Hung thủ gây ra hàng loạt loại ung thư
Tăng thuế, giải pháp giảm hút thuốc lá hiệu quả ở trẻ em | |
Thuốc lá điện tử: Cai nghiện chưa thấy, độc hại vẫn còn |
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm chia sẻ với báo chí về tác hại của thuốc lá. |
Tại hội nghị cung cấp thông tin về phòng chống tác hại của thuốc lá cho báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với tổ chức Healbridge Canada tại Việt Nam tổ chức sáng 25/9, Ths.BS Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: Thuốc lá có chứa 7000 hóa chất, trong đó có tới 69 loại hóa chất gây ung thư.
Trong khói thuốc có chứa những loại hóa chất vô cùng độc hại mà chính chúng ta không thể tưởng tượng ra như axton (chất tẩy trong thuốc sơn móng tay), amoniac (chất tẩy rửa sàn nhà và bồn vệ sinh), DDT/Dieldrin (thuốc trừ sâu), Arsenic là chất được sử dụng trong thuốc diệt chuột, CO (khí thải ô tô), Toluene (dung môi công nghiệp), Methanol formaldehyde (chất để ướp xác chết)… Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư.
Cụ thể, thuốc lá là hung thủ gây ra 12 loại ung thư khác nhau và là nguyên nhân gây ra hơn 70% các ca ung thư phổi. Cứ 100 ca thì có đến 75 ca mắc do thuốc lá. “Đáng lo ngại, các loại chất độc hại, gây ung thư này được người hút thuốc chủ động hít vào, bên cạnh đó, những người ở xung quanh cũng phải chấp nhận hít vào khói thuốc bẩn này"- bác sĩ Lâm nhấn mạnh.
Khói thuốc lá chính là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. |
Theo thống kê, mỗi năm có 600 nghìn ca tử vong do hút thuốc thụ động, 64% số tử vong do hút thuốc thụ động là phụ nữ. Ngoài ung thư, thuốc lá còn là nguyên nhân gây ra các bệnh viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen,... ở trẻ em do khói thuốc lá. "Những em bé hít phải khói thuốc của người lớn, sẽ giảm sức đề kháng, viêm đường hô hấp. Nhiều em bé vào viện vì viêm đường hô hấp và không bao giờ trở về nữa. Khói thuốc đang giết người hàng ngày, thảm họa rất kinh khủng"- chuyên gia WHO nhấn mạnh.
Việc sử dụng thuốc lá đang gây ra gánh nặng bệnh tật và kinh tế nặng nề cho Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân gây ra trên 40.000 ca tử vong mỗi năm. Ước tính, con số này sẽ tăng lên thành 70.000 ca vào năm 2030, nếu Việt Nam không thực hiện các biện pháp phòng chống tác hại của thuốc lá một cách hiệu quả. Thuốc lá gây nhiều tác hại, nhưng mỗi năm, người dân Việt Nam bỏ ra số tiền hơn 31 tỷ đồng để mua thuốc lá. Cùng với đó, sẽ mất thêm 24.000 tỷ đồng mỗi năm (tương đương gần 1% tổng GDP cả nước 2011), là tổng chi phí cho điều trị và mất khả năng lao động vì bệnh tật và tử vong sớm cho 5 nhóm bệnh do thuốc lá gây ra bao gồm ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Bởi vậy, để giảm tỉ lệ hút thuốc trong cộng đồng, giảm gánh nặng cho sức khỏe, kinh tế và góp phần tăng thu ngân sách, các chuyên gia y tế khẳng định tăng thuế là giải pháp hiệu quả chiếm 60% trong trong tổng số các giải pháp, nhằm giảm sức mua thuốc lá, qua đó giảm người hút, ngăn ngừa bệnh tật.
Giải pháp tăng thuế thuốc lá làm tăng giá thuốc lá khiến một bộ phận người hút thuốc bỏ thuốc hoặc giảm số lượng điếu thuốc, đồng thời, giúp ngăn ngừa một số người bỏ ý định tập hút thuốc ngay từ ban đầu. Cụ thể, theo hướng dẫn của WHO, trung bình nếu giá thuốc lá tăng 10%, tiêu thụ thuốc lá sẽ giảm 4% ở những nước có thu nhập cao và giảm 5% ở những nước có thu nhập trung bình và thấp.“Điều quan trọng, việc tăng thuế thuốc lá sẽ sẽ tác động mạnh hơn tới thanh thiếu niên.
Việc tăng thuế đặc biệt có hiệu quả đối với nhóm trẻ và vị thành niên. Vì những đối tượng này còn đi học, nên khi giá thuốc lá tăng khả năng mua thuốc hút sẽ giảm. Ước tính, khi tăng thuế để giá tăng 10% thì tỷ lệ giảm tiêu dùng ở nhóm này cũng là 10% hoặc cao hơn”, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm phân tích.
Thực tế hiện nay, thuế và giá thuốc lá tại Việt Nam thấp so với khu vực các nước.Theo luật thuế hiện hành, thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá bằng 70% giá xuất xưởng. Tuy nhiên khi tính theo chuẩn quốc tế, là thuế trong giá bán lẻ, thì tỷ lệ của Việt Nam (bao gồm cả thuế VAT) chỉ chiếm khoảng 35,6%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với trung bình thế giới 56% và thấp hơn đa số các nước ASEAN (Thái Lan 73%, Singapore 66%, Brunei 62%) và cách xa so với khuyến cáo của WHO (70%). Trong khi, giá thuốc lá càng rẻ so với thu nhập, thì sức mua thuốc lá lại càng tăng.
Bởi vậy, các chuyên gia y tế đề xuất nên bổ xung thuế tuyệt đối ở mức 2000 đồng hoặc tối ưu là 5000 đồng/bao thuốc lá từ năm 2020. Đồng thời, thuế thuốc lá nên tăng cho tới khi đạt 70% hoặc hơn trong giá bán lẻ, như khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, để đạt mục tiêu Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46