Chính phủ yêu cầu ngăn ngừa hành vi trục lợi thị trường chứng khoán
Chính phủ vừa ban hành nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2022. Nghị quyết nêu rõ, thời gian tới nền kinh tế nước ta dự báo vẫn gặp những khó khăn, thách thức từ diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch Covid-19 và biến động tình hình quốc tế, khu vực.
Xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém
Theo nghị quyết, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ động thực hiện hoặc khẩn trương đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp quản lý thị trường chứng khoán, góp phần minh bạch các hoạt động đầu tư trên thị trường, ngăn ngừa các hành vi trục lợi, phát triển thị trường bền vững hơn. Tăng cường giám sát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán.
![]() |
Chính phủ yêu cầu xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém. (Ảnh: VGP). |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi sát tình hình, kịp thời có các giải pháp phù hợp để tiếp tục duy trì ổn định thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Sớm hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án cơ cấu lại, xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ thông tin, ngân hàng số, thanh toán số. Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và chuyển đổi số.
Khẩn trương tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi
Một trong những nội dung quan trọng được Chính phủ yêu cầu đó là triển khai "thần tốc, thần tốc hơn nữa" Chiến dịch tiêm chủng vắc xin mùa Xuân năm 2022, bảo đảm an toàn, hiệu quả; hoàn thành việc tiêm mũi thứ 3 (mũi tăng cường) cho toàn bộ người dân thuộc diện tiêm chủng trong quý I năm 2022, đẩy nhanh hơn nữa tiêm cho trẻ em.
Tập trung nâng cao năng lực điều trị, giảm các ca bệnh chuyển nặng và giảm tối đa các trường hợp tử vong do dịch Covid-19; tiếp tục tăng cường y tế cơ sở, y tế dự phòng ngay tại cấp cơ sở, chú trọng nâng cao năng lực điều trị, nâng cấp các trang thiết bị y tế ở các trung tâm điều trị lớn.
Bộ Y tế được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thiện Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (2022-2023) trình Chính phủ xem xét, ban hành trong tháng 2/2022.
Tiếp tục theo dõi sát sao, chủ động nắm chắc, dự báo diễn biến của dịch; tuyệt đối không chủ quan, không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với biến thể Omicron và các biến thể mới. Chịu trách nhiệm cung ứng đầy đủ vắc xin phòng Covid-19.
Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế triển khai khẩn trương mua, tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi theo Nghị quyết riêng của Chính phủ về việc này. Tiếp tục cập nhật, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy trình, phác đồ, theo dõi y tế, chăm sóc, điều trị tại nhà đối với các trường hợp nhiễm Covid-19, các ca bệnh nhẹ, trường hợp tiếp xúc gần.
Thúc đẩy sản xuất trong nước vắc xin phòng Covid-19 theo tinh thần nhanh nhất về thủ tục hành chính và bảo đảm các yêu cầu về khoa học, chuyên môn. Chủ động công bố, cho phép nhập khẩu, sản xuất thuốc điều trị trong nước theo quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, chống đầu cơ, tiêu cực.
Giao Bộ Y tế khẩn trương xem xét, quyết định theo thẩm quyền cho phép việc lưu thông, phân phối thuốc điều trị Covid-19 theo quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn, khoa học, phù hợp, hiệu quả.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan sớm công bố lộ trình mở cửa lại hoạt động du lịch. Cụ thể, phấn đấu mở cửa du lịch trên phạm vi toàn quốc trước ngày 30/3/2022, chậm nhất là ngày 30/4/2022. Theo dõi sát diễn biến của dịch bệnh để có biện pháp quản lý lễ hội phù hợp với tình hình, bảo đảm an toàn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Những lưu ý khi sử dụng lao động chưa thành niên

Định vị thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô

Hà Nội: Cháy nhà 5 tầng trong đêm, cảnh sát cứu thoát 2 người mắc kẹt

Đồng Nai: Hơn 700 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?
Tin khác

Ngăn chặn việc thao túng, sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng
Tài chính 24/11/2023 11:16

Siết chi tiêu cho tăng lương
Tài chính 23/11/2023 12:33

Giảm thuế VAT để “cứu” doanh nghiệp trong ngắn hạn
Tài chính 23/11/2023 12:20

Việt Nam hưởng lợi gì khi tham gia thuế tối thiểu toàn cầu?
Tài chính 22/11/2023 17:33

TP.HCM: Đề xuất tăng chi đầu tư công hơn 80.000 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2025
Tài chính 22/11/2023 13:03

“Gỡ khó” về vốn cho thị trường bất động sản
Tài chính 21/11/2023 11:37

Hà Nội: Đột phá trong thanh toán không dùng tiền mặt
Tài chính 17/11/2023 19:59

Thêm công cụ bảo vệ người mua bảo hiểm
Tài chính 17/11/2023 11:33

Lãi suất hạ sâu, doanh nghiệp vẫn kêu khó
Tài chính 16/11/2023 15:03

Trái phiếu ngân hàng có còn hấp dẫn?
Tài chính 15/11/2023 21:23