Nhập nhèm rau sạch, rau bẩn
Dọc theo tuyến đường Khuất Duy Tiến (Hà Nội), rẽ vào cầu Dậu là địa phận xã Thanh Liệt (Thanh Trì - Hà Nội). Các hộ dân nơi đây đều sống bằng nguồn lợi từ việc gieo trồng hoa màu. Ngoài việc tự cung tự cấp, nơi đây còn là vựa rau cung cấp cho toàn thành phố và các xã lân cận. Các loại rau chủ yếu là rau muống, rau cần, cải xoong, cải xanh... tùy theo từng mùa vụ.
Rau muống đang được phun thuốc kích thích tăng trưởng
Bà Nguyễn Thị T (xã Thanh Liệt) cho biết, gia đình bà cũng như nhiều hộ dân khác sống bằng thu nhập từ việc bán rau nên nguồn rau luôn phải đảm bảo số lượng. Vì thế, việc sử dụng phân bón hay chất kích thích được coi như một công cụ hỗ trợ thêm. Qua tìm hiểu của phóng viên, công nghệ "tút tát" này bao gồm hai công đoạn thường được gọi vui là "nhân bản ngọn" (kích thích rau mọc nhiều nhánh) và "làm màu" (tạo độ xanh mướt, mỡ màng cho rau). Những công đoạn này đều được phun, tưới vào thời điểm sáng sớm để tránh ánh nắng mặt trời làm táp rau bởi "Phun thuốc mà gặp nắng gắt như mùa hè sẽ khiến thuốc bám trên bề mặt gây táp lá mà chưa kịp ngấm vào rau để cho hiệu quả như mong muốn..." - bà T cho biết.
Khi được hỏi cụ thể về loại thuốc thần kỳ hô biến cho các loại rau cũng như giá cả và định lượng pha chế, bà T có vẻ e dè và trả lời lấp lửng: "Giá từ 12 - 15 ngàn đồng/gói là có thể tắm cho cả hàng chục sào rau muống, tương đương khoảng gần 300 bó...". Khi câu chuyện trở nên thân mật hơn, bà T cho biết, thời gian gần đây công tác kiểm tra an toàn thực phẩm được xiết chặt hơn nên hầu như không còn tình trạng ngang nhiên pha chế thuốc để tắm cho rau ngay ngoài ruộng như trước nữa, các hộ dân pha chế tại nhà. Từ đó những thùng dung dịch màu trắng như sữa sẽ được gánh thẳng ra ruộng để "lên đời" cho rau. Bà T khẳng định, chỉ những khi thời tiết không thuận lợi, họ mới dùng đến phương pháp trợ giúp này, bởi khách đều là mối quen ở những xã lân cận nên người trồng rau phải giữ chữ tín. Tuy nhiên trên thực tế căn cứ vào sản lượng "xuất rau" khá ổn định hàng ngày của các hộ gia đình tại đây, cũng đủ thấy phép màu chính là các loại hóa chất kích thích đang được sử dụng bừa bãi không ai quản lý.
Theo ông Phạm Đình P - (xã Thanh Liệt) cho biết thêm, nguồn rau ở đây cung cấp nhiều nhất cho các chợ đầu mối phía Nam (Tam Trinh, Hoàng Mai), Phùng Khoang (Thanh Xuân)...còn đối với người dân trong vùng hầu hết đều tìm mua rau trước khi phun thuốc. Ông P nói: " Những người dân sinh sống trong khu thường mua trước khi dùng thuốc rau vẫn đảm bảo an toàn. Gia đình chúng tôi thường mua rau của các hộ người quen trồng vào thời điểm trước khi tắm thuốc mặc dù mã có hơi xấu còn khi ăn có phần chát nhưng đảm bảo là nguồn rau sạch đúng nghĩa...". Cũng theo chia sẻ của ông P do đất chật, người đông nên việc đất dành cho việc canh tác rau ngày càng được người dân tận dụng tới mức tối đa. Tình trạng trồng rau quanh khu vực nghĩa trang không còn là chuyện hiếm, thậm chí đất ở trên các ngôi mộ cũng được người dân tận dụng triệt để. Nhiều người trồng rau còn chia sẻ kinh nghiệm: "Rau được trồng càng gần khu mồ mả càng tươi tốt, không cần tới phân bón mà rau vẫn rất đẹp mắt...".
Rau muống được canh tác quanh khu nghĩa địa
Theo Th.s Nguyễn Văn Tài (khoa sinh học - ĐHKHTN - Hà Nội) cho biết: "Cơ chế phát triển các loại rau là sự hấp thụ có chọn lọc vì thế việc ăn các loại rau được trồng gần khu nghĩa trang không quá lo ngại. Tuy nhiên việc người dân thường "ngại" dùng nước sạch mà sử dụng luôn nguồn nước quanh khu mồ mả để tưới tắm cho rau nên trước khi ăn cần phải ngâm và rửa sạch kỹ hơn bình thường để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho người tiêu dùng..."
Tuệ Liên
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29