Chàng trai khuyết tật vượt lên số phận
Khi 9 tháng tuổi, Điệp bị sốt bại liệt phải nhập viện và nằm điều trị suốt 3 năm. Mặc dù bố mẹ đã cố gắng chạy chữa khắp nơi nhưng anh không thể lành lặn. Theo Lại Văn Điệp: “Năm lên 2 tuổi, mình vẫn không cử động được chân tay. Đến năm 4 tuổi ngồi dậy được nhưng bị teo cơ chân tay. Tay phải không teo vẫn khỏe mạnh bình thường, chân trái bị teo nhưng vẫn cử động được, thế là mình tập lê trong nhà và lê sang hàng xóm chơi”. Lại Văn Điệp lớn lên trên đôi nạng gỗ nhưng anh vẫn đến trường với niềm say mê. Dù nắng hay mưa, không ngày nào chàng trai tật nguyền này không đến lớp. Lên lớp 10, trường cách xa nhà, việc đi lại quá khó khăn nên anh nghỉ học và chọn hướng đi học nghề. Điệp tâm sự: “Vì thích nghệ thuật, nên mình đã chọn nghề gỗ mĩ nghệ. Ban đầu xin học, thầy không đồng ý, vì làm nghề này người khỏe mạnh đã khó, huống hồ người khuyết tật. Mình phải thuyết phục mãi, thầy mới đồng ý cho làm thử và nhận mình làm học trò”.
Nghề mộc mỹ nghệ đã giúp anh Điệp có được niềm tin vào cuộc sống. Với sự quyết tâm chinh phục những mục tiêu sự nghiệp, Lại Văn Điệp hăng say học hỏi, làm việc, trau dồi kinh nghiệm. Với anh, hăng say lao động còn để mọi người không mất niềm tin hay thất vọng vào người khuyết tật. “Mình luôn tự nhủ, người khuyết tật phải cố gắng nhiều hơn những người lành lặn”, Điệp trải lòng. Cứ 7h anh đến nhà thầy học, 11h30 về, 12h30 lại đến, tối về nhà ăn cơm rồi lại học đến 22h. Học xong, anh làm luôn tại xưởng của thầy 3 năm. Sau đó, anh đi nhiều nơi học thêm cách làm những sản phẩm mới, đi sâu vào những tinh túy của nghề mộc mỹ nghệ. Anh đến Nam Định học làm đồ thờ, lên Bắc Ninh học làm tràng kỷ, phiêu dạt qua Hải Phòng, theo bạn làm tại xưởng sản xuất cả đồ thờ lẫn tràng kỷ. Sau khi thấy mình đã học được nhiều điều về nghề gỗ mĩ nghệ, Điệp tự tin về quê quyết định cùng bạn mở xưởng mộc mĩ nghệ riêng với số vốn trong tay chỉ có 5 triệu đồng.
Những ngày đầu tiên làm chủ, anh phải đi đến các xưởng trong vùng để xin nhận việc, cam kết nếu không làm được thì không lấy tiền. Sau khi chứng minh được tay nghề, chất lượng sản phẩm làm ra đạt chất lượng tốt, các xưởng đã tin tưởng giao việc. Năm 2004, Điệp tách ra kinh doanh riêng. Công ty anh chuyên sản xuất, cung cấp các mặt hàng đồ gỗ nội thất gia đình, thị trường mở rộng tận thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, anh đang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, với mong muốn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật có công ăn việc làm.
B.Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Gương sáng 10/11/2024 20:28
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật
Gương sáng 08/11/2024 18:25
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo
Gương sáng 06/11/2024 19:04
Bí thư chi bộ hết mình với công việc
Gương sáng 06/11/2024 16:12
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10