Chùa Bổ Đà - ngôi chùa mang đậm bản sắc văn hóa Việt
Tin tưởng đất nước phát triển trong giai đoạn mới Bắc Giang xây dựng vùng cây ăn quả trọng điểm quốc gia Bắc Giang có huyện đầu tiên được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới |
Chùa Bổ Đà (Tứ Ân tự) còn có tên là chùa Quán Âm nằm và thường được người dân trong vùng gọi tắt là chùa Bổ. Chùa nằm ở phía Bắc chân núi Phượng Hoàng thuộc thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi tiếng |
Chùa Bổ Đà là di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang, một trong những trung tâm Phật giáo lớn của tỉnh. “Bắc Bổ Đà, nam Hương Tích", là câu phương ngôn lưu truyền trong dân gian ngợi ca hai danh lam cổ tự thuộc Phật phái Lâm Tế, một dòng Thiền có ảnh hưởng rộng rãi nhất ở mọi miền tổ quốc Việt Nam.
Chùa được xây dựng bằng các vật liệu: Gạch nung, ngói, tiểu sành, tường bao được làm bằng đất rất độc đáo. Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường.
Ngôi chùa cổ kính với nhiều nét kiến trúc độc đáo. |
Điểm nổi bật ở chùa Bổ Đà là có vườn tháp cổ với quy mô rộng lớn. Vườn tháp chùa Bổ Đà nơi tàng lưu xá lị, tro cốt nhục thân của các tăng ni dòng thiền Lâm Tế nằm ở bên trái khu Nội tự và Vườn chùa. Đó là bãi đất nằm nghiêng theo độ cao của núi Bổ Đà có diện tích gần 8.000m2.
Bao quanh vườn tháp nhà chùa đã dùng đá núi, gạch chỉ và đất tạo nên bức tường để giữ gìn yên tĩnh giấc ngủ ngàn thu cho các những nhà tu hành đắc đạo.
Vườn tháp chùa Bổ Đà là một trong những vườn tháp đẹp và lớn nhất trong cả nước. |
Nhiều du khách đến thăm vườn tháp chùa Bổ Đà không khỏi ngạc nhiên trước sự mênh mông rộng lớn của vườn tháp. Điều độc đáo mà du khách được chiêm bái ở vườn tháp chùa Bổ Đà, đó là trong vườn có cả tháp mộ sư tăng và sư ni. Tháp mộ sư tăng trên đỉnh tháp bao giờ cũng gắn bình cam lộ đặt trên tòa sen. Tháp sư ni thì khác, đỉnh tháp mộ lại được gắn một búp sen…
Các ngôi tháp đều được kiến tạo bằng đá và gạch chỉ được bít mạch dùng vôi vữa trộn với mật mía và bột giấy bản nên rất bền và mịn. Vườn tháp cùng hệ thống kiến trúc độc đáo phần nội tự, hệ thống cổng chùa, tường đất cũ kỹ rêu phong, vườn cây đại thụ chùa Bổ Đà thật xứng danh là ngôi chùa mang đậm bản sắc văn hóa Việt.
Chùa Bổ Đà hiện nay còn lưu giữ một kho tàng di sản Hán Nôm trên nhiều loại hình và Bộ ván kinh Phật là một trong những Bộ kinh khắc gỗ cổ nhất Việt Nam với hơn 2000 mộc bản, có ý nghĩa to lớn cho việc nghiên cứu khoa học. |
Chùa Bổ Đà còn bảo lưu hơn 40 pho tượng Phật, trong đó phần lớn là tượng Phật cổ thời Lê (thế kỷ XVIII), Nguyễn (thế kỷ XIX). Ngoài ra còn có các pho tượng bài trí theo tín ngưỡng thờ Nho Giáo, Đạo Giáo và tín ngưỡng dân gian bản địa.
Hội chùa Bổ Đà từ ngày 16 tháng 2 đến ngày 18 tháng 2 hàng năm. Vào ngày hội khách thập phương thường đến rất đông. Để đi tới Chùa Bổ, từ Hà Nội đi tới thành phố Bắc Ninh, qua cầu Thị Cầu rẽ trái men đê sông Cầu 3 km là tới. Hoặc tới Thổ Hà đi tiếp theo hướng Bắc tới làng Lát rẽ phải, từ Thổ Hà tới Chùa Bổ là 3 km. Đến thăm Chùa Bổ là du khách đã được chiêm ngưỡng một địa điểm du lịch nổi tiếng của đất Kinh Bắc xưa và của tỉnh Bắc Giang ngày nay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40