thị trường trái phiếu phục hồi

(LĐTĐ) Ngày 5/3, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP (Nghị định 08) nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Nghị định 08 sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vừa có hiệu lực thi hành với một số điểm mới được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa khơi thông thị trường.
Khơi thông “dòng chảy”, củng cố niềm tin

Khơi thông “dòng chảy”, củng cố niềm tin

(LĐTĐ) Nghị định 08/2023/NĐ-CP (Nghị định 08) sửa đổi về trái phiếu doanh nghiệp (thay thế Nghị định 65) của Chính phủ mới ban hành như một liều thuốc khơi thông “dòng chảy” cho thị trường tài chính vốn đã bị tắc thời gian qua, đồng thời cũng cố thêm niềm tin cho các nhà đầu tư.
Từ hôm nay (6/3), các ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi

Từ hôm nay (6/3), các ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa thông tin, từ ngày 6/3, các ngân hàng thương mại đã đồng thuận giảm lãi suất tiền gửi.
Quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Ngày 5/3, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
“Tiếng thở” của doanh nghiệp

“Tiếng thở” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kết thúc năm 2022, cứ có 3 doanh nghiệp mới thành lập thì có tới 2 doanh nghiệp “chết yểu”. Những doanh nghiệp còn “trụ” lại được đang gặp vô vàn khó khăn cần được tháo gỡ.
Thủ tướng yêu cầu làm rõ thông tin “Ngân hàng rao bán nợ, tài sản đảm bảo”

Thủ tướng yêu cầu làm rõ thông tin “Ngân hàng rao bán nợ, tài sản đảm bảo”

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có 2 công văn yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm rõ một số thông tin phản ánh có nội dung về việc đói vốn, nhiều doanh nghiệp buộc phải bán cho nước ngoài để giải vây và thông tin ngân hàng rao bán nợ, tài sản đảm bảo.
Thu cân đối ngân sách từ xuất, nhập khẩu giảm 25,5% so với cùng kỳ năm trước

Thu cân đối ngân sách từ xuất, nhập khẩu giảm 25,5% so với cùng kỳ năm trước

(LĐTĐ) Đáng lưu ý, lũy kế thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2023 đạt 36.000 tỷ đồng, bằng 15% dự toán năm và giảm 25,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
Phiên bản di động