Cần giải pháp đột phá để loại bỏ bếp than tổ ong
“Sát thủ” vô hình từ bếp than tổ ong và thói quen đốt rơm rạ | |
Loại bỏ bếp than tổ ong: Loay hoay bài toán kinh tế và sức khỏe | |
Loại bỏ bếp than tổ ong vào năm 2020: Khó do thiếu chế tài |
Vẫn còn phổ biến
Năm 2017, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (Sở TN&MT) đã tiến hành khảo sát về hiện trạng sử dụng bếp than tổ ong ở 23/30 quận, huyện trên địa bàn thành phố. Kết quả kiểm tra cho thấy, có khoảng 55.000 bếp than tổ ong khắp Thủ đô đốt lửa mỗi ngày. Tỷ lệ sử dụng bếp than tổ ong tại các quận nội thành chiếm 63% do tập trung nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bán hàng vỉa hè, các huyện ngoại thành chiếm 37% do đồng thời sử dụng các loại nguyên, nhiên liệu khác.
Số liệu khảo sát tại từng hộ gia đình, số lượng than được sử dụng trung bình hàng ngày cho việc kinh doanh cũng chiếm đa số. Cụ thể, Ba Đình là hơn 6kg/ngày, Sóc Sơn là trên 4kg/ngày…
Sử dụng than tổ ong không những gây ô nhiễm mà còn mất mỹ quan đô thị cần phải loại bỏ. (Ảnh minh họa: PV) |
Như vậy, tính trung bình một ngày, Hà Nội tiêu thụ khoảng 528,2 tấn than, đồng thời phát thải 1.870 tấn khí C02 tương đương vào bầu không khí. Điều này có nghĩa, một ngày bầu không khí Thủ đô phải gánh chịu lượng khí khổng lồ gây hiệu ứng nhà kính, dẫn đến một loạt các hệ lụy về sức khỏe và về môi trường. Từ kết quả này, Sở TN&MT Hà Nội đã xây dựng lộ trình với quyết tâm loại bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong vào năm 2020.
Là quận được thành phố thí điểm xóa bếp than tổ ong, theo trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hoàn Kiếm Lê Đỗ Phương, nếu như năm 2017, toàn quận có 2.525 bếp than tổ ong hoạt động, thì đến nay đã xóa được 1.436 bếp... Tương tự, tại quận Ba Đình, việc vận động người dân không dùng bếp than tổ ong cũng có chuyển biến tích cực.
Đầu năm 2018, toàn quận có 3.950 bếp than tổ ong, đến nay đã xóa được gần 1.600 bếp. Số liệu thống kê cho thấy, chúng ta đã đạt được tiến bộ nhất định trong việc giảm thiểu, dẫn đến hạn chế, tuy nhiên, để loại bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong thì vẫn còn là chặng đường dài.
Nếu việc nấu ăn hàng ngày đa số người dân đều sử dụng bếp gas, bếp từ thì đối với các hộ kinh doanh nhỏ như bán nước vỉa hè, phở, bánh cuốn, bún chả… lại đang sử dụng bếp than tổ ong. Chúng ta không khó bắt gặp tại một số chung cư cũ, vỉa hè… người dân vẫn mặc nhiên đun than tổ ong. Điều này không chỉ gây ô nhiễm cho khu dân cư, khu phố và cả thành phố mà còn góp phần làm xấu xí bộ mặt đô thị. Bởi vậy, loại bỏ than tổ ong ra khỏi đời sống- xã hội trên địa bàn Thủ đô là việc phải làm. |
Ông Nguyễn Văn Quý, chủ một nhà hàng trên phố Cầu Chì, Thị xã Sơn Tây cho biết, nhà hàng tôi có đủ từ bếp ga, bếp điện và cả bếp than tổ ong, ngày nay việc sử dụng bếp than tổ ong không còn nhiều như trước nhưng cũng rất khó thay thế nhất là đối với các món cần ninh, hoặc ủ bởi cả chi phí lẫn yêu cầu chất lượng đồ ăn.
Đi dọc tuyến phố Gầm Cầu (quận Hoàn Kiếm) chỉ dài vài chục mét, song hầu như cửa hàng bán đồ ăn nào cũng sử dụng bếp than, có cửa hàng xếp thành hàng 4 - 5 bếp.
Không chỉ là vật dụng quen thuộc đối với các quán ăn, nhà hàng, tại các khu chung cư, khu tái định trên phố Hoàng Đạo Thúy, khu Trung Hòa - Nhân Chính..., hình ảnh người dân và hộ kinh doanh sử dụng bếp than để đun nấu vẫn khá phổ biến.
Không những vậy, nhiều hộ gia đình đun nấu bếp than ngay trước cửa nhà, thậm chí người lớn cũng để trẻ nhỏ ngồi ngay cạnh bếp than để nghịch mà không lường trước nguy hại đến sức khỏe. Người già, trẻ em khi hít phải mùi than tổ ong rất dễ bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Hơn nữa, khói than còn gây ảnh hưởng đến môi trường, ô nhiễm không khí.
Phải quyết liệt hơn
Thời gian qua, Sở TN&MT Hà Nội đã phối hợp cùng với các đơn vị có liên quan, tiếp tục triển khai mô hình thí điểm thay thế bếp than tổ ong bằng các bếp cải tiến, thân thiện với môi trường tại một số phường trên địa bàn thành phố. Người dân được mượn bếp dùng thử để trải nghiệm bếp trước khi mua, đồng thời được hưởng mức giá ưu đãi (thấp hơn giá thị trường từ 30 – 40%). Tuy nhiên, việc triển khai cũng chưa thu được hiệu quả cao.
Theo tìm hiểu, ngoài các nguyên nhân như việc sử dụng bếp cải tiến xoong nồi sẽ dính nhọ, mất thời gian cọ rửa, theo người dân, bếp cải tiến cứ sau 15 – 25 phút lại phải “canh” để tiếp nguyên liệu 1 lần. Trái lại, với bếp than tổ ong thì việc thay nguyên liệu chỉ tiến hành 3 - 4 tiếng sau khi đun nấu. Mặt khác, chi phí cũng là rào cản khiến các hộ kinh doanh nhỏ lẻ phải tính toán cân nhắc. “Than tổ ong đang có giá 3.000 đồng/viên, với bếp cải tiến, giá nguyên liệu từ 3.500 – 4.000 đồng/kg. Thời gian cháy hết 1 viên than tổ ong khoảng 4 tiếng thì thời gian cháy hết 1kg nguyên liệu của bếp cải tiến chỉ khoảng 2 tiếng. Việc mua nguyên liệu để đun cũng chưa thuận lợi” – một người dân so sánh.
Tình trạng người dân sử dụng bếp than tổ ong để đun nấu vẫn diễn ra phổ biến. (Ảnh minh họa: HNM) |
Trên thực tế, theo ông Lê Tất Định, Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội, điều đáng lo ngại là qua khảo sát cho thấy, tại các hộ gia đình sử dụng bếp than tổ ong, có nhiều trường hợp mắc bệnh hô hấp và tim mạch. Đặc biệt, một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm bầu không khí mà người Hà Nội vẫn gọi là “sát nhân vô hình” chính là bếp than tổ ong. Hệ lụy của việc đun nấu bằng bếp than tổ ong là nguy cơ tỉ lệ người mắc các bệnh như viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư thanh quản, viêm nhiễm đường hô hấp... có xu hướng tăng lên
Tính trung bình một ngày, Hà Nội tiêu thụ khoảng 528,2 tấn than, đồng thời phát thải 1.870 tấn khí C02 tương đương vào bầu không khí. Điều này có nghĩa, một ngày bầu không khí Thủ đô phải gánh chịu lượng khí khổng lồ gây hiệu ứng nhà kính, dẫn đến một loạt các hệ lụy về sức khỏe và về môi trường. Từ kết quả này, Sở TN&MT Hà Nội đã xây dựng lộ trình với quyết tâm loại bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong vào năm 2020. |
Nói như vậy để thấy, muốn giảm thiểu tiến tới loại bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong trên địa bàn, bên cạnh yếu tố kinh tế, cần tuyên truyền rõ ràng hơn nữa đến người dân về tính hiệu quả của việc đảm bảo môi trường, có sự so sánh giữa hiệu quả kinh tế và sức khỏe để có lựa chọn phù hợp.
Cần phải khẳng định, việc thành phố Hà Nội lên kế hoạch “xóa sổ” bếp than tổ ong là một chủ trương hết sức đúng đắn và trong quá trình thực hiện chúng ta cũng đã thu được nhiều hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để hạn chế tiến tới chấm dứt hoàn toàn bếp than tổ ong vào năm 2020 như đã đề ra vẫn còn một chặng đường dài nếu không có giải pháp đột phá.
Anh Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Tin khác
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04