Nghệ nhân khuyết tật trọn đời "giữ lửa" làng nghề mây tre đan Phú Vinh
Hà Nội: Sắp giám sát về môi trường làng nghề | |
Xử lý ô nhiễm làng nghề: Còn nhiều vướng mắc | |
Làng nghề và cách mạng công nghiệp 4.0 |
Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung giới thiệu những mẫu mã mây tre đan (Ảnh Đỗ Đạt) |
Về làng Phú Vinh, không khó để chúng tôi tìm đến được nhà của nghệ nhân Nguyễn Văn Trung bởi lẽ, nói đến ông ở cái làng này không ai là không biết; từ cháu bé vừa tuổi cắp sách đến trường, đến cụ già râu tóc bạc phơ. Theo thời gian, cùng với tài năng, bàn tay khéo léo của mình nghệ nhân Nguyễn Văn Trung đã trở thành niềm tự hào không chỉ của làng nghề mây tre đan Phú Vinh, mà còn là niềm tự hào của nghề đan lát Việt Nam.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất vốn là cái nôi của nghề truyền thống mây tre đan, ngay từ nhỏ nghệ nhân Nguyễn Văn Trung đã được thừa hưởng sự khéo léo, niềm đam mê với nghề đan lát truyền thống từ gia đình. Những tưởng cuộc sống sẽ là “màu hồng” với ông, thế nhưng, cuối năm 1969, sau một cơn sốt “thập tử nhất sinh” ông Trung được bác sĩ thăm khám và kết luận là mắc bệnh co cơ, lao xương nên phải nằm liệt giường.
Hơn 3 năm điều trị, bệnh tình không thuyên giảm, thời gian sau ông đau đớn rớt nước mắt khi nhìn chiếc chân phải của mình bị co rút và ngắn hơn chân trái đến gần 15cm. “Đây cũng chính là bước ngoặt của đời tôi, khi đó tôi phải tập đi, tập bò rồi tập làm mây tre đan…thế rồi niềm đam mê ấy ngấm dần vào người khiến tôi thổn thức, đam mê vì nó”, ông Trung nhớ lại.
Năm 1972, Nguyễn Văn Trung được các nghệ nhân trong làng Phú Vinh và chính quyền địa phương vận động vào Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Vinh. Với đôi tay tài hoa, sự tâm huyết với nghề truyền thống của quê hương, chàng trai khuyết tật Nguyễn Văn Trung đã được xã viên hợp tác xã bầu làm Đội trưởng đội kỹ thuật. Cũng trong năm đó, sản phẩm mây tre đan của đội sản xuất do Nguyễn Văn Trung làm đội trưởng đã giành giải nhất “Cuộc thi tay nghề giỏi ở làng Phú Vinh”. Đây cũng chính là động lực quan trọng để giúp Nguyễn Văn Trung tiếp tục “giữ lửa” trong tình thế làng nghề đang “tiến thoái lưỡng nan”.
Năm 1980, Nguyễn Văn Trung tiếp tục giành giải thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo” tại Liên Xô và được nhận vào học tại chức Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Năm 1983, ông Trung được Ủy ban Khoa học Nhà nước và Bộ Đại học cử sang Cu-ba làm chuyên gia giúp nước bạn giảng dạy về làm hàng thủ công mỹ nghệ cho người dân nước bạn. Sau 5 năm học tập, nghiên cứu nghề mây tre đan ở các nước thuộc châu Mỹ La-tinh, châu Âu, trở về nước, ông Trung đã mạnh dạn sử dụng cây bèo tây để làm nguyên liệu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
Các mẫu mã mây tre đan Phú Vinh đã và đang nhận được sự tin yêu của người tiêu dùng (Ảnh Đỗ Đạt) |
Tháng 9/1987, ông Trung tiếp tục được cấp trên bổ nhiệm giữ chức Phó hiệu trưởng Trường Mỹ nghệ Hà Tây. Đầu năm 1988, nghề mây tre đan ở Phú Vinh đứng trước nguy cơ suy thoái, nhiều người dân đã bỏ nghề vì không có công ăn việc làm. Đứng trước những khó khăn đó, cũng như mong muốn gìn giữ và vực lại nghề truyền thống của cha ông, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung đã có quyết định táo bạo, xin nghỉ việc ở Trường Mỹ nghệ Hà Tây để về quê gây dựng, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống mây tre đan.
Những năm đầu thế kỷ 21, làng Phú Vinh thực sự khởi sắc, các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài về ký kết hợp đồng nhiều, người dân làm không xuể. Tháng 10/2005, ông Trung mạnh dạn thành lập Công ty TNHH Mỹ nghệ Hoa Sơn. Mục đích của ông là tạo công ăn việc làm cho người dân quê nhà và giữ nghề truyền thống gần 400 năm của ông, cha. Tiếp đó, năm 2007, ông quyết định thành lập Trung tâm Dạy nghề tư thục mây tre đan Phú Vinh để dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật.
Được biết, mỗi năm Trung tâm Dạy nghề tư thục mây tre đan Phú Vinh do ông làm giám đốc đã đào tạo từ 400 đến 500 học viên. Sau này, có nhiều người thành đạt, làm giàu từ nghề mây tre đan. Tính đến nay, trung tâm đã đào tạo được hơn 3000 người lành nghề mây tre đan (trong đó có gần một phần ba là người khuyết tật) các tỉnh như: Bắc Ninh, Hòa Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đồng Nai, Tuyên Quang…
Từ chính niềm đam mê, giữ nghề và tấm lòng nhân hậu với những mảnh đời kém may mắn, ông Nguyễn Văn Trung đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành, cũng như giấy chứng nhận nghệ nhân tiêu biểu…
Chưa bằng lòng với những gì mình đã đạt được, cũng như mong muốn sản phẩm làng nghề tiếp tục vươn xa, khẳng định vị thế làng nghề truyền thống của Việt Nam, ông Trung lại tiếp tục mày mò, tìm kiếm và sáng tạo ra những sản phẩm mới, thiết thực với đời sống, cùng với đó là đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, cũng như của đối tác.
Ông Trung bảo: “Khi nào còn sức khỏe, con tâm huyết, tôi sẽ cống hiến hết sức mình cho đất nước, cho quê hương và đặc biệt là cho làng nghề mây tre đan truyền thống Phú Vinh”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01