Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế nhằm góp ý xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Sáng 2/10, Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Tọa đàm “Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại - Kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo cho Việt Nam”, nhằm đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Sửa Luật Thủ đô: Ưu đãi cho phát triển khoa học, công nghệ Cho phép cơ sở giáo dục phổ thông công lập liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài Sửa Luật Thủ đô: Đồng bộ trong phát triển đô thị và hệ thống giao thông

Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn và Chủ tịch Hội đồng Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đồng chủ trì Tọa đàm. Tham dự Tọa đàm có các đại biểu đến từ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, cùng các trí thức, nhà ngoại giao từng sinh sống và làm việc tại nước ngoài.

Phát biểu tại Tọa đàm, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, đây là Tọa đàm nhằm góp ý kiến xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đầu tiên với chủ đề tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, dù trong quá trình xây dựng Luật đã tổ chức nhiều tọa đàm, hội thảo tham khảo ý kiến. Phó Chủ tịch Lê Hồng Sơn cũng bày tỏ mong muốn nhận được nhiều ý kiến góp ý của các đại biểu, đại sứ, nguyên đại sứ, các nhà ngoại giao…

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế nhằm góp ý xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
Theo Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn, Luật Thủ đô là một đạo luật đặc biệt.

Theo ông Lê Hồng Sơn, việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành Luật Thủ đô năm 2012. Đồng thời tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội, đi trước, mở đường, tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội xứng tầm với vị trí, vai trò, trách nhiệm là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Thực tế cho thấy, qua hơn 9 năm thi hành Luật Thủ đô, việc thực hiện một số mục tiêu, giải pháp, quy định đề ra trong Luật còn nhiều tồn tại, hạn chế trong các lĩnh vực: Xây dựng; Quản lý sử dụng đất đai; Cơ chế tài chính, chính sách liên kết vùng, nhất là các chính sách thu hút nguồn lực, thu chi ngân sách để thúc đẩy đầu tư phát triển; Chính sách an sinh xã hội, phát triển giáo dục, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường,…

Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế nêu trên là do pháp luật về Thủ đô chưa đầy đủ, kịp thời, chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả của các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô với vị trí, vai trò là trái tim của cả nước. Một số quy định của Luật Thủ đô chủ yếu mang tính nguyên tắc, định hướng chung, thiếu quy định về các cơ chế đặc thù cụ thể. Mặt khác, sau khi Luật Thủ đô có hiệu lực, có nhiều đạo luật chuyên ngành được ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 có quy định khác với Luật Thủ đô về cùng một vấn đề hoặc bãi bỏ quy định của Luật Thủ đô. Việc chưa có quy định về áp dụng Luật Thủ đô đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong việc thi hành…

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế nhằm góp ý xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
Toàn cảnh Tọa đàm

Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, Luật Thủ đô (sửa đổi) là một đạo luật đặc biệt, có nhiều cơ chế đặc thù, đột phá, có phạm vi tác động rộng, khác biệt với nhiều luật và văn bản dưới luật hiện hành, tác động đến thẩm quyền của nhiều cơ quan Trung ương; một số vấn đề mới, đột phá có nội dung phức tạp, khó về kỹ thuật lập pháp. Chính vì vậy, việc xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, nhiều ý kiến khác nhau cả về quan điểm và việc đưa thành những điều luật cụ thể.

“Không phải giao quyền cho Thủ đô để Thủ đô được hưởng lợi gì cả, mà để Thủ đô hoàn thành sứ mệnh, chức năng là Thủ đô của của nước. Trong Luật không chỉ có cơ chế thuận lợi cho Hà Nội mà cũng giao cho Hà Nội trách nhiệm rất nặng nề, Luật cũng có rất nhiều chế tài yêu cầu Thủ đô phải thực hiện”, ông Sơn nói, đồng thời nêu rõ, lần này Luật Thủ đô sửa đổi toàn diện, nhằm chọn ra cơ chế vượt trội, khác biệt, nhưng chính sách phải thật sự phù hợp, khả thi để Thủ đô giải quyết được các vấn đề đang bức xúc hiện nay.

Tại Tọa đàm, bà Nguyễn Quỳnh Liên - Trưởng ban Dân chủ, Pháp luật (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) đã tham luận về phân quyền, phân cấp cho chính quyền Thủ đô và các cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực Nhà nước của chính quyền Thủ đô - kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo.

Đồng thời, bà Đoàn Thị Tố Uyên - Trưởng khoa Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội tham luận về chính sách phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, thu hút, trọng dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô - Kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo.

Cũng tại Tọa đàm, ông Lê Đình Vinh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Vietthink chia sẻ các chính sách giải pháp thu hút nguồn lực phát triển Thủ đô, đặc biệt là thu hút nhà đầu tư chiến lược; ông Nguyễn Đăng Quang - Ủy viên Ban Thường vụ Hội đồng Quỹ chia sẻ về định vị Thủ đô trong chiến lược phát triển quốc gia - kinh nghiệm của Indonesia. Đồng thời, nhiều đại sứ, nguyên đại sứ đã phát biểu, thảo luận, chia sẻ về các mô hình, hoạt động quản trị, cơ chế, chính sách… tại các quốc gia khác quy định cho Thủ đô.

Phát biểu kết luận Tọa đàm, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cảm ơn sự góp ý quý báu của các vị đại biểu và mong muốn sẽ tiếp tục nhận được các ý kiến đóng góp từ các đại sứ, nguyên đại sứ, các thành viên của Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam cho dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An: Các doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó

Nghệ An: Các doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó

(LĐTĐ) Dệt may là một trong những lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu lớn của tỉnh Nghệ An. Toàn tỉnh hiện có hơn 50 công ty, nhà máy đang hoạt động, sản phẩm xuất khẩu sang khoảng 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.
LĐLĐ quận Long Biên kỷ niệm 20 năm thành lập, gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn

LĐLĐ quận Long Biên kỷ niệm 20 năm thành lập, gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn

(LĐTĐ) Chiều nay (8/12), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập LĐLĐ quận (9/12/2003 - 9/12/2023); gặp mặt cán bộ Công đoàn qua các thời kỳ.
Công an quận Hà Đông lắp đặt chuông báo trộm tại các tiệm vàng

Công an quận Hà Đông lắp đặt chuông báo trộm tại các tiệm vàng

(LĐTĐ) Các nút chuông báo động được lắp đặt trong khu vực quầy giao dịch các tiệm vàng, ngân hàng. Nghi vấn có kẻ gian hoặc xảy ra tình trạng đối tượng cướp tiền, vàng tại đây, chủ hoặc nhân viên kinh doanh nhấn nút chuông báo động.
Hà Nội: Chủ động các phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội: Chủ động các phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2024

(LĐTĐ) Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán thường là cao điểm mua sắm, nên sức mua của người dân sẽ tăng cao hơn so với các tháng trong năm. Theo dự báo của Sở Công Thương Hà Nội về khả năng cung ứng và nhu cầu một số nhóm hàng thiết yếu, dịp cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán 2024, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 40.900 tỷ đồng (tăng 10% so với Tết năm 2023).
Cảnh sát giao thông Hà Nội tập trung phòng ngừa ùn tắc giao thông dịp cuối năm

Cảnh sát giao thông Hà Nội tập trung phòng ngừa ùn tắc giao thông dịp cuối năm

(LĐTĐ) Những ngày cuối năm, lượng người và phương tiện tham gia giao thông tăng cao. Bên cạnh đó thành phố Hà Nội đang rào chắn hè phố, thi công nhiều công trình giao thông, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra ùn tắc. Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đã huy động, bố trí lực lượng để hướng dẫn, phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông tại các điểm "nóng".
Hà Nội tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện phục vụ đón Đoàn khách quốc tế

Hà Nội tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện phục vụ đón Đoàn khách quốc tế

(LĐTĐ) Trong các ngày 12 và 13/12/2023, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra các hoạt động đón Đoàn khách quốc tế sang thăm chính thức Việt Nam. Để bảo đảm an ninh, an toàn, thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Đoàn khách quốc tế; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện...
Sơn Tây: Sôi nổi hội thi ‘Tuyên truyền phòng, chống ma túy’

Sơn Tây: Sôi nổi hội thi ‘Tuyên truyền phòng, chống ma túy’

(LĐTĐ) Ngày 8/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức hội thi “Tuyên truyền phòng, chống ma túy” của tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện.

Tin khác

Luật Thủ đô là cơ sở pháp lý để hướng đến khát vọng xây dựng Hà Nội văn minh, hiện đại

Luật Thủ đô là cơ sở pháp lý để hướng đến khát vọng xây dựng Hà Nội văn minh, hiện đại

(LĐTĐ) Sáng 1/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu Quốc hội Đoàn thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 10 đã tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với cử tri huyện Sóc Sơn sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Cần chính sách ưu tiên thực sự đột phá để phát triển nông nghiệp Thủ đô

Cần chính sách ưu tiên thực sự đột phá để phát triển nông nghiệp Thủ đô

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, nông nghiệp Hà Nội phải mang gương mặt mới: Nông nghiệp đô thị, nông nghiệp vùng ven đô, nông nghiệp trong lòng Thủ đô. Hà Nội cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn để tạo bước đột phá, tạo sự khác biệt và là động lực phát triển nông nghiệp cho các tỉnh khác.
Ưu tiên ngân sách cho đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật vùng Thủ đô

Ưu tiên ngân sách cho đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật vùng Thủ đô

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều điểm đột phá quan trọng về sử dụng nguồn ngân sách cho phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội. Nổi bật, Điều 51 và 52 (Chương V) của Dự thảo quy định các công trình, dự án trọng điểm của Vùng thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, quản lý và bảo vệ môi trường được đầu tư toàn bộ từ nguồn vốn xã hội hóa được hưởng ưu đãi.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Lĩnh vực văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục và công nghệ được ưu đãi đầu tư

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Lĩnh vực văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục và công nghệ được ưu đãi đầu tư

(LĐTĐ) Tại Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), thành phố Hà Nội ưu tiên ưu đãi đầu tư đối với các dự án mới vào lĩnh vực thể thao, văn hóa, giáo dục, y tế, công nghệ và một số ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được trình Quốc hội xem xét lần đầu tại Kỳ họp thứ 6. Qua hai phiên thảo luận tại tổ và tại hội trường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, có 117 ý kiến tham gia góp ý vào dự án Luật. Trong đó, các ý kiến của đại biểu Quốc hội đều thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi).
Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

(LĐTĐ) "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", nên trong chiến lược phát triển Thủ đô không thể thiếu chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như một khâu đột phá bảo đảm cho sự thành công. Vì vậy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần xây dựng các cơ chế đặc thù tương xứng, cụ thể và khả thi về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ưu tiên đầu tư văn hóa, giáo dục để hiện thực hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến- Văn minh- Hiện đại

Ưu tiên đầu tư văn hóa, giáo dục để hiện thực hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến- Văn minh- Hiện đại

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội mong muốn lãnh đạo Thủ đô nên ưu tiên lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ hơn là lĩnh vực kinh tế. Tập trung bảo tồn các di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội, các giá trị văn hóa người Hà Nội...
Khi Thành phố được phân quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án quy mô đến 20.000 tỷ đồng

Khi Thành phố được phân quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án quy mô đến 20.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ngoài thẩm quyền đầu tư theo quy định của pháp luật, Điều 43 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đẩy mạnh phân quyền cho Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Trong đó, phân quyền cho Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công tối đa 20 nghìn tỷ đồng.
Cần có tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét thế nào là người tài

Cần có tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét thế nào là người tài

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Các ý kiến đề nghị cần đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét như thế nào là người tài ở tất cả các lĩnh vực; trước hết là phải thu hút đúng người, sau đó mới bố trí, sử dụng đúng người thì chắc chắn mới đem lại hiệu quả và có bước đột phá.
Tạo đột phá cho giáo dục công lập chất lượng cao để tạo nguồn nhân lực tương lai

Tạo đột phá cho giáo dục công lập chất lượng cao để tạo nguồn nhân lực tương lai

(LĐTĐ) Pháp luật hiện hành chưa có quy định riêng về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học nên việc quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục này trên địa bàn Thủ đô tương đối khó khăn. Do đó, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đưa vào quy định Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định vấn đề này.
Xem thêm
Phiên bản di động