Cần rèn luyện kỹ năng sinh tồn cho trẻ em
Toàn bộ đội bóng nhí Thái Lan đã được cứu | |
Cách đội bóng Thái Lan cầm cự sau 9 ngày mắc kẹt trong hang tối | |
Thành viên thứ 5 đội bóng nhí Thái Lan đã ra khỏi hang |
5 thành viên cuối cùng của đội bóng nhí Lợn Hoang, Thái Lan, bao gồm 4 em nhỏ và huấn luyện viên, hôm nay được giải thoát thành công khỏi hang động ngập nước trong một chiến dịch giải cứu "chạy đua với thời gian".
Như vậy, sau hơn 2 tuần mắc kẹt trong hang Tham Luang, tỉnh Chiang Rai, tất cả 13 thành viên của đội bóng đều đã sống sót trở ra và đang được đưa tới bệnh viện để theo dõi và chăm sóc.
Trước khi được đội cứu hộ tìm thấy, đội bóng nhí này đã mắc kẹt ở đây 9 ngày. Đối với những đứa trẻ bình thường việc mắc kẹt 9 ngày trong hang vẫn có thể sống sót và chờ đợi đội cứu hộ tìm thấy là một điều hết sức phi thường.
Vậy vì sao các thành viên đôi bóng nhí này lại có thể bám trụ một các kì diệu như vậy? Câu trả lời thích hợp nhất có lẽ là vì các em đã được trang bị kỹ năng sinh tồn rất tốt.
Dạy kỹ năng sinh tồn cho trẻ em là một vấn đề được các bậc phụ huynh trên thế giới hết sức quan tâm và chú trọng. Trẻ em ở các nước cũng rất thành thạo về kỹ năng này, có thể minh chứng như bé gái bảy tuổi Sailor Gutzler - nạn nhân duy nhất sống sót trong vụ tai nạn máy bay gia đình thảm khốc hồi đầu tháng 1/2015 ở Kentucky (Mỹ).
Nhờ khả năng sinh tồn được bố dạy cho mỗi ngày hay Yamato Tanooka, cậu bé Nhật 7 tuổi bị mất tích gần 1 tuần trong khu rừng nơi cậu bị bố mẹ bỏ lại để phạt tội ném đá vào người khác được tìm thấy trong trạng thái an toàn và lành lặn.
Bố mẹ cần dạy kỹ năng sinh tồn cho các bé từ sớm |
Bàn đến khả năng sinh tồn của trẻ em Việt Nam, các vụ đuối nước ở trẻ hằng ngày vẫn được báo đài đưa tin đang đặt ra bài toán về việc hầu hết trẻ em Việt Nam thiếu kỹ năng sinh tồn khi gặp nguy hiểm.
Tại Việt Nam, trẻ em thường chỉ được dạy kỹ năng học tập, còn việc giáo dục kỹ năng sống chưa được quan tâm đúng mức. Theo chuyên viên tâm lý Huỳnh Văn Sơn, cố vấn Trung tâm chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt: “Hiện nay, thuật ngữ kỹ năng sống được sử dụng khá phổ biến nhưng có phần bị “lạm dụng” khi chính những người huấn luyện hay tổ chức và các bậc cha mẹ cũng chưa thật sự hiểu về nó”.
Phụ huynh Việt cần dạy những kỹ năng sinh tồn gì cho con?
Dạy con biết bơi
Việt Nam có nhiều ao, hồ, biển, dạy bơi cho các con là vô cùng cần thiết |
Bơi là kỹ năng sinh tồn vô cùng quan trong nhưng không biết vì lý do gì mà nhiều người coi nhẹ. Ở nhiều nước trên thế giới, bơi là bộ môn bắt buộc học sinh cấp I phải học. Đặc biệt nhiều nước xem bơi lặn như môn thể thao quốc gia (ví dụ như Australia).
Việt Nam là đất nước có nhiều sông, ao hồ và biển. Hàng năm có rất nhiều vụ tai nạn do chết đuối vì không biết bơi. Vì vậy, các phụ huynh nên cho con đi học bơi là phương cách tốt nhất để phòng chống tai nạn chết đuối có thể xảy ra.
Phải làm gì khi bị lạc?
Dừng lại và ngồi xuống ngay khi nhận ra mình đi lạc, suy nghĩ xem chuyện gì đã xảy ra. Khi bị lạc trẻ rất dễ bị hoảng sợ, vì thế chúng cần được thực hành trước khi gặp tình huống bất ngờ hãy đứng tại chỗ và nhớ lại sự việc đã diễn ra.
Quan sát xem mình đang ở đâu, xung quanh đây có gì, có gì quen thuộc không? Liệu trong cặp sách có thông tin hay vật gì giúp mình không?
Và cuối cùng là lên kế hoạch, suy nghĩ xem mình có thể làm gì? mình có cần hét to lên để tìm sự giúp đỡ không? Địa điểm này có gần điểm hẹn giao ước? Có đồn công an nào gần đây không?... Chúng sẽ lên được ý tưởng dựa trên những gì bạn đã hướng dẫn.
Dạy trẻ biết cấp cứu khi gặp nạn
Dạy trẻ biết cấp cứu khi gặp nạn |
Dạy cho trẻ gọi cấp cứu và phải làm gì trong trường hợp có tai nạn nghiêm trọng xảy ra là một điều rất cần thiết.
Bạn nên dạy chúng cách sơ cứu như cầm máu, chăm sóc vết bỏng, khử trùng vết thương, dán băng y tế đơn giản... để cứu mình và người khác.
Bạn nên treo một danh sách số điện thoại quan trọng như: số điện thoại của người thân trong gia đình, xe cấp cứu, cứu hỏa, cảnh sát... trên tủ lạnh, cánh cửa hay bất cứ chỗ nào dễ nhìn thấy, để con bạn dễ nhận ra.
Ở các nước tiên tiến, chương trình học của trẻ có những bài ngoại khóa hướng dẫn vấn đề này tùy theo từng lứa tuổi. Biết cách gọi cấp cứu là một hành động đơn giản để đứa trẻ được cứu sống. Cùng đó, việc hướng dẫn trẻ nếu dùng điện thoại di động thì để loa để vừa nói được, vừa có thể giúp đỡ bố/mẹ, người đang ở trong trạng thái bị thương chẳng hạn.
Dạy con xác định thực phẩm nào ăn được trong trường hợp cần sống sót
Thực tế cuộc sống hiện đại cho thấy, nhiều trẻ em ở thành phố hoàn toàn lúng túng khi bị đói lúc chỉ có một mình.
Báo chí đã từng thông tin, trên thế giới đã có trường hợp một bé tuổi mẫu giáo đã sống sót khi bị bỏ quên trong nhà nhiều ngày nhờ biết tự mở tủ lạnh, lôi tất cả những thứ có thể ăn được như trứng sống ra ăn.
Vì vậy, các bậc phụ huynh nên dạy con mình xác định thứ gì ăn được, thứ gì không, thực phẩm trông như thế nào là đã hỏng, mốc, không còn có thể ăn được.
Tìm kiếm nguồn nước an toàn
Nước cực kỳ quan trọng đối với sự sống của mỗi người nhưng cũng dễ gây nguy hiểm tính mạng nếu uống phải nước bị nhiễm độc. Vì thế, trẻ cần được học cách nhận biết đâu là nguồn nước an toàn, đâu là nguồn nước không an toàn, đó là một kỹ năng cực kỳ thiết yếu.
Khi cả nhà đi cắm trại hay dã ngoài (hay kể cả đi dạo trong sân, ngoài công viên) hãy cùng nhau thực hành cách tìm nước, đun nước, lọc nước hay cách sử dụng những đồ vật xung quanh (lá cây, vỏ cây…) để lấy nước.
Dạy con kỹ năng xác định hướng
Chúng ta không đòi hỏi bé nhìn bản đồ giỏi hoặc có thể xác định hướng theo vị trí của mặt trời khi lỡ bị lạc hoặc mất tích nhưng nhận thức và định vị hướng cơ bản có thể giúp chúng an toàn trong nhiều trường hợp. Hãy giúp con của bạn phát triển kỹ năng này bằng cách cho phép chúng dẫn đường khi ra khỏi trung tâm mua sắm để quay trở lại bãi đỗ xe hoặc xung quanh khu phố khi đi dạo cùng bạn.
Việc dạy trẻ những kĩ năng cơ bản nhất để bảo vệ cơ thể như biết cách xử lý khi bị đói, bị lạnh, bị nóng quá... là vô cùng cần thiết mà bố mẹ cũng cần dạy cho con bằng cách ngay từ nhỏ để con ăn uống tự lập và học cách chăm sóc bản thân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21