Chàng trai khuyết tật “triệu phú” huy chương
Trung tâm Huấn luyện TDTT Hà Nội lập hồ sơ VĐV khuyết tật ảo: Nhiều nghi vấn từ bản danh sách | |
Lập hồ sơ VĐV khuyết tật “ảo” chiếm đoạt tiền thù lao? | |
Chàng trai khuyết tật vượt lên số phận |
Sinh ra hoàn toàn lành lặn nhưng dịch sốt bại liệt năm 4 tuổi đã cướp đi cơ hội làm người bình thường của cậu bé Võ Thanh Tùng. Thời ấy chưa có thuốc phòng bại liệt, gia cảnh cũng khó khăn nên anh đón nhận những tai họa ấy một cách bình thản.
“Gia đình vốn ở trên thuyền theo nghề sông nước nên cuộc sống thường ngày của tôi chủ yếu dùng đôi tay di chuyển, bơi thuyền bắt cá cùng gia đình. Cũng chính vì tôi gặp khó khăn đi lại, cha tôi đã kiên trì dạy tôi bơi lội để có thể tự cứu mình nếu xảy ra lũ lụt hoặc khi té xuống sông. Có lẽ vì thế, cái duyên của tôi với bơi lội bắt đầu từ rất sớm”, Tùng chia sẻ.
Cứ ngỡ, sự khuyết thiếu đôi chân sẽ là rào cản khiến cuộc đời anh chỉ loanh quanh sau “lũy tre làng” nhưng không, đấy lại chính là động lực để anh cố gắng. Mỗi lần nhớ về quá khứ, anh vẫn có chút chạnh lòng, cảm giác thiệt thòi khi không bằng bạn bè trang lứa lại trỗi dậy.
Anh trầm ngâm: “Mặc cảm có, buồn phiền có, nhiều là đằng khác, thậm chí có lúc tôi nghĩ mình sống sao được khi cả đời phụ thuộc vào chiếc xe lăn. Nhìn bố mẹ ngày đêm chăm sóc, làm lụng vất vả, tôi không đành lòng, tự nhủ phải đứng lên bằng chính sức của mình”.
Nghĩ là làm, năm 18 tuổi, Tùng lên TP Cần Thơ học ngành Điện tử Viễn thông (hệ Đại học tại chức) với mong muốn sẽ giúp ích cho cha mẹ sau này. Để có tiền trang trải, anh phải đi làm thuê tại các quán cà phê hoặc ai thuê gì làm nấy. Sau thời gian cố gắng học tập, cuối cùng chàng sinh viên khuyết tật cũng nhận được bằng tốt nghiệp ra trường.
Thế nhưng, với đôi chân tật nguyền, chàng trai trẻ luôn bị nơi tuyển dụng từ chối mỗi khi cầm hồ sơ đến nộp. Anh tâm sự, bản thân rất buồn khi người tuyển chưa cần xem bằng cấp nhưng nhìn tướng đi không bình thường của anh thì đã trả lời ngay là không nhận. Quyết tâm không bỏ cuộc, Tùng tiếp tục đi học ngành sửa chữa điện thoại để kiếm tiền sống qua ngày.
Do bản thân thích bơi lội từ nhỏ nên trong thời gian rảnh, Tùng thường ra sông tập bơi và đi xem các giải bơi lội. Đến năm 2005, có dịp TP Cần Thơ thông báo tuyển người vào đội tuyển thể thao nhưng vì không có tiền đóng học phí, mua dụng cụ tập luyện nên Tùng đã không đăng ký. Rất may, trong thời gian này, Tùng gặp được thầy Bùi Thanh Tâm - Huấn luyện viên thể thao của Trường Trung cấp Thể dục thể thao TP Cần Thơ và được thầy nhận vào sau khi vượt qua vài vòng bơi thử thách.
Không phụ sự kỳ vọng của Huấn luyện viên Thanh Tâm, Võ Thanh Tùng thống trị làng bơi quốc gia hạng thương tật S5 liên tục trong 4 năm từ 2005 đến 2009. Nhưng phải đến khi gặp Huấn luyện viên Đổng Quốc Cường rồi được đưa về TP Hồ Chí Minh thi đấu, Thanh Tùng mới có cơ hội thể hiện mình ở đấu trường quốc tế. Tại Asian Para Games 2009 ở Malaysia, anh đã mang về 2 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Bạc.
Từ đó, những chiến công liên tiếp đến với chàng kỹ sư điện tử yêu bơi lội này. Trong bộ sưu tập của anh hiện có 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc Asian Para Games 2010 cùng 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc tại ASEAN Para Games 2011. Đặc biệt, ở Asian Para Games 2014, kỳ tích 5 Huy chương Vàng và 2 kỷ lục của giải đã đưa tên tuổi Võ Thanh Tùng đến vị trí trang trọng trong làng khuyết tật Việt Nam nói riêng và khuyết tật châu lục nói chung.
Mới đây nhất, trở về từ “Asian Para Games 2018”, Võ Thanh Tùng đã đạt được tổng cộng là 3 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc. Cụ thể, ở nội dung 50m bơi ngửa nam, 100m tự do nam và 200m tự do nam, anh về nhất và phá 3 kỷ lục châu Á. Anh chia sẻ, đây cũng chính là thành tích mà bản thân anh cảm thấy tự hào nhất, bởi đã vượt qua được giới hạn của bản thân.
Mặc dù là người khuyết tật, song ý chí và quyết tâm của Võ Thanh Tùng luôn thôi thúc anh phá vỡ những kỉ lục mà các đồng nghiệp cũng như những giới hạn của bản thân mình. Ngày nào còn thi đấu dưới lá cờ Tổ quốc, ngày ấy anh còn nỗ lực, cố gắng hết sức, không bao giờ chùn chân mỏi bước. Giấc mơ trở thành kình ngư khuyết tật số 1 Việt Nam.
Hiện anh đang dồn sức tập luyện cho 2 giải quan trọng nhất trong năm 2019 là Giải Vô địch bơi người khuyết tật thế giới 2019 (World Para Swimming Championship 2019) ở Malaysia vào tháng 5 và Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á (Southeast Asian Para Games 2019) tháng 12; còn trong nước có giải Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc.
“Tôi sẽ cố gắng hết sức để mang thành tích tốt nhất trở về. Mong rằng mọi người hãy luôn ủng hộ và cổ vũ cho tôi cũng như các bạn đồng nghiệp. Chúng ta sẽ có những kỳ thi đấu thành công vang dội, tôi tin vào điều đó!”, Võ Thanh Tùng bày tỏ sự quyết tâm.
Cao Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Đề án Hà Nội 24/12/2024 07:40
Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Du lịch 19/12/2024 09:00
Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025
Du lịch 08/12/2024 20:15
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội
Du lịch 06/12/2024 06:37
Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025
Infographic 04/12/2024 06:11
11 tháng năm 2024 Hà Nội đón gần 5,8 triệu lượt khách du lịch
Infographic 03/12/2024 16:16
Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng
Du lịch 02/12/2024 13:00
"Đêm Trúc Bạch" - Dấu ấn mới trong phát triển du lịch đêm Thủ đô
Du lịch 29/11/2024 22:38
Ngành du lịch TP.HCM đạt doanh thu 190.000 tỷ đồng
Du lịch 29/11/2024 10:28
Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp
Du lịch 26/11/2024 18:15