Cần quản lý chặt việc gắn tem rau sạch
TP.HCM: Rau vào siêu thị - liệu có sạch? | |
Hàng loạt siêu thị Hà Nội dính scandal “rau sạch” | |
Nhập nhèm rau sạch, rau bẩn |
Người tiêu dùng “thỏa hiệp” với rau bẩn
Theo số liệu điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật, mỗi ngày có khoảng 400 tấn rau, củ, quả của các tỉnh được tiêu thụ tại Hà Nội với đa dạng chủng loại theo mùa vụ. Đáng lưu ý là rau của các tỉnh đều chưa được dán tem nhận diện, chưa có thông tin nguồn gốc. Ngoài ra, mỗi ngày có khoảng 200 tấn rau, củ, quả nhập từ Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), Hà Khẩu (Lào Cai)… Lượng rau, củ, quả này đã được bao gói hoặc được đặt vào các rổ nhựa, có dán nhãn nhưng không phải bằng tiếng Việt. Rõ ràng, vấn đề ATTP của các loại rau cung ứng cho TP Hà Nội chưa được kiểm soát. Thêm vào đó, các quy định, chính sách tiêu thụ RAT còn nhiều vướng mắc, người sản xuất chưa chứng minh được chất lượng và người tiêu dùng chưa có niềm tin vào sản phẩm.
Bên cạnh đó, công tác quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng nhập nhèm giữa rau sạch, rau bẩn Đây đang là một thực trạng gây nhức nhối dư luận, khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào sản phẩm.
Dán tem cho rau an toàn dần lấy lại niềm tin cho người tiêu dùng |
Cuối năm 2014, Công ty TNHH Sản xuất và chế biến RAT Ba Chữ được phát hiện lấy rau không rõ nguồn gốc tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Minh Khai (Hà Nội) rồi đóng gói, dán nhãn mác, tem và "tuồn" vào các siêu thị. Trước thông tin trên, đoàn kiểm tra liên ngành ATVSTP Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất nhiều cơ sở, siêu thị trên địa bàn, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng rau, củ, quả. Theo đó, 50% các mặt hàng được bày bán có dán nhãn, tuy nhiên không có nhiều sản phẩm được dán tem RAT; số còn lại hầu hết không có bất cứ tem nhãn nào mà chỉ được đóng gói thô sơ... Đầu tháng 6/2015, Thanh tra Sở NN&PTNT cùng Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường, CATP Hà Nội đã phát hiện ông Lê Văn Kiên (HTX sản xuất và tiêu thụ RAT Đạo Đức, Vân Nội, Đông Anh) đã tổ chức thu mua rau, củ tại chợ đêm Yên Nhân, Tiền Phong, Mê Linh, sau đó sơ chế tại nhà rồi tiêu thụ tại một số hệ thống siêu thị trên địa bàn TP.
Trước hàng loạt những thông tin trên, nhiều người tiêu dùng tỏ ra hoang mang. Chị Nguyễn Xuân Lan (Giải Phóng, Hà Nội) cho biết: "Tôi đi nhiều siêu thị lớn như BigC, Metro,... nhưng ít thấy rau, củ được dán nhãn. Tôi nghĩ là siêu thị lớn thì phải đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên thời gian gần đây có hàng loạt những thông tin cảnh báo về nguồn gốc mập mờ của những loại rau sạch này thì tôi sẽ quyết định mua tại các chợ truyền thống, thay vì việc phải ra vào siêu thị vừa mất thời gian lại tốn kém tiền bạc...”. Trong khi đó, không ít người tiêu dùng tỏ ra “thông thạo” thị trường cho rằng, việc mua rau sạch, cũng như nhiều mặt hàng thực phẩm khác hiện "khó hơn mua vàng". Trong khi đó nhu cầu người dân lại cao mà các cơ sở kinh doanh RAT thật thì ít, nên mới nảy sinh ra việc trà trộn những loại rau thiếu an toàn để dễ bề thu lợi...
An toàn từ gốc đến ngọn
Hiện tại, nhu cầu tiêu dùng rau xanh của Hà Nội vào khoảng 2.000 - 3.000 tấn/ngày. Từ năm 2009, UBND TP đã phê duyệt Đề án sản xuất và tiêu thụ RAT giai đoạn 2009 - 2016, trong đó hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng rau với tổng kinh phí 813 tỷ đồng.Trong năm 2014, Sở NN&PTNT đã rà soát, định vị được thêm 500ha RAT để tập trung quản lý và sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Cùng với diện tích RAT được quản lý, còn có khoảng 7.000ha trồng rau các loại. Như vậy, với 12.000ha canh tác rau, mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu rau xanh của người dân Thủ đô. Số còn lại phải nhập của nhiều địa phương khác và từ Trung Quốc. |
Nói về nguyên nhân khiến việc tiêu thụ RAT trên địa bàn TP gặp khó khăn trong thời gian qua, ông Lê Xuân Trường – Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội, thẳng thắn nhận định: Hiện nay, sản phẩm RAT sản xuất ra là rất lớn nhưng lượng tiêu thụ lại khá khiêm tốn. Để có RAT đòi hỏi nhiều khoản chi phí như: Sơ chế, bảo quản, mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, rau là mặt hàng sử dụng trong ngày nên lợi nhuận không cao. Song, nguyên nhân lớn nhất là NTD chưa thay đổi thói quen mua rau, chưa có niềm tin với sản phẩm RAT. Do đó, việc cấp tem, nhãn được coi là bước đột phá khẳng định chất lượng, nguồn gốc của RAT và quan trọng nhất là tăng niềm tin đối với NTD.
Để giúp người tiêu dùng phân biệt đâu là tem thật, tem giả, đồng thời thuận tiện cho việc kiểm tra và quản lý về tính trung thực của các cơ sở rau an toàn, ông Trường cho biết thêm: “Tính đến hết năm 2014, toàn TP đã có 39 cơ sở (DN, HTX) tham gia thí điểm gắn tem nhận diện "RAT Hà Nội". Mỗi cơ sở được cấp một mã số đóng lên tem nhận diện để phục vụ tra cứu và truy xuất nguồn gốc. Nhằm quản lý, phân loại các vùng trồng rau, mỗi cơ sở được Chi cục Bảo vệ thực vật cấp một mã số cố định và dấu khắc để dập lên tem nhận diện. Tùy vào việc đóng gói của cơ sở sản xuất, tem RAT sẽ được gắn trên bao bì, dây buộc hoặc trực tiếp trên lá rau với sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ của cán bộ Bảo vệ thực vật các quận, huyện được cắm chốt, túc trực tại các vùng sản xuất RAT”.
Như vậy việc gắn tem, nhãn nhận diện RAT giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện, người trồng rau bớt thiệt thòi, cơ sở sản xuất được hỗ trợ đắc lực trong khâu tiêu thụ. Tuy nhiên, để quản lý chặt việc gắn tem, nhãn, tránh tình trạng cơ sở sản xuất trà trộn rau không rõ nguồn gốc với RAT xuất bán ra thị trường, Chi cục BVTV đã xây dựng quy chế vận hành gắn tem, nhãn, trong đó quy định rõ DN, HTX, cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm RAT làm ra.
Theo quy chế, để được cấp tem nhãn cho sản phẩm RAT, cơ sở sản xuất phải đảm bảo 3 yêu cầu: Chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của RAT; chấp hành tốt các quy định về sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT; đạt các chỉ tiêu về ATTP. “Trong quá trình thực hiện, lực lượng chức năng của Sở NN&PTNT sẽ kiểm tra đột xuất, nếu cơ sở nào có dấu hiệu vi phạm trái với quy định thì cơ sở đó sẽ bị đình chỉ việc gắn tem và sử dụng tem nhận diện.” – ông Trường nhấn mạnh
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Giới trẻ đổi mới thói quen tiêu dùng và quản lý tài chính cùng ngân hàng số MyVIB
Thông tin doanh nghiệp 04/11/2024 10:23
Giới trẻ tặng nhau chai nước uống sữa trái cây mãng cầu cho ngày mới đầy năng lượng
Thông tin doanh nghiệp 02/11/2024 11:32
"Anh trai vượt ngàn chông gai": Góp phần định vị điểm đến du lịch âm nhạc Việt Nam
Thông tin doanh nghiệp 01/11/2024 18:00
SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024
Thông tin doanh nghiệp 31/10/2024 17:30
Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024
Thông tin doanh nghiệp 31/10/2024 17:25
Niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư
Thông tin doanh nghiệp 31/10/2024 17:23
Văn Phú - Invest báo lợi nhuận sau thuế quý 3 tăng gần 240%
Thông tin doanh nghiệp 30/10/2024 18:43
Home Credit chung tay xây trường cho trẻ em ở Nghệ An
Thông tin doanh nghiệp 29/10/2024 14:31
VIB: Cá nhân hóa là không có giới hạn
Thông tin doanh nghiệp 29/10/2024 10:01
Cháo tươi TH true FOOD mang giải pháp dinh dưỡng tiện lợi cho những bà mẹ bận rộn
Thông tin doanh nghiệp 28/10/2024 20:33