Cảnh báo tình trạng “trẻ hóa” ở bệnh nhân ung thư vú
Gia tăng cơ sở chuyên khoa ung bướu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân | |
Bé gái 6 tuổi được phẫu thuật cắt bỏ u thận 2kg |
Đơn cử như trường hợp của chị Đ. T. T. (ở Văn Giang, Hưng Yên). Chị T. phát hiện ung thư vú giai đoạn 2 khi mới tuổi 29 - còn chưa lập gia đình. Khi biết bệnh, chị T. đã vô cùng sốc và ân hận khi không đi sàng lọc ung thư vú từ sớm, bởi chị không nghĩ mình lại mắc phải căn bệnh nguy hiểm này từ khi còn quá trẻ như vậy.
ThS.BS Vũ Anh Tuấn - Khoa Phẫu thuật lồng ngực và mạch máu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: Chị T. là một trong số bệnh nhân phát hiện ung thư vú (UTV) khi tuổi còn rất trẻ.
Theo lời kể của bệnh nhân, chị vô tình sờ thấy khối u ở vùng ngực, đến bệnh viện để thăm khám thì được chẩn đoán bị UTV giai đoạn 2. Rất tiếc khối u lại ở vùng trung tâm, tức là ngay sau núm vú nên không thể bảo tồn được mà phải cắt toàn bộ tuyến vú.
Hình ảnh phim chụp khối u của bệnh nhân trước khi phẫu thuật. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp). |
Cũng theo bác sĩ Tuấn: Sau khi phẫu thuật ổn định về, bệnh nhân sẽ bắt đầu phác đồ điều trị hóa chất. Sau một năm, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng toàn thân xem có tổn thương ung thư tái phát ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể thì sẽ có thể thực hiện phẫu thuật tái tạo hình thể vú cho bệnh nhân.
Hiện tại, có 2 xu hướng tái tạo là sử dụng mô tự thân và sử dụng chất liệu thay thế. Phương pháp sử dụng mô tự thân là sử dụng các tổ chức của cơ thể mình như vạt cơ lưng rộng, cơ bụng để có thể tái tạo tuyến vú.
Ưu điểm của phương pháp này là thích nghi tốt với cơ thể, có thể thay đổi theo trọng lượng của cơ thể khi tăng hay giảm cân. Tuy nhiên đối với mô tự thân, việc phẫu thuật kéo dài và thường để lại vết sẹo lớn ở nơi khác như ở lưng hoặc ở bụng.
Và đây là một phẫu thuật tương đối phức tạp, có thể phải sử dụng đến vi phẫu và nó có cả nguy cơ hoại tử mô. Hiện nay trên thế giới ở các nước phát triển như Mỹ, Đài Loan chỉ có khoảng 10% bệnh nhân lựa chọn phương pháp này.
Đối với bệnh nhân UTV giai đoạn sớm và vị trí khối u ở vùng rìa tuyến vú hoặc khối u chưa có biểu hiện xâm lấn thì các bác sĩ có thể thực hiện kỹ thuật bảo tồn, đặc biệt là với những bệnh nhân trẻ. Bảo tồn luôn đi đôi với xạ trị, dùng hóa chất đúng phác đồ, sau đó phải theo dõi và khám định kỳ tốt.
Trước đây, hầu hết các bệnh nhân phát hiện UTV ở giai đoạn muộn, hoặc ở phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, khi các triệu chứng lâm sàng đã rõ ràng, khiến tiên lượng bệnh kém. Bởi vậy, việc sàng lọc UTV phát hiện những u nhỏ, tổn thương chưa sờ thấy được bằng tay giúp tăng cơ hội điều trị bảo tồn cũng như giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú.
Các chuyên gia khẳng định: UTV nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn. Chụp Xquang tuyến vú là phương pháp cơ bản nhất trong sàng lọc UTV, đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong do UTV gây ra qua những thử nghiệm lâm sàng có đối chứng.
Chụp Xquang tuyến vú (Mammography) là kỹ thuật sử dụng chùm tia X cường độ thấp để ghi hình nhu mô tuyến vú. Phương pháp này giúp phát hiện các bất thường, khối u ở giai đoạn sớm (các vi vôi hóa) ngay cả khi bệnh nhân chưa sờ và cảm nhận thấy. Chụp Xquang vú đã được chứng minh có hiệu quả trong phát hiện sớm UTV, đặc biệt là loại ung thư biểu mô ống tuyến vú tại chỗ, nghĩa là chưa xâm lấn.
Với giai đoạn này khả năng trị khỏi hoàn toàn là rất cao và trong đa số trường hợp có thể phẫu thuật bảo tồn tuyến vú cho người bệnh. Chụp Xquang vú được khuyến cáo áp dụng ở tất cả phụ nữ trên 40 tuổi và chụp định kỳ hàng năm.
Những thành tựu mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư đã giúp cho nhiều bệnh nhân UTV phát hiện sớm có tỷ lệ thời gian sống trên 5 năm tới 85,6% so với tỷ lệ 67,7% trước đây. Vì thế, các chuyên gia nhấn mạnh việc phụ nữ nên tầm soát UTV định kỳ để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Nếu trong gia đình có người thân từng bị mắc UTV thì những phụ nữ trong gia đình nên đi tầm soát UTV sớm. Hàng tháng, sau khi sạch kinh, các chị em nên tự sờ hai tuyến vú của mình, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu gì bất thường thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38