Chuyên gia “mách nước” bảo quản thực phẩm đúng cách dịp Tết
Cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán Tăng cường phòng, chống “giặc lửa” dịp Tết |
Tết Nguyên đán cổ truyền ở nước ta là dịp để gia đình sum họp, đoàn tụ, thăm hỏi lẫn nhau và các món ăn ngon là điều không thể thiếu. Vì lẽ đó hầu hết các gia đình ở Việt Nam đều có thói quen trữ một số lượng thực phẩm thiết yếu để tiêu dùng trong dịp Tết cổ truyền dân tộc… Tuy nhiên, nếu không bảo quản đúng cách, thực phẩm rất dễ bị hỏng và có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng việc tích trữ thực phẩm ngày Tết để dùng dần là một việc làm cần thiết nhằm hạn chế ra ngoài đường và tiếp xúc với nhiều người. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên tích trữ quá nhiều món ăn, chỉ mua vừa đủ, tránh lãng phí, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc lựa chọn và bảo quản thực phẩm đúng cách ngày Tết là vô cùng cần thiết (Ảnh minh họa) |
Trước khi hướng dẫn về bảo quản thực phẩm, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh lưu ý rằng thông thường, tủ lạnh gia đình thường có hai ngăn là ngăn đá và ngăn mát. Để đồ ăn tươi ngon, đủ chất dinh dưỡng, khi sử dụng tủ lạnh, mọi người nên lưu ý sắp xếp thực phẩm theo đúng các ngăn đã được phân chia trong tủ lạnh: Đồ đông lạnh xếp vào ngăn đá, rau để ngăn cuối cùng.
Thực phẩm bỏ vào ngăn đá có thể đặt xuống nhiệt độ -10 độ C, -12 độ C, thậm chí có loại tủ lạnh có thể đạt đến -18 độ C. Ở ngăn đá do nhiệt độ thấp nên việc ức chế vi sinh cao có thể bảo quản đồ ăn trong hàng tuần. Còn ở ngăn mát thực phẩm được giữ ở nhiệt độ 8-12 độ C, dùng cho bảo quản thực phẩm trong thời gian ngắn tầm khoảng 2-3 ngày cho các loại rau, củ quả.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều người thường coi tủ lạnh, hay tủ đông là chiếc hộp thần kỳ bởi có nhiệt độ thấp nên nó có thể lưu trữ bất kỳ thứ gì trong bao lâu tùy thích. Tuy nhiên, đây lại là quan điểm sai lầm rất nguy hiểm cho sức khỏe. “Nhiều gia đình vào dịp Tết thường tích trữ lương thực thực phẩm quá nhiều trong tủ lạnh và quan niệm cho rằng cứ nhét vào trong tủ lạnh là an toàn là không phải. Thậm chí rất nguy hiểm”, chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh nêu.
Đối với việc bảo quản thực phẩm, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh đã đưa ra một số hướng dẫn cụ thể: Trong tủ lạnh có những thực phẩm tươi sống hoàn toàn như thịt, cá nhưng cũng có những loại thực phẩm đã được nấu chín như giò, chả. Nếu chúng ta để chung cùng một nơi sẽ xảy ra hiện tượng “nhiễm chéo” từ những thực phẩm tươi sống sang thực phẩm chín.
Bên cạnh đó, cần chia nhỏ thực phẩm thành từng phần trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản. Khi nhiệt độ hạ xuống để thực phẩm đông cứng lại, người nấu thường mang ra cả khối thực phẩm và dùng dao chặt nhỏ lấy một phần để sử dụng, thì phần thực phẩm không sử dụng tới sẽ bị tan đá và lại bị nhiễm vi khuẩn.
Vì vậy, nếu sử dụng thực phẩm kích thước lớn chúng ta nên làm sạch sau đó thái thành từng miếng vừa phải cho từng bữa ăn, bọc lại rồi mới bỏ vào trong tủ lạnh để khi ăn chúng ta ăn phần nào lấy ra phần ấy. Các gia đình nên ăn phần nào hết phần đó, không nên bới ra bới vào lẫn lộn thức ăn cũ và mới.
Về rã đông, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh lưu ý, khi lấy thực phẩm từ trong tủ lạnh, chúng ta thường có thói quen cho vào nước nóng để làm tan đá, làm lãng phí chất dinh dưỡng bởi vì tế bào bị vỡ ra, thoát ra ngoài cùng nước, làm giảm chất dinh dưỡng. Do vậy, việc rã đông bằng cách cho thực phẩm từ ngăn đá xuống ngăn dưới để làm tăng nhiệt độ từ từ sau đó mang ra ngoài thì thực phẩm sẽ tan đá và không bị mất chất dinh dưỡng.
Việc lựa chọn thực phẩm, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh cũng lưu ý nên chọn ưu tiên lựa chọn các loại, củ quả để bảo quản được lâu và lưu ý không phải cái gì nhét tủ lạnh cũng là tốt. Ví dụ như khoai tây cần bảo quản bên ngoài…
“Ngoài ra, các gia đình phải thường xuyên chú ý đến việc vệ sinh tủ lạnh. Bởi trong tủ lạnh gia đình thường có hiện tượng đọng đá, những nước đá đọng này có thể mang những vi khuẩn của những thực phẩm trước vô hình chung khiến thực phẩm bị lây nhiễm vi khuẩn”, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, đối với thực phẩm đã mua về hoặc thực phẩm đã được bảo quản thì bất cứ thứ gì có vẻ hoặc có mùi đáng ngờ nên được vứt đi. Đừng tiếc vì đó là thực phẩm đắt tiền. Hãy nghĩ rằng mình vừa thành công trong việc loại bỏ mầm bệnh đe dọa gia đình; kiểm tra kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn. Nhiều sản phẩm ngoài thịt, rau và các sản phẩm từ sữa cũng cần được bảo quản lạnh. Nếu đã sơ ý bảo quản một thứ gì đó không đúng cách, tốt nhất là người dân nên vứt nó đi. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00