Cần giảm thiểu tác hại cho 34,5 triệu người Việt hút thuốc thụ động
Bộ Y tế: Không cho phép nhập khẩu, lưu hành thuốc "làm từ thịt người” | |
Hơn 3 triệu thanh thiếu niên Việt Nam bị rối loạn tâm thần: Thấu hiểu và hỗ trợ | |
Hung thủ gây ra hàng loạt loại ung thư |
34,5 triệu người Việt hút thuốc lá thụ động
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam hiện nằm trong danh sách 15 nước có số người trên 15 tuổi hút thuốc lá nhiều nhất thế giới, đứng thứ ba trong khu vực ASEAN về số người hút thuốc cao. Trong đó, tỷ lệ hút thuốc của nam giới là 45,3% và nữ là 1,2%. Bên cạnh hơn 15,6 triệu người hút thuốc lá hiện nay, có đến 34,5 triệu người hút thuốc thụ động mà đa số là phụ nữ và trẻ em; mỗi năm, số ca tử vong vì thuốc lá ở nước ta lên đến 40.000 người…
PGS.TS.BS Vũ Xuân Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương |
Số liệu thống kê trên cho thấy, hàng năm, số người chết vì các căn bệnh liên quan đến thuốc lá tại Việt Nam chiếm tỉ lệ rất lớn, đặc biệt là đối với người hút thuốc lá thụ động. Tuy nhiên, nguyên nhân vì sao thuốc lá lại có tác hại lớn đến sức khỏe con người, thì không phải người hút thuốc lá nào cũng có thể nhận biết.
Đề cập đến vấn đề này, PGS.TS.BS. Vũ Xuân Phú cho biết, qua phân tích cho thấy, quá trình đốt cháy tạo ra khói thuốc và loại khói này chứa trên 4.000 – 7.000 tạp chất, trong đó có khoảng 43 hoá chất là nguyên nhân gây ung thư, nguy hiểm nhất là tar (hắc ín), asen (thạch tín, chất độc), benzen (chất gây ung thư mạnh, có trong khói dầu khí, thuốc trừ sâu), ammonia (có trong thuốc kích thích tăng trưởng, sản phẩm tẩy rửa), dioxine (sinh ung thư), formaldehyde (dùng trong ướp xác, gây kích thích mũi, họng và mắt của người hút thuốc)… Ngoài ra, trong khói thuốc lá còn có nhiều chất kích thích khối u, kích thích gây viêm nhiễm đường hô hấp, phế nang phổi, gây tổn thương trong lòng mạch máu.
Đặc biệt, khi phơi nhiễm với khói thuốc lá, khói thuốc này đi qua phổi ngấm vào máu, tích lũy lâu ngày sẽ trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh như: Hô hấp, răng miệng, loãng xương, sức khoẻ sinh sản (nam); đối với phụ nữ và bào thai: Tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, dị dạng thai nhi. Bên cạnh đó, với trẻ em, nguy cơ bị thiếu cân sẽ cao gấp 2 lần so với trẻ bình thường, dẫn đến bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng…
Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người nguy hiểm là vậy, tuy nhiên, vì sao những người hút thuốc lá lại không thể từ bỏ hút thuốc? Trả lời câu hỏi này, PGS.TS.BS. Vũ Xuân Phú cho biết, thuốc lá gây nghiện là do chứa nicotine. Khi hút thuốc, chỉ mất khoảng 8 giây là nicotine, một chất kích thích được đưa lên não dẫn đến quá trình dopamine giúp người hút thuốc cảm thấy hưng phấn, kích thích não bộ hoạt động nhanh nhạy khiến con người tỉnh táo, tập trung cao độ, suy nghĩ ra những ý tưởng tốt hơn, thậm chí làm giảm căng thẳng, áp lực. Con người sử dụng thuốc lá do tìm kiếm cảm giác này, nhưng không bỏ được thuốc lá cũng chính do nicotine.
Theo số liệu công bố trong báo cáo tại Hội nghị Hô hấp Pháp – Việt tại Cần Thơ vào ngày 2-3/11/2018, chỉ có khoảng 8% người nghiện có thể bỏ được nicotine (tức là có thể cai được thuốc lá), trong khi đó, người nghiện cocain có thể bỏ được là 45%. Cũng theo PGS.TS.BS Vũ Xuân Phú, một trong những nguyên nhân nữa khiến người hút thuốc khó bỏ thuốc đó là do thói quen cố hữu trong cộng đồng như điều kiện kinh tế, văn hóa, sản phẩm dễ tìm kiếm, một môi trường quá dễ dãi…
Làm sao để giảm thiểu tác hại thuốc lá?
Khi đã nghiện thuốc lá, việc từ bỏ hút thuốc thực sự trở thành một thách thức rất lớn đối với người sử dụng, cũng như là thách thức đối với các nhà quản lý, các cơ quan, ban, ngành trong việc giảm thiểu số lượng người hút thuốc, cũng như giảm thiểu tác hại đối với người hút thuốc lá thụ động.
Trong thực tế, ngành Y tế đã triển khai rất nhiều chương trình có hiệu quả liên quan đến công tác phòng, chống tác hại, sự ảnh hưởng của thuốc lá như việc ban hành các quy định không hút thuốc lá nơi công cộng, ở sân bay, bệnh viện, trường học…
Với những quy định này, dù ít hay nhiều cũng có tác động về mặt tâm lý đối với người nghiện thuốc lá, khi giúp họ có thể ngừng hút thuốc khi có mặt tại những địa điểm cấm theo quy định. PGS.TS.BS Vũ Xuân Phú cho rằng, trong tương lai chúng ta hoàn toàn có thể tiến tới việc giúp người nghiện bỏ thuốc lá hoàn toàn bằng các quy ước xã hội.
PGS.TS.BS Vũ Xuân Phú cũng cho biết, hiện nay trên thế giới áp dụng nhiều sản phẩm thay thế thuốc lá điếu bằng những sản phẩm như: Miếng dán, kẹo cao su, ống xịt nicotine, thuốc lá hun nóng…
PGS.TS.BS. Vũ Xuân Phú khẳng định, không sản phẩm thuốc lá nào là tốt cả, chúng đều gây ra tác hại đến sức khỏe của người sử dụng với các cấp độ khác nhau. Thế nhưng theo bác sĩ Phú, trong khi chúng ta chưa dễ dàng từ bỏ được thói quen có hại đó, thì nên đối diện với thực tế để lựa chọn giải pháp bằng việc sử dụng các sản phẩm thay thế thuốc lá, giảm thiểu tác hại thuốc lá, tiến tới loại bỏ thói quen này.
“Hiện nay, Việt Nam chưa có hành lang pháp lý hay bất cứ quy định pháp luật nào cho các sản phẩm thay thế. Trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Vì vậy, người sử dụng cần cẩn trọng tìm hiểu thông tin khi lựa chọn các sản phẩm thay thế thuốc lá”, PGS.TS.BS Vũ Xuân Phú khuyến cáo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05