Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2024
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Phổ biến chính sách mới về pháp luật lao động và nhận diện lừa đảo qua mạng xã hội" Nhiều chính sách mới liên quan lĩnh vực kinh tế có hiệu lực từ tháng 7/2024 |
Một số chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2024:
Quy định về can thiệp thị trường ngoại hối trong nước
Ngày 9/8/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 43/2024/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 23/9/2024.
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 09/2024/TT-BCT ngày 30/7/2024 quy định tính toán giá bán điện bình quân, có hiệu lực thi hành từ ngày 14/9/2024. Ảnh minh họa. |
Theo đó, quy định can thiệp thị trường ngoại hối trong nước như sau:
1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp thị trường trong nước thông qua các hình thức sau:
1.1 Mua, bán ngoại tệ với đồng Việt Nam dưới hình thức mua, bán ngoại tệ giao ngay; mua, bán ngoại tệ kỳ hạn; mua, bán quyền chọn mua, quyền chọn bán ngoại tệ hoặc các hình thức mua bán khác do Thống đốc quyết định;
1.2 Hoán đổi ngoại tệ với đồng Việt Nam;
1.3 Các hình thức can thiệp thị trường trong nước khác được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Vụ Chính sách tiền tệ chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước:
- Báo cáo Thống đốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các hình thức can thiệp thị trường trong nước khác được quy định tại điểm 1.3;
- Trình Thống đốc quyết định các hình thức mua bán khác được quy định tại điểm 1.1;
- Đề xuất phương án can thiệp thị trường trong nước báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc phê duyệt.
3. Việc bán ngoại tệ cho các dự án đã được Chính phủ bảo lãnh và cam kết chuyển đổi ngoại tệ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hướng dẫn quy trình chuyển đổi ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước cho các dự án được Chính phủ cam kết bảo lãnh và hỗ trợ chuyển đổi ngoại tệ.
4. Nội dung phương án can thiệp thị trường trong nước bao gồm: Thời gian can thiệp, loại ngoại tệ can thiệp, tỷ giá can thiệp, số lượng ngoại tệ can thiệp, hình thức can thiệp, đối tác thực hiện can thiệp và các nội dung khác có liên quan.
5. Cơ sở xây dựng phương án can thiệp thị trường trong nước:
- Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá;
- Quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước;
- Các nội dung có liên quan về tình hình thị trường ngoại tệ và/hoặc tình hình thanh khoản đồng Việt Nam;
- Các yếu tố khác (nếu cần thiết).
6. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước thực hiện phương án can thiệp thị trường trong nước đã được phê duyệt.
Chính sách tín dụng về thực hiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Thủ tướng đã ban hành Quyết định 10/2024/QĐ-TTg ngày 15/7/2024 quy định về chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, trong đó có quy định về đối tượng, mức vay, phương thức vay,… có hiệu lực thi hành từ ngày 2/9/2024 Cụ thể như sau:
* Đối tượng và điều kiện vay vốn:
- Đối tượng vay vốn: Hộ gia đình cư trú tại vùng nông thôn nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú (sau đây gọi là khách hàng).
- Điều kiện vay vốn: Khách hàng cư trú tại địa phương thuộc vùng nông thôn chưa có công trình cấp nước, công trình vệ sinh hộ gia đình hoặc đã có nhưng bị hư hỏng cần phải xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa.
Theo đó, tại Điều 4, 5,6 Quyết định 10/2024/QĐ-TTg quy định:
* Phương thức cho vay:
Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội.
* Mức vốn cho vay
- Mức cho vay tối đa là 25 triệu đồng/01 loại công trình/khách hàng.
- Khách hàng được vay vốn để đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa 02 loại công trình nước và vệ sinh môi trường hộ gia đình nhưng tổng dư nợ mỗi loại công trình không vượt quá mức cho vay tối đa của mỗi loại công trình.
* Thời hạn và lãi suất cho vay
- Thời hạn cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội thỏa thuận với khách hàng nhưng tối đa là 05 năm (60 tháng).
- Lãi suất cho vay 9,0%/năm.
- Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Cập nhật quy định về các hành vi bị cấm trong tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố
Chính phủ ban hành Nghị định 93/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 sửa đổi Nghị định 122/2013/NĐ-CP quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2024
Theo đó, khoản 5 Điều 1 Nghị định 122/2013/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định 122/2013/NĐ-CP về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Lợi dụng việc trì hoãn giao dịch, tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Tiết lộ thời gian, địa điểm, nội dung bưu gửi được bóc mở, kiểm tra, niêm phong, tạm giữ theo quy định tại Nghị định này và pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
- Tạo điều kiện, giúp sức, huy động, hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp, một phần hoặc toàn bộ tiền, tài sản, nguồn tài chính, kinh tế, dịch vụ tài chính và dịch vụ khác cho tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; tổ chức, cá nhân thay mặt, chịu sự chi phối, sở hữu, kiểm soát, được ủy quyền hoặc chỉ đạo của tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.
Bổ sung yêu cầu chung với nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp thiết địa phương sử dụng ngân sách nhà nước cấp quốc gia
Ngày 9/7/2024, Bộ trưởng Bộ KH&CN ban hành Thông tư 05/2024/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 17/2015/TT-BKHCN quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thiết địa phương sử dụng ngân sách nhà nước cấp quốc gia, có hiệu lực từ ngày 1/9/2024
Theo đó, Thông tư 05/2024/TT-BKHCN bổ sung thêm yêu cầu chung đối với nhiệm vụ KH&CN cấp thiết địa phương sử dụng ngân sách Nhà nước cấp quốc gia như sau:
Thời gian tiến hành thủ tục phê duyệt thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp thiết địa phương kể từ khi Bộ KH&CN nhận được đề xuất nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đến trước thời điểm ký kết hợp đồng thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp thiết địa phương không quá 1 năm.
Sau 1 năm mà nhiệm vụ chưa được ký hợp đồng thực hiện thì nhiệm vụ KH&CN cấp thiết địa phương cần đánh giá lại tính cấp thiết và tính mới của vấn đề KH&CN trước khi tiến hành ký kết hợp đồng thực hiện nhiệm vụ.
Để đánh giá lại tính cấp thiết và tính mới của nhiệm vụ, Bộ KH&CN có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, nơi phát sinh vấn đề KH&CN cấp thiết địa phương, khẳng định vấn đề KH&CN vẫn còn tính cấp thiết. Sau khi nhận được văn bản khẳng định tính cấp thiết của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, đơn vị quản lý chuyên môn của Bộ KH&CN tiến hành xin ý kiến tối thiểu 3 chuyên gia là thành viên Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN của chính vấn đề KH&CN cấp thiết được đề xuất.
Trong số chuyên gia được xin ý kiến có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng. Nhiệm vụ KH&CN cấp thiết địa phương được tiếp tục thực hiện khi ý kiến của các chuyên gia thống nhất đề xuất cần tiếp tục thực hiện tại Phiếu xin ý kiến. Trong trường hợp các chuyên gia có ý kiến không thống nhất, Bộ KH&CN có văn bản thông báo dừng không triển khai nhiệm vụ.
Phương pháp lập giá bán điện bình quân hằng năm
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 09/2024/TT-BCT ngày 30/7/2024 quy định tính toán giá bán điện bình quân, có hiệu lực thi hành từ ngày 14/9/2024.
Thông tư 09/2024/TT-BCT hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán giá bán điện bình quân theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Thông tư gồm 3 chương, 15 điều, áp dụng cho EVN và các đơn vị thành viên, các tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong đó, Thông tư hướng dẫn chi tiết về phương pháp lập giá bán điện bình quân hằng năm và trong năm cũng như công thức tính toán để có kết quả giá điện cuối cùng.
Theo đó, giá bán điện bình quân hằng năm và trong năm được tính toán dựa trên các chi phí khâu phát điện, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí mua các dịch vụ truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí điều hành - quản lý ngành trong giá bán điện bình quân hằng năm/trong năm.
Để có cơ sở tính toán, Thông tư cũng hướng dẫn cụ thể phương pháp lập tổng chi phí của các khâu: Phát điện; truyền tải; dịch vụ phụ trợ hệ thống điện; dịch vụ phân phối - bán lẻ điện; dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực; chi phí điều hành - quản lý ngành và lợi nhuận định mức...
Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương việc kiểm tra, rà soát và giám sát phương án giá bán điện bình quân do Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng, điều chỉnh theo quy định tại Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg và quy định tại Thông tư này.
Hướng dẫn quản lý tiền ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản
Bộ tài chính ban hành Thông tư số 57/2024/TT-BTC ngày 1/8/2024 hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và hoạt động chôn lấp chất thải tại Quỹ Bảo vệ môi trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 14/9/2024.
Theo Thông tư, Bên ký quỹ là tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác khoáng sản, hoạt động chôn lấp chất thải theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Bên nhận ký quỹ là Quỹ Bảo vệ môi trường.
Tiền ký quỹ là khoản tiền bên ký quỹ gửi vào bên nhận ký quỹ để đảm bảo trách nhiệm thực hiện các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường và xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động khai thác khoáng sản và hoạt động chôn lấp chất thải theo quy định của pháp luật và Thông tư này.
Bên nhận ký quỹ phải gửi toàn bộ tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ riêng mở tại ngân hàng thương mại. Tài khoản ký quỹ là tài khoản độc lập với các tài khoản khác tại ngân hàng thương mại của bên nhận ký quỹ và theo dõi chi tiết tiền ký quỹ và tiền lãi phát sinh từ tiền ký quỹ của từng dự án, tổ chức, cá nhân ký quỹ.
Tiền từ tài khoản ký quỹ chỉ được phép chi ra khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 37, Điều 76 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, các văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2022/NĐ-CP (nếu có) và quy chế nội bộ về việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của bên nhận ký quỹ.
Tiền ký quỹ và tiền lãi phát sinh từ tiền ký quỹ được bên nhận ký quỹ gửi tại các ngân hàng thương mại.
Lãi suất tiền ký quỹ bên nhận ký quỹ phải trả cho bên ký quỹ.
Lãi suất tiền ký quỹ phải trả cho bên ký quỹ đối với hoạt động khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định tại điểm d Khoản 5 Điều 37 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Lãi suất tiền ký quỹ phải trả cho bên ký quỹ đối với hoạt động chôn lấp chất thải thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 76 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Định kỳ 6 tháng (trước ngày 31 tháng 7 của năm báo cáo và ngày 31 tháng 3 của năm sau năm báo cáo), bên nhận ký quỹ phải gửi Thông báo số dư ký quỹ và tiền lãi ký quỹ phải trả cho bên ký quỹ tại thời điểm 30 tháng 6 và 31 tháng 12 của năm báo cáo theo Phụ lục 3 của Thông tư này và công khai trên trang thông tin điện tử hoặc tại Trụ sở của bên nhận ký quỹ. Đối với báo cáo năm, bên nhận ký quỹ phải gửi kèm theo Báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ phải được thuyết minh chi tiết tình hình tăng, giảm trong Báo cáo tài chính hằng năm của bên nhận ký quỹ. Bên nhận ký quỹ phải thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính hằng năm theo quy định của pháp luật.
Việc kiểm toán, kiểm tra, thanh tra việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của bên nhận ký quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37