Chuyện của những người “đếm gió đo mưa”

(LĐTĐ) Giữa cái im ắng của đất trời bao trùm bởi sương mù dày đặc, không có một tiếng động nào ngoài tiếng chim hót líu lo, chỉ có tiếng bước chân của những quan trắc viên Trạm khí tượng Sa Pa vang lên rõ mồn một. Họ chính là những người ngày đêm chống chọi với gió rét để gắn bó với nghề “đếm gió, đo mưa” suốt 365 ngày mỗi năm, giúp chúng ta biết thời tiết nắng hay mưa, lạnh hay nóng.
Tết của những người “bắt mạch” trời Nâng cao năng lực mạng lưới trạm khí tượng phục vụ chất lượng dự báo

Lặng lẽ giữa núi rừng

Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp lên Trạm khí tượng Sa Pa (thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai). 5h sáng, chúng tôi bắt xe ôm xuất phát từ thành phố Lào Cai lên Trạm. Theo dự báo thời tiết ngày hôm đó, nhiệt độ Sa Pa ở mức dưới 10 độ, sương lạnh của vùng đất có độ cao trung bình khoảng 1.500-1.600m so với mặt nước biển thấm vào từng lớp áo, từng cơn gió lạnh tê tái như cứa vào da thịt, mang đến một cảm giác buổi sớm vùng cao thật đặc biệt. Đường lên Trạm khá dốc, vòng vèo và trơn trượt, cái lạnh khiến đường lên không hề dễ dàng.

“Đến nơi rồi cháu”, bác xe ôm chỉ tay về hướng ngọn đồi ẩn nấp trong màn sương dày đặc. Sau hơn một giờ đồng hồ di chuyển, chúng tôi đã thấy thấp thoáng trong mây, ngôi nhà dinh Thống sứ Bắc Kỳ xưa, được xây bằng đá từ thời Pháp, giờ là Trạm khí tượng Sa Pa. Đón chúng tôi là chị Phạm Thị Vân Anh, Trạm Trưởng Trạm khí tượng Sa Pa.

Chuyện của những người “đếm gió đo mưa”
Quan trắc viên đang thực hiện nhiệm vụ.

Như các quan trắc viên khác mà tôi từng gặp, chị Vân Anh điềm đạm, ít nói, với nụ cười duyên dáng, có lẽ đó là đặc thù nghề nghiệp đã tạo cho họ tính cách như vậy. Chị Vân Anh dẫn tôi đi tham quan một vòng, Trạm khí tượng nằm trên lưng chừng đồi.

Khoảng đất rất rộng, nhiều cây cối càng làm cho không gian ở đây thêm phần tĩnh lặng. “Không gian tĩnh lặng như này liệu có lúc nào sôi động không chị?”, tôi hỏi. “Có chứ. Lúc mưa gào, gió thét, lúc chim muông gọi bầy, tiếng dế kêu khi đêm xuống. Nhiều lúc thèm nghe tiếng còi xe máy, tiếng cười đùa, huyên náo của phố phường… mà ở đây không bao giờ có”, Trạm trưởng trạm khí tượng Sa Pa, chia sẻ.

13h, chị Vân Anh dẫn chúng tôi lên vườn quan trắc để tận mắt chứng kiến một “ốp” làm việc. Vừa lúi húi kiểm tra dụng cụ đo đạc, chị Vân Anh vừa nói, trình tự quan trắc thường gồm các công đoạn trước giờ tròn từ 11 đến 15 phút, đúng giờ tròn và sau quan trắc, với những việc như quan trắc gió, xác định trạng thái mặt đất, nhiệt độ mặt đất, xác định mây, đọc nhiệt kế khô, xác định thời tiết hiện tại, thời tiết đã qua, quan trắc khí áp…

Tất cả đều được tiến hành rất nhanh để hoàn chỉnh số liệu, thảo mã điện để kịp chuyển số liệu không chậm quá 5 phút sau giờ tròn cho Đài Khí tượng thủy văn Lào Cai, rồi đến Đài Khí tượng thủy văn Việt Bắc và chuyển tiếp về trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, để các chuyên gia phân tích thành bản tin dự báo thời tiết hàng ngày…

Chỉ tay về chiếc xe máy đã cũ, chị Vân Anh tâm sự, chiếc xe ấy đã cùng chị gắn bó trên đoạn đường từ nhà lên trạm gần 40km. Đoạn đường ấy thân thuộc đến nỗi chị có thể nhớ được có bao nhiêu khúc cua, bao nhiêu ổ gà. Còn nhớ, ngày mới về Trạm nhận công tác, có lần đi xe lên dốc không quen, cộng với việc cóng tay vì lạnh, chị đã ngã nằm ngay giữa dốc.

“Nói thế thôi, làm mãi cũng quen, công việc dù thầm lặng, nhưng chẳng ai không gắn bó với nghề. Đến phiên trực, không ai quên nhiệm vụ. Dù công việc đặc thù, dù cuộc sống gia đình của một số chị em còn khó khăn, song nhiều năm qua, cán bộ của Trạm đều hoàn thành tốt công việc được Đài Việt Bắc và Trạm giao”, chị Vân Anh tâm sự.

Tết ở ngôi nhà thứ hai

Tết là dịp để mọi người quây quần bên gia đình, người thân, nhưng với những người “đếm gió, đo mưa” ở trạm khí tượng thì ngày Tết không khác ngày thường. Độ khắt khe của công việc không cho phép các quan trắc viên bỏ sót bất cứ khung giờ nào thuộc bất cứ ngày nào nên mỗi cán bộ ở Trạm đều đã coi đây là ngôi nhà thứ 2.

Chuyện của những người “đếm gió đo mưa”
Quan trắc viên đo đạc nhiệt độ mặt đất.

Chị Vân Anh cho biết, vào dịp Tết, chị cố gắng chuẩn bị mua sắm cho gia đình sớm hơn, chuẩn bị mâm cơm cúng Giao thừa thật sớm rồi chị lên Trạm, lặng lẽ làm công việc của mình và đón thời khắc chuyển giao năm mới tại nơi làm việc.

“Còn nhớ trước đây hơn 1 năm, khi nhận được tin mình phải lên trạm Sa Pa nhận nhiệm vụ, năm đón Tết trên Trạm lần đầu tiên với thật nhiều cảm xúc. Giao thừa không được quây quần bên người thân, không được nhận lì xì mừng tuổi và lời chúc từ những người thân trong gia đình, không được nghe tiếng chuông nhà thờ ngoài thị trấn vang vọng khiến mình cảm thấy chạnh lòng, nhớ nhà”, chị Vân Anh chia sẻ.

Trạm khí tượng Sa Pa có 4 cán bộ luân phiên thay ca làm việc. Những quan trắc viên tại Trạm kể cho tôi nghe về chuyện đời, chuyện nghề và cả những kỷ niệm, biến cố không thể nào quên trong cuộc đời.

Anh Hoàng Duy Hậu, là người có hơn 6 năm gắn bó với nơi này. Anh Hậu kể, công việc tại Trạm cứ lặp đi lặp lại như máy, trực, thức, ghi chép, phát báo. Mọi việc cứ âm thầm, lặng lẽ, lặp đi lặp lại như chiếc đồng hồ quay qua từng ngày tháng, đôi lúc các chị em trong Trạm còn đùa với nhau rằng mình giống như người… tự kỷ. Một năm đủ 365 ngày.

Hỏi anh Hậu khi nào lập gia đình, anh cười ngại ngùng: “Ở nơi heo hút này, Tết lại cặm cụi với mấy chiếc máy đo đạc, chuyện gia đình, tôi chưa nghĩ tới. Khi nào có duyên sẽ gặp bạn tri kỷ, không thì cứ sống trọn với nghề”.

Trời đã về chiều, tạm biệt những quan trắc viên Trạm khí tượng Sa Pa, chúng tôi lại lên xe trở về Thủ đô với phố phường náo nhiệt, lung linh ánh đèn. Mưa phùn lất phất, hai bên đường, những cây đào cổ thụ đang khoác lên mình những bộ “cánh mới”. Hình ảnh những đồng bào người H’Mông địu cành đào xuống thị trấn Sa Pa như báo hiệu một mùa Xuân mới đang về với tràn trề ước vọng.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

(LĐTĐ) Với hơn một thập kỷ kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chủ động, đặc biệt là chăm sóc hệ miễn dịch, Care For Việt Nam (CFVN) thấu hiểu tầm quan trọng của việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe từ sớm. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò là nền tảng xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. CFVN cũng xác định tận dụng tối đa những ưu thế, kinh nghiệm và nguồn lực để kiến tạo một cộng đồng người Việt Nam khỏe mạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động