Cần xây dựng chuẩn quy tắc ứng xử giữa giáo viên và học sinh

Gần đây, dư luận xôn xao trước những vụ việc liên quan đến mối quan hệ, cách ứng xử giữa thầy cô – học sinh và phụ huynh. Trên các diễn đàn, câu chuyện về truyền thống tôn sư trọng đạo khiến những người quan tâm đến ngành giáo dục cảm thấy lo ngại.
tin nhap 20180417112534 Tăng cường biện pháp bảo vệ danh dự, nhân phẩm và an toàn cho giáo viên
tin nhap 20180417112534 Tạm đình chỉ cô giáo không giảng bài
tin nhap 20180417112534 Luôn nâng cao đời sống văn hóa cho đoàn viên và thầy cô

Chỉ trong một thời gian ngắn, có rất nhiều vụ việc gây xôn xao dư luận trong ngành giáo dục. Đó là một cô giáo ở Bến Tre bị một học sinh nam (lớp 8) bóp cổ ngay tại lớp học trước mặt học sinh và các giáo viên khác. Hay vụ một học sinh nam (lớp 7) ở Hà Nam mang dao vào trường học chơi và phi dao vào trán một bạn học dẫn tới chấn thương.

tin nhap 20180417112534
Trường THPT Long Thới, TP Hồ Chí Minh - nơi một giáo viên suốt 3 tháng lên lớp không giảng bài cho học sinh.

Rồi chuyện phụ huynh ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An vào tận trường bắt giáo viên quỳ ngay tại phòng hội đồng trước sự chứng kiến của Ban Giám hiệu nhà trường; một cô giáo ở Hải Phòng dùng hình phạt bắt học sinh “súc miệng” bằng nước giặt giẻ lau bảng chỉ vì nói chuyện riêng trong lớp. Hay sự việc ở TP Hồ Chí Minh, một giáo viên suốt 3 tháng lên lớp không giảng bài cho học sinh.

Mới đây nhất, chỉ vì nhắc nhở việc xóa hình xăm trên cổ, một học sinh nam (lớp 12, Trường THPT Trần Hưng Đạo, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) đã đâm trọng thương thầy giáo của mình… Những sự việc xảy ra liên tiếp trong một thời gian ngắn đã làm xấu đi hình ảnh ngành giáo dục, nghe mà xót xa, đau lòng quá. Và điều đáng buồn hơn là dường như khi đời sống vật chất xã hội ngày càng được nâng lên thì văn hóa ứng xử giữa con người với con người lại có xu hướng đi xuống.

Giáo dục là nền tảng của xã hội, thế nhưng nền tảng ấy đang có nguy cơ bị lung lay dữ dội. Từ bao đời nay, truyền thống hiếu học và truyền thống tôn sư trọng đạo luôn được Nhà nước và xã hội đề cao. Để xảy ra tình trạng như vậy, rõ ràng là chúng ta có thể thấy, có một cái gì đấy rất hỗn độn, xô bồ ở trong môi trường giáo dục hiện nay.

Việc học sinh gây gổ, đánh lộn ngay trong sân trường, xử nhau theo kiểu “xã hội đen”, công bằng mà nói có phần lỗi rất lớn từ trách nhiệm từ gia đình, rồi đến nhà trường và sau cùng mới đến các tác động từ xã hội. Một bộ phận các bậc phụ huynh trong thời buổi kinh tế thị trường, nơi mà sức mạnh của đồng tiền được thể hiện rất rõ thì họ thấy rằng việc họ “trả phí” cho nhà trường và đã “trả tiền” cho con đi học, thì họ có quyền đòi hỏi và yêu sách. Những hành động như thế vô tình tạo ra cho con trẻ những nhận thức sai trái về cái gọi là “giới hạn nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm” của giáo viên đối với học sinh.

Trong những câu chuyện kể trên, giáo viên - khi là nạn nhân, khi là người có lỗi. Nhưng đâu rồi truyền thống tôn sư trọng đạo? Đâu rồi 2 tiếng gọi thiêng liêng: Tình Thầy - Trò?

Các cụ ta ngày xưa từng có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Một chữ cũng Thầy, nửa chữ cũng Thầy”, hay như một cách khác thể hiện sự trân quý nghề giáo: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy Thầy”. Tất cả bắt nguồn từ một xã hội văn minh, văn hóa, chuẩn mực và cầu tiến, nơi mà đạo đức xã hội được coi là kim chỉ nam cho mọi hành động.

Một giáo viên đứng lớp, người truyền cảm hứng và góp phần đưa ước mơ của học trò bay cao, bay xa, không chỉ cần có kiến thức chuyên môn giỏi mà phải là một người có đạo đức. Mỗi giáo viên ở bất cứ hoàn cảnh, vị trí công tác nào, đều cần rèn luyện, tu dưỡng để giữ cho mình một cái tâm sáng, một tấm lòng bao dung, vị tha. Thiết nghĩ, có như vậy chúng ta mới có hy vọng nền giáo dục nước nhà sẽ ngày một phát triển bền vững, lành mạnh và văn minh.

Đã đến lúc chúng ta nên chú trọng xây dựng bộ quy tắc chuẩn ứng xử giữa giáo viên - học sinh, nhà trường - gia đình để tạo sự chuẩn mực cần thiết: Thầy ra thầy và trò ra trò; Trường ra trường, lớp ra lớp.

Và trong việc xây dựng chuẩn quy tắc ứng xử đó không thể thiếu được vai trò của các bậc phụ huynh. Một gia đình tốt, có văn hóa, cha mẹ gương mẫu mới tạo ra những đứa con ngoan ngoãn, lễ phép. Chính vì vậy, việc phối hợp, sát sao giữa gia đình - nhà trường để cùng nhau nuôi dạy, bồi dưỡng nhân cách, kiến thức cho các con là vô cùng quan trọng. Các bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian hơn nữa quan tâm đến con em của mình, đừng phó mặc việc dạy dỗ hoàn toàn cho giáo viên và nhà trường, có như thế chúng ta mới góp phần nuôi dưỡng những nhân cách tốt, tạo ra được những công dân có ích cho xã hội trong tương lai.

Trần Thị Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sôi nổi Hội diễn văn nghệ công nhân lao động Tổng công ty Vận tải Hà Nội

Sôi nổi Hội diễn văn nghệ công nhân lao động Tổng công ty Vận tải Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 3/5, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Đống Đa, Công đoàn Tổng công ty Vận tải Hà Nội tổ chức Hội diễn văn nghệ công nhân lao động Tổng công ty Vận tải Hà Nội năm 2024.
Ông Kim Sang-sik làm HLV trưởng Đội tuyển bóng đá  Việt Nam

Ông Kim Sang-sik làm HLV trưởng Đội tuyển bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 3/5/2024, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam, trong bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 đến 31/3/2026).
Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong CNVCLĐ ngành Xây dựng Hà Nội

Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong CNVCLĐ ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Những năm qua, phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã và đang được chú trọng trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành Xây dựng Hà Nội; nhằm mục tiêu khỏe, để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, khỏe để xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Sôi nổi hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện Mỹ Đức

Sôi nổi hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Huyện Mỹ Đức vừa tổ chức Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện năm 2024 với sự tham gia của 1.125 vận động viên đến từ 164 Công đoàn cơ sở.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi GLTT chuyên đề 5: “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn VSLĐ- Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa"

Mời bạn đọc đặt câu hỏi GLTT chuyên đề 5: “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn VSLĐ- Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa"

(LĐTĐ) Sáng ngày 4/5/2024, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn vệ sinh lao động - Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

(LĐTĐ) Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…

Tin khác

Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 2/5, Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 196.319 thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến, chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay.
Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi và công tác thanh tra coi thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 tại 63 Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố.
Tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Nhằm kịp thời hướng dẫn, tiếp nhận và giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của thí sinh liên quan đến việc đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh.
Công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025

Công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa ba môn thi của kỳ thi này.
Từ hôm nay (2/5), thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Từ hôm nay (2/5), thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Từ hôm nay (2/5) đến 17h ngày 10/5, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Tăng cường thực hiện công tác phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích

Tăng cường thực hiện công tác phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích

(LĐTĐ) Từ nay tới cuối năm học 2023 - 2024, các nhà trường có trách nhiệm duy trì nghiêm túc nền nếp dạy và học; tăng cường phối hợp với gia đình học sinh để quản lý con em mình; thường xuyên nhắc nhở, cảnh báo tới học sinh về các nguy cơ có thể gây mất an toàn khi tham gia các hoạt động tại cộng đồng, khi di chuyển trên đường đi học...
Địa điểm tiếp nhận phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT của thí sinh tự do

Địa điểm tiếp nhận phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT của thí sinh tự do

(LĐTĐ) Nhằm giúp thí sinh tự do thuận tiện đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố danh sách 30 địa điểm tiếp nhận phiếu đăng ký dự thi. Đây là các địa điểm thu nhận phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của thí sinh tự do trên địa bàn Thành phố.
Khi học sinh được giáo dục tình yêu quê hương

Khi học sinh được giáo dục tình yêu quê hương

(LĐTĐ) Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống, tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh, thời gian qua, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chú trọng lồng ghép tuyên truyền, giảng dạy trong một số môn học và hoạt động ngoại khóa, từ đó giáo dục truyền thống, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước trong học sinh.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Xem thêm
Phiên bản di động