Hơn 3 triệu thanh thiếu niên Việt Nam bị rối loạn tâm thần: Thấu hiểu và hỗ trợ
Tạm đình chỉ công tác hai cán bộ làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần | |
Người bị tâm thần có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? | |
Nhiều người mắc chứng rối loạn tâm thần do rượu |
Một nửa bệnh lý về tâm thần khởi phát ở độ tuổi 14
Đó là một trong những con số được đưa ra tại Hội thảo “Sức khỏe tâm thần và sửu dụng ma túy trong thanh niên: Thấu hiểu và hỗ trợ do Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến phát triển Cộng đồng (SCDI) tổ chức tại Hà Nội vừa qua.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, một nửa các bệnh lý về tâm thần khởi phát ở độ tuổi 14 nhưng phần lớn đều không được phát hiện hay điều trị. Trong đó trầm cảm được xem là rối loạn tâm thần phổ biến thứ ba trong thanh thiếu niên. Tự sát là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trong nhóm độ tuổi từ 15 đến 29. Việc sử dụng rượu và ma túy gây hại trong thanh thiếu niên là vấn đề nổi cộm tại nhiều quốc gia và có thể dẫn đến các hành vi nguy cơ như có quan hệ tình dục hoặc điều khiển phương tiện giao thông không an toàn. Bên cạnh đó, rối loạn ăn uống cũng bắt đầu là một mối lo ngại.
Bác sĩ Nguyễn Song Chí Trung - Trung tâm Chuyển giao công nghệ điều trị nghiện và HIV - ĐH Y Dược TP.HCM. ( |
Chia sẻ tại hội thảo, chị Nguyễn Thuỳ Linh, Quản lý chương trình Trẻ em và Thanh niên của Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng ma túy ở thanh thiếu niên, nhưng thông thường luôn có những lý do “nghiêm túc” đằng sau như: Sức ép của việc khẳng định bản thân và thuộc về nhóm bạn bè, bị bạo hành, bị lạm dụng, bố mẹ ly hôn, cuộc sống quá cơ cực…
Hầu hết thanh thiếu niên sử dụng ma túy ban đầu chỉ với mục đích thử nghiệm và ngưng sử dụng sau một thời gian, nhưng có một bộ phận sẽ có nguy cơ cao hơn với việc lạm dụng và nghiện ma túy do có chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Khiếm khuyết bẩm sinh trong hệ thần kinh; di truyền; gen; căng thẳng; trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu; sang chấn tâm lý; rối loạn tâm thần.
Trong một nghiên cứu trên gần 600 thanh thiếu niên có sử dụng ma túy độ tuổi 16-24 tại Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh do Dự án Bảo vệ Tương lai thực hiện, cho thấy chỉ riêng với trầm cảm thì có đến hơn 43% có dấu hiệu bị trầm cảm ở mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng. Các vấn đề rối loạn tâm thần có thể xuất hiện trước (là nguyên nhân) hoặc xuất hiện sau (là hệ quả) việc sử dụng – lạm dụng ma túy ở thanh thiếu niên.
Tuy nhiên, cần nhận thức việc điều trị rối loạn tâm thần và điều trị nghiện là không giống nhau bởi đây là hai phạm trù bệnh khác biệt, nhưng nếu chỉ điều trị một trong hai thì kết quả hồi phục sẽ thấp hơn rất nhiều so với việc điều trị cả hai cùng một lúc. Trong khi, theo các chuyên gia y tế, ma túy là một trong những chất tác động, biến đổi tâm thần của người sử dụng. Và nó có thể là nguyên nhân bất thường hệ thống dẫn truyền của não bộ. Tùy theo mức độ sử dụng, nặng nhẹ, thì mức độ nghiêm trọng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, đối với thanh, thiếu niên, thì não bộ nhạy cảm và dễ gây nghiện hơn.
Cô lập và trừng phạt không phải là giải pháp
Đáng lo ngại, hiện nay sự kỳ thị và phân biệt đối xử có tác động một cách tiêu cực đến quá trình điều trị và phục hồi của người sử dụng ma túy. Hiện nay những tin tức và hình ảnh tiêu cực về người sử dụng ma túy được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, nhưng thường xuyên gắn với những tình trạng “ngáo đá” ây mất trật tự công cộng, giết người, trộm cắp tài sản… cũng là những định kiến không nhỏ tới thanh thiếu niên có sử dụng ma túy.
“Có đến gần 60% đối tượng tự kỳ thị và căm ghét bản thân dựa trên những phản ứng của người xung quanh khi biết tình trạng sử dụng ma túy của họ, hơn 40% đối tượng các bạn cảm thấy cô đơn và có ý định tự tử”, chị Linh cho biết.
Những chất gây nghiện 187 thanh thiếu niên tham gia khảo sát từng sử dụng. (Ảnh: SCDI). |
Đồng quan điểm trên, bác sĩ Nguyễn Song Chí Trung - Trung tâm Chuyển giao công nghệ điều trị nghiện và HIV - ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, chính sự kỳ thị và phân biệt đối xử là một rào cản nghiêm trọng hạn chế việc chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ và tiếp cận hỗ trợ của các thanh thiếu niên sử dụng ma túy. Khi có đến 65.9% lo sợ phản ứng của mọi người nếu biết mình sử dụng ma túy và 53.8% cảm thấy cần thiết phải che giấu tình trạng.
“Hiện chưa có một nghiên cứu riêng biệt về kỳ thị - phân biệt đối xử trên thanh thiếu niên có vấn đề về sử dụng ma túy và mắc rối loạn tâm thần nhưng có thể dễ dàng nhận thấy nhóm này sẽ phải chịu sức ép rất lớn từ việc bị kỳ thị khiến các em càng khép kín và bế tắc hơn. Càng bị cô lập thì việc chẩn đoán các rối loạn sẽ càng muộn, điều trị sẽ bị trì hoãn, khiến cho những tổn thương do nghiện ma túy và rối loạn tâm thần gây ra cho não bộ sẽ khó hồi phục và mất thời gian hơn rất nhiều” – bác sĩ Trung phân tích.
Theo các chuyên gia y tế, hiện nay gia đình và bạn bè đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của lạm dụng ma túy và rối loạn tâm thần khi và chỉ khi tạo được một mối quan hệ chân thành, một không gian an toàn để các bạn thanh thiếu niên có thể tin tưởng và cảm thấy thoải mái chia sẻ các vấn đề của mình. Các bạn có thể tham gia điều trị đã tốt, nhưng đó mới chỉ là một khía cạnh trong toàn bộ quá trình hồi phục của người nghiện ma túy và/hoặc có vấn đề về sức khỏe tâm thần và luôn cần sự đồng hành lâu dài của gia đình, bạn bè và cộng đồng.
Bên cạnh đó, sự đầu tư từ chính phủ và sự tham gia của các khu vực xã hôi, y tế và giáo dục trong các chương trình can thiệp lồng ghép mang tính toàn diện về sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu niên là vô cùng cần thiết. Các can thiệp này nên kết nối với các chương trình nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên cách chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bản thân, cũng như dạy cho các em cách hỗ trợ bạn bè cùng trang lứa, cho phụ huynh và giáo viên hỗ trợ con em mình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20