Cẩn thận với mác "Rau sạch"
Cần quản lý chặt việc gắn tem rau sạch | |
Những loại rau bẩn nhất vào mùa hè | |
Nhập nhèm rau sạch, rau bẩn |
Hàng tá lý do gắn mác "rau sạch"
Trước cơn “khát” rau sạch của nhiều bà nội trợ, để vực dậy rau chợ, một số tiểu thương đã nghĩ ra cách gắn mác sạch cho rau. Từ một sạp, hai sạp rồi trở thành phong trào. Đi đâu cũng thấy rau sạch. Thậm chí trên những vỉa hè, nhiều hộ gia đình mang mâm rau ra bán và dán cái biển to "Rau sạch".
Chị Tuyết, một tiểu thương bán rau ở chợ Bà Quẹo cho biết: “Mình bán rau ở đây rất nhiều năm, toàn là nhập rau sạch ở tỉnh Bến Tre đưa lên. Vì là lấy rau từ chỗ anh em ruột nên mình dám chắc điều đó. Lúc đầu thấy người ta ghi “rau sạch” mình rất bực. Cây ngay không sợ chết đứng nhưng rồi mình buộc phải ghi theo vì ai cũng làm thế”.
Một rổ thực phẩm gắn mác rau sạch được bày bán trên vỉa hè tại TP.HCM. Ảnh Nguyễn Trung Thành |
Đó là tình thế khó xử, bởi nếu chị không ghi “rau sạch”, hoặc mời gọi bằng các câu như “rau em bán hoàn toàn sạch đây, mời anh chị mua giúp” thì khách chằng màng ghé vào. Và với “hội chứng đám đông”, hễ thấy một vài người vây kín gian hàng “rau sạch” thì người ta sẽ đến ồn ào như trẩy hội.
Không riêng gì chợ truyền thống, chợ "chồm hổm" mà kể cả trong siêu thị đều dán mác “rau sạch”, có nguồn gốc và chứng nhận hẳn hoi. Tuy nhiên, theo một nhân viên phụ trách quầy rau quả ở siêu thị B. thì không phải rau củ nào cũng đóng gói (đóng gói có chứng nhận và nguồn gốc) nên những loại rau củ "trần trụi" buộc phải ghi chữ “Rau sạch”. Thực tế cho thấy, đã có siêu thị nhập nho Trung Quốc nhưng lại dán nhãn ở tỉnh Ninh Thuận.
Rau sạch "nửa vời"?
Thực tế cho thấy, không ít người bán ghi "mác" rau sạch nhưng lại mơ hồ về nguồn gốc, ghi theo phong trào hoặc nghe thương lái nói thì tin theo. Như một tiểu thương ở chợ Sin Cô (quận Bình Tân, TP.HCM) quả quyết rau chị bán hoàn toàn sạch, không dùng phân bón hóa học cũng như thuốc trừ sâu. Nhưng khi được hỏi khoai tây Đà Lạt sao lại có đất đen thì chị không giải thích được.
Chị Ngọc Điệp, nhà ở đường Trần Đại Nghĩa (Bình Chánh, TP.HCM) xởi lởi cho biết phát hiện "động trời". Gia đình chị rất thích ăn rau muống nên thường ra chợ Khải Hoàn (tự phát) gần nhà mua dùng. Người bán luôn cam đoan với chị là rau nhà trồng không phun thuốc hay xịt nhớt. Nhưng một lần đi nhặt ve chai, chị thấy người bán hàng ấy đang lom khom cắt rau muống ở khu đầm lầy phía sau công ty sản xuất giày da. Mà khu dân cư nơi này đều biết nguồn nước ở đầm này đen như thế nào.
Các bà nội trợ nên chọn mua rau rõ nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo an toàn. Ảnh Đặng Trung Thành |
Hoặc như một người làm công cho nhà vườn tên K.L ở Lâm Đồng thành thật chia sẻ: "Dù chủ tôi chuyên trồng rau sạch nhưng lắm lúc "cháy" hàng, không kịp giao cho khách tại TP.HCM nên buộc lòng phải đi gom hàng ở vườn khác hoặc ngoài chợ cho đủ số lượng. Nếu trễ hẹn coi như bồi thường một số tiền không nhỏ. Mà theo tôi nghĩ, trộn lẫn một số lượng ít chắc là không ảnh hưởng gì đến sức khỏe".
Khi được hỏi làm như vậy các tiểu thương không phát hiện ra sao, anh ta bảo: "Họ chỉ kiểm tra hàng mẫu thôi. Chúng tôi chêm một ít rau bên ngoài vào nên chắc chắn là không phát hiện".
Một dạo người viết bài này cũng từng lên Đà Lạt mua dâu tây, chỉ 25.000 đồng/kg nhưng người bán cam đoan là dâu tây sạch, trồng trong nhà kính, cứ ăn tự nhiên, không cần phải rửa nước muối. Mang hộp dâu tây về khách sạn thì chị chủ lắc đầu nói: “Họ nói gian đấy, em ạ! Bây giờ thật giả lẫn lộn lắm, tin họ là ngộ độc cho xem. Dâu tây nhà kính đắt lắm chứ không rẻ như họ quảng cáo đâu”.
Không phải đánh đồng tất cả nhưng với sự thờ ơ đến sức khỏe người tiêu dùng cũng như đạo đức kinh doanh xuống cấp của một số người bán, nên người tiêu dùng cần hết sức cẩn thận trước những mác “rau sạch” sơ sài. Ngoài việc ngâm nước muối trước khi sơ chế thì nên chọn rau mà mình biết rõ nguồn gốc, cũng như nơi buôn bán uy tín để hạn chế mua rau sạch mà lại rước nhầm rau bẩn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38