Chàng trai H’Mông và chuyện khởi nghiệp từ cây cỏ
Khi cây cỏ thành tinh dầu
Má A Nủ tình cờ biết đến công việc chiết xuất tinh dầu cách đây 7 năm, khi anh của Nủ cùng một số người bạn mang một nồi chưng cất tinh dầu nhỏ về bản. Lúc đó, Nủ cũng tham gia phụ giúp các anh chế biến, nấu tinh dầu. Sau một thời gian ngắn, anh của Nủ không làm nữa, còn Nủ lúc này đã nắm được các bước cơ bản để hoàn thiện sản phẩm tinh dầu.
Nhận thấy đây là một cơ hội tốt để phát triển nghề mới tại Sa Pa, Má A Nủ không bỏ dở mà tiếp tục duy trì
Má A Nủ tâm huyết tạo ra những sản phẩm tốt có nguồn gốc từ cây dược liệu ở địa phương mình sinh sống (Ảnh: M.Tiến) |
công việc thay cho anh của mình. Thêm một thời gian tìm tòi, nghiên cứu và học hỏi, Nủ dần đã hoàn thiện sản phẩm và bắt tay vào nghiên cứu thêm các sản phẩm mới. Là người con của núi rừng Sa Pa, ngay từ nhỏ đã thân thuộc với từng nhành cây, ngọn cỏ ở vùng đất này, vì thế Nủ chọn những nguyên liệu chính cho sản phẩm của mình cũng từ cây cỏ ở Sa Pa.
“Cây màng tang, chùa dù và các loại thảo dược quý trong bài thuốc tắm của người Dao đỏ vừa có dược tính tốt, vừa có giá trị kinh tế cao, giúp chữa bệnh, làm đẹp. Nguyên liệu dễ tìm lại rất dồi dào nên tôi nghĩ ngay đến việc làm ra tinh dầu dược liệu. Trên thị trường lúc đó có rất nhiều loại tinh dầu khác như sả, quế, hoa hồng… nhưng chưa đa dạng về cây, cỏ dược liệu. Nếu đầu tư vào sản phẩm này, tôi tin mình sẽ thành công”, Nủ chia sẻ.
A Nủ tới từng bản làng để tìm các loại cây, cỏ và học kinh nghiệm của các bậc cao niên trong bản về việc chọn dược liệu, phân loại các thành phần của dược liệu. Năm 2014, A Nủ quyết định về bản Cát Cát thuê đất mở xưởng, mua máy móc thiết bị, thành lập Hợp tác xã (HTX) để sản xuất quy mô lớn. Thời điểm ấy, để có vốn đầu tư, Nủ đã phải vay mượn người thân, bạn bè, phải thuyết phục gia đình ủng hộ. Nủ cho biết, ngày ấy gia đình đã phải bán đi trâu, bò để anh có thêm vốn duy trì công việc này.
Má A Nủ chia sẻ: “Lúc đầu, số lượng sản xuất ra còn ít, lại chưa được nhiều người biết đến nên tôi chọn cách gửi bán tại một số điểm du lịch cho khách tham quan. Vì là sản phẩm mới, tốt cho sức khỏe, lại gắn liền với địa phương nên được mọi người chọn mua khá nhiều. Từ đó, những đơn hàng dần được đặt nhiều hơn, sản phẩm không chỉ được giới thiệu ở Sa Pa nữa mà đã được bày bán ở khắp nơi trên địa bàn tỉnh Lào Cai, được chuyển xuống Hà Nội và các tỉnh lân cận”.
Đến nay, trung bình mỗi năm HTX thu về 300- 350 triệu đồng và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ngay tại địa phương. Ngoài việc hướng dẫn người dân thu hái các loại cây, cỏ dược liệu, A Nủ còn hướng dẫn người dân các thao tác, quy trình để tạo ra sản phẩm tinh dầu có chất lượng tốt nhất, vừa có thể làm tại xưởng của anh mà vẫn có thể làm thêm ở nhà. Đối với bà con nơi đây, Má A Nủ không chỉ là người thành lập và khởi nghiệp thành công với xưởng chưng cất tinh dầu dược liệu đầu tiên mà còn là người có công khi góp phần phát triển nghề trồng cây dược liệu tại xã San Sả Hồ.
Từ việc gây dựng HTX H’Mông Cát Cát, Má A Nủ mong rằng có thể giúp đỡ được nhiều người dân địa phương cùng phát triển, anh chi sẻ: “Hy vọng HTX H’Mông Cát Cát sẽ là một cơ hội tốt đối với các bạn người dân tộc như mình. Tôi muốn chứng minh rằng, chỉ cần bạn quyết tâm, nỗ lực cộng với sự tính toán có nghiên cứu, chắt lọc thì bạn sẽ thành công”. Ngoài việc giúp cho bà con tại Sa Pa tăng thu nhập, Má A Nủ còn gắn việc sản xuất, quảng cáo thương hiệu với giúp đỡ người kém may mắn. Trong thời gian vừa qua, HTX đồng hành cùng nhóm thiện nguyện Tri thức xanh bán sản phẩm tinh dầu với giá rẻ, số lãi thu về quyên góp cho người dân huyện Mường Lát (Thanh Hóa) bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, lũ lụt.
Mở rộng thị trường cho sản phẩm
Với những nỗ lực đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng trên khắp cả nước, Má A Nủ cùng những cộng sự của mình tăng cường kết nối giao thương, tham gia các hội chợ thương mại để quảng bá sản phẩm.
Sau 2 năm đi vào hoạt động, năm 2016, Má A Nủ tham dự cuộc thi Dự án Khởi nghiệp do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức. Tại đây, Nủ và các bạn trong HTX có cơ hội giao lưu với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, để học hỏi tăng thêm kiến thức. Đến nay, HTX H’Mông Cát Cát có các chi nhánh phân phối tinh dầu và các sản phẩm từ thảo dược tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và một số spa, khách sạn ở các tỉnh khác. Trên đà thành công với sản phẩm tinh dầu, Má A Nủ mạnh dạn nghiên cứu sản xuất ra các sản phẩm khác từ dược liệu như xà phòng, muối ngâm chân thảo dược, dầu xoa bóp...
Để sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, hiện nay, sản phẩm của HTX H’Mông Cát Cát được đầu tư kỹ lưỡng về bao bì, mẫu mã theo xu hướng hạn chế túi nilon. Các sản phẩm được đóng gói trong bao bì bằng giấy tái chế, với những họa tiết về hoa lá đặc trưng của Sa Pa và mô phỏng hoa văn độc đáo trên váy áo thổ cẩm của người H’Mông.
A Nủ chia sẻ: “Trên các hộp sản phẩm của em đều có chữ “Gùi”, ý chỉ đây là bản sắc của người miền núi nói chung và người H’Mông nói riêng. Từ khi sinh ra cho tới khi lớn lên, người Mông rất gắn bó với chiếc gùi. Màu nền chính của sản phẩm là màu chàm. Đây là màu đặc trưng nhất để phân biệt người Mông đen với các nhánh người Mông khác. Màu chàm này còn được gọi là màu “indigo”, được khách nước ngoài rất ưa chuộng. Tôi hy vọng, sản phẩm của HTX sẽ sớm tìm được cơ hội để xuất khẩu sang các nước khác…” |
A Nủ chia sẻ: “Trên các hộp sản phẩm của em đều có chữ “Gùi”, ý chỉ đây là bản sắc của người miền núi nói chung và người H’Mông nói riêng. Từ khi sinh ra cho tới khi lớn lên, người Mông rất gắn bó với chiếc gùi. Màu nền chính của sản phẩm là màu chàm. Đây là màu đặc trưng nhất để phân biệt người Mông đen với các nhánh người Mông khác. Màu chàm này còn được gọi là màu “indigo”, được khách nước ngoài rất ưa chuộng. Tôi hy vọng, sản phẩm của HTX sẽ sớm tìm được cơ hội để xuất khẩu sang các nước khác…”
Ngoài ra, với mục tiêu hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số vùng Sa Pa, A Nủ cũng thành lập quỹ hỗ trợ cộng đồng, trích 5% giá trị mỗi sản phẩm bán ra, góp vào quỹ để hỗ trợ những hoàn cảnh trẻ em khó khăn trên địa bàn, đồng thời mở các lớp dạy chiết xuất dược liệu cho trẻ em.
Trong thời gian đại dịch Covid-19 vừa qua, hoạt động sản xuất của xưởng phải tạm dừng, A Nủ đang tranh thủ xây dựng lại xưởng đóng gói ngay trên nền đất nhà mình để tiết kiệm chi phí. Đồng thời, chàng thanh niên người H’Mông cũng mở thêm dịch vụ “Home stay” vừa để kinh doanh, vừa có điều kiện giới thiệu và phân phối sản phẩm đến tận tay các đối tượng tiêu dùng là khách du lịch. Má A Nủ hy vọng trong thời gian tới có thể mở rộng sản xuất để tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Cao Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31