Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn: Phải tiết kiệm, chống lãng phí từ những việc nhỏ nhất

(LĐTĐ) Sáng 24/3/2022, Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội” của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã làm việc với quận Cầu Giấy. Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Các sở, ngành cần chủ động, trách nhiệm nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện văn bản pháp luật HĐND các tỉnh, thành đã đổi mới, linh hoạt, thích ứng với thực tiễn từng địa phương HĐND các cấp thành phố Hà Nội: Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động

Tham dự buổi giám sát có Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai - Phó Trưởng đoàn giám sát; các đại biểu Quốc hội; đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố; lãnh đạo Ban Kinh tế-Ngân sách, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND Thành phố; các sở, ban, ngành và quận Cầu Giấy.

Báo cáo với Đoàn giám sát, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Bùi Tuấn Anh cho biết, xác định việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, quận đã chú trọng triển khai thực hiện từ quận tới cơ sở.

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn: Phải tiết kiệm, chống lãng phí từ những việc nhỏ nhất
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu kết luận cuộc giám sát

Trong giai đoạn 2016-2021, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được triển khai trong công tác quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản nhà nước, tài nguyên đất đai và quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động,…

Kết quả, công tác sắp xếp, tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập được UBND quận Cầu Giấy kiện toàn, sắp xếp từ 12 đơn vị sự nghiệp công lập xuống còn 5 đơn vị. Quận cũng đã chủ động nghiên cứu và xây dựng đề án sử dụng tài sản công của 6 đơn vị sự nghiệp công lập chưa sử dụng hết công suất vào mục đích cho thuê theo quy định tại Điều 57 Luật Quản lý sử dụng tài sản công.

Bước đầu, quận đạt được kết quả khả quan, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nâng cao, đặc biệt trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị; ý thức sử dụng tiết kiệm kinh phí ngân sách nhà nước trong hoạt động bộ máy hành chính được thực hiện nghiêm ở tất cả đơn vị. Tổng kinh phí tiết kiệm được giai đoạn 2016-2021 đạt 728.787 triệu đồng, cụ thể trên các lĩnh vực: Đầu tư công, chương trình mục tiêu, giáo dục đào tạo, y tế, kinh phí hội nghị - công tác vật tư văn phòng, mua sắm tài sản, tinh giản biên chế, dịch vụ công ích.

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng (vốn ngân sách) quận tiết kiệm được 27 tỷ đồng thông qua hoạt động đấu thầu, lựa chọn nhà thầu; tiết kiệm 1,7 tỷ đồng qua kiểm tra giám sát và đánh giá đấu thầu theo quy định; cắt giảm được 70% kinh phí hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tổ chức đoàn đi nước ngoài đào tạo, bồi dưỡng,…

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn: Phải tiết kiệm, chống lãng phí từ những việc nhỏ nhất
Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai điều hành phần thảo luận tại cuộc giám sát

Tại buổi giám sát, thành viên đoàn đã trao đổi, thảo luận các nội dung trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của quận. Trong đó, đại biểu đề nghị quận làm rõ về các nội dung: Việc ban hành chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu, công tác kiểm tra của từng nội bộ và công tác kiểm tra của cấp trên, qua kiểm tra có phát hiện được vi phạm hay không và xử lý như thế nào; Việc thực hiện các dự án chậm triển khai, đặc biệt là những dự án đã bàn giao đất nhưng chưa đưa vào sử dụng. Đối với chỉ tiêu cụ thể trong đầu tư công, phấn đấu tiết kiệm từ 10-15% tổng mức đầu tư dự án, đại biểu đề nghị quận thông tin về thực hiện chỉ tiêu này như thế nào, ở mức nào, tiết kiệm ở khâu nào.

Ngoài ra, đại biểu cũng quan tâm, đề nghị quận thông tin về tiết kiệm trong quá trình triển khai thí điểm mô hình chính quyền đô thị; Việc sử dụng hiệu quả các bằng cấp chứng chỉ trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức; Việc đánh giá, chống thất thu thuế và ứng dụng công nghệ thông tin trong kê khai thuế và sử dụng hoá đơn điện tử, nợ đọng thuế phí, tiền sử dụng tiền thuê đất của quận,…

Thay mặt lãnh đạo quận, Chủ tịch UBND quận Bùi Tuấn Anh đã tiếp thu, giải trình, làm rõ các nội dung thành viên đoàn quan tâm trao đổi.

Kết luận buổi giám sát, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đánh giá, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nội dung rất quan trọng được Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội lựa chọn để giám sát và 16 ý kiến phát biểu thẳng thắn, sâu sắc tại buổi làm việc với quận Cầu Giấy thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao của đại biểu và thành viên đoàn.

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn: Phải tiết kiệm, chống lãng phí từ những việc nhỏ nhất
Các đại biểu nêu ý kiến tại cuộc giám sát

Nhấn mạnh việc thực hiện quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Hà Nội được thực hiện rất trách nhiệm, bài bản, nhiệm kỳ nào Thành uỷ cũng có chương trình riêng, UBND Thành phố cũng triển khai công việc cụ thể liên quan đến tất cả các lĩnh vực và HĐND Thành phố cũng có nhiều cuộc giám sát,… thể hiện Thành phố triển khai rất nghiêm túc lĩnh vực này. Đối với quận Cầu Giấy, Trưởng đoàn giám sát ghi nhận những cố gắng và kết quả trong thực hiện quy định của Trung ương và Thành phố về tiết kiệm, chống lãng phí của quận, trong đó, Quận uỷ-HĐND-UBND đã có nhiều chỉ đạo và đạt kết quả rõ nét trong triển khai, đặc biệt là quản lý ngân sách nhà nước, tài sản, đất đai, lao động,…

Liên quan đến những tồn tại hạn chế, khó khăn vướng mắc, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị quận rà soát lại toàn bộ, bổ sung đầy đủ vào báo cáo để đưa ra giải pháp trong thời gian tới, từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của cấp uỷ, đến giám sát, chất vấn của HĐND quận, đặc biệt phải đẩy mạnh hoạt động giám sát của HĐND quận.

Lưu ý một số nội dung quận cần triển khai trong thời gian tới, Trưởng đoàn giám sát đề nghị quận cần tiếp tục xác định việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ rất quan trọng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phải tiết kiệm, chống lãng phí từ những việc nhỏ nhất, kết hợp tuyên truyền sâu rộng, vận động toàn thể cán bộ, nhân dân cùng thực hiện. Xác định rõ việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được thực hiện hàng đầu trong toàn bộ hệ thống chính trị, cơ quan, đơn vị các cấp, đặc biệt là nêu cao vai trò của người đứng đầu và lan toả tới từng cán bộ, nhân viên.

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn: Phải tiết kiệm, chống lãng phí từ những việc nhỏ nhất
Lãnh đạo Ban Kinh tế-Ngân sách phát biểu tại cuộc giám sát

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, quận cần có cách làm khoa học, hiệu quả, nên có những cách làm, mô hình sáng tạo để nhân rộng, đặc biệt nguồn lực có gì phải quản lý tốt, khai thác hiệu quả, từ cán bộ, thời gian, ngân sách, dự án,…

Trưởng đoàn giám sát cũng đề nghị quận rà soát lại kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng theo từng năm để đánh giá được cụ thể kết quả đạt được, định lượng rõ tiết kiệm những nội dung gì. Đồng thời chú trọng kiểm tra, giám sát, thanh tra, quan điểm là chỉ rõ những nơi làm tốt, chưa tốt để khen thưởng hoặc phê bình kịp thời, xử lý nghiêm minh những tập thể, cá nhân có vi phạm. Muốn làm được như vậy thì phải có chỉ tiêu cụ thể trong kế hoạch, xây dựng chuyên đề thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để có những mô hình hiệu quả, lan toả rộng rãi.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cũng giao các sở ngành tiếp thu ý kiến thành viên đoàn và giải quyết ngay những kiến nghị của quận trong thẩm quyền.

Thay mặt lãnh đạo quận, Bí thư Quận ủy Trần Thị Phương Hoa đã tiếp thu chỉ đạo, kết luận của Trưởng đoàn giám sát để triển khai trong thời gian tới./.

T.Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đồng Nai: Hơn 700 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

Đồng Nai: Hơn 700 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

(LĐTĐ) Trong số các danh nghiệp (DN) chậm đóng các loại bảo hiểm cho người lao động (NLĐ), có nhiều DN chậm đóng từ 51 tháng đến 108 tháng.
Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Đoàn đại biểu ngành Y tế đi dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam gồm 34 công đoàn viên tiêu biểu thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn ngành y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường, công ty dược.

Tin khác

Bàn giải pháp để Hà Nội xây dựng thành phố thông minh bền vững

Bàn giải pháp để Hà Nội xây dựng thành phố thông minh bền vững

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, một thành phố phát triển bền vững là thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh, được thể hiện thông qua những lựa chọn “thông minh”, giải pháp “thông minh”, công nghệ “thông minh”.
Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 14

Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 14

(LĐTĐ) Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố (khóa XVII) họp trong hai ngày 23 và 24/11/2023.
Xác định sông Hồng là trục không gian văn hóa sáng tạo

Xác định sông Hồng là trục không gian văn hóa sáng tạo

(LĐTĐ) Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, xác định trục không gian sông Hồng phát triển là không gian xanh, trung tâm của đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế - xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
Quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023

Quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023

(LĐTĐ) Lưu ý thời gian còn lại của năm 2023 không còn nhiều, khối lượng công việc còn rất lớn, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung cao độ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 ở mức cao nhất; phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị năm 2024.
Năm 2024 vốn kế hoạch đầu tư công của Hà Nội là hơn 81.000 tỷ đồng

Năm 2024 vốn kế hoạch đầu tư công của Hà Nội là hơn 81.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Minh Hải cho biết, theo thông báo của Trung ương, tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công năm 2024 của Thành phố là 81.033 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương là 9.451 tỷ đồng, ngân sách địa phương 71.582 tỷ đồng.
Sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với lãnh đạo Thành ủy vào tháng 12/2023

Sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với lãnh đạo Thành ủy vào tháng 12/2023

(LĐTĐ) Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho biết, vào cuối tháng 12/2023, Thành ủy Hà Nội sẽ tổ chức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với đồng chí Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy theo Kế hoạch số 186-KH/TU ngày 25/10/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy.
Thành lập ba tiểu ban phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2025-2030

Thành lập ba tiểu ban phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2025-2030

(LĐTĐ) Theo Tờ Trình số 68 ngày 22/11 của Ban Thường vụ Thành ủy, sẽ thành lập ba tiểu ban phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030 gồm: Tiểu ban nhân sự Đại hội, Tiểu ban văn kiện Đại hội và Tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội.
Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô: Xây dựng Hà Nội có tổng thể không gian phát triển

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô: Xây dựng Hà Nội có tổng thể không gian phát triển

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, đến nay, Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã hoàn thành. Đồng thời đã tổ chức lấy ý kiến chính quyền các địa phương, các cơ quan, đơn vị, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, khoa học, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư các quận, huyện, thị xã trên toàn Thành phố…
Hà Nội sẽ kiểm tra kỷ cương, kỷ luật tại 10 tổ chức Đảng năm 2024

Hà Nội sẽ kiểm tra kỷ cương, kỷ luật tại 10 tổ chức Đảng năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/11, tại Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (khóa XVII), Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết đã trình bày Tờ trình về việc ban hành Kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố.
Hà Nội: Phát triển hạ tầng số, công nghệ số trong xây dựng Thành phố thông minh

Hà Nội: Phát triển hạ tầng số, công nghệ số trong xây dựng Thành phố thông minh

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, GRDP của thành phố Hà Nội năm 2023 ước tính tăng 6,11%. Đây là con số tăng trưởng khá trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn.
Xem thêm
Phiên bản di động