Loại bỏ bếp than tổ ong: Loay hoay bài toán kinh tế và sức khỏe

(LĐTĐ) Lâu nay, thói quen dùng bếp than tổ ong đun nấu trong gia đình hay ở các hộ kinh doanh không còn xa lạ với người dân Hà Nội. Trên các con phố đều có thể bắt gặp những bếp than tổ ong được đặt ngang nhiên trên các vỉa hè, gốc cây, thậm chí chân cột điện,... chẳng khác nào những chiếc “bẫy lửa” đối với người dân và các phương tiện tham gia giao thông. Mặt khác, do lợi ích giá trị kinh tế mà bếp than mang lại, với giá trị trước mắt mà hầu hết tác hại của than tổ ong gây ra đối với sức khỏe lại đang bị người dùng lãng quên.
loai bo bep than to ong loay hoay bai toan kinh te va suc khoe Loại bỏ bếp than tổ ong vào năm 2020: Khó do thiếu chế tài

Vẫn dùng nhiều vì lợi ích kinh tế

Chỉ mất từ 100 đến 200 nghìn đồng, mỗi gia đình đã có thể sắm riêng cho mình một chiếc bếp vừa nhỏ gọn, tiện lợi, vừa dễ sử dụng, lại hiệu quả về kinh tế hơn so với các loại hình đun nấu khác. Do đó bếp than tổ ong dù độc hại vẫn được nhiều người dân ưa dùng, đặc biệt là với những gia đình có nguồn thu nhập thấp.

Dạo một vòng qua các ngõ phố, chợ dân sinh, hầu hết các quán cơm, phở bình dân... đều ít nhiều sử dụng than tổ ong. Tại khu vực tập trung đông dân cư như bệnh viện, trường học, những nơi có nhiều hàng, quán bình dân, sự xuất hiện của các bếp than được đặt trên vỉa hè càng dày đặc hơn.

loai bo bep than to ong loay hoay bai toan kinh te va suc khoe
Vì lợi ích kinh tế, đa phần người dùng đều bỏ qua tác hại của than tổ ong đối với sức khỏe (Ảnh: Nguyễn Hoa)

Theo khảo sát của phóng viên báo Lao Động Thủ đô, trên một số tuyến đường như: Khâm Thiên, Thành Công (Đống Đa), Phùng Khoang (Nam Từ Liêm), Nguyễn Quý Đức (Thanh Xuân),… hình ảnh người dân và hộ kinh doanh sử dụng bếp than làm phương tiện đun nấu chủ yếu vẫn tràn lan ẩn chứa nhiều nguy cơ đối với môi trường và sức khỏe.

Tại những con phố bán đồ ăn, loại bếp được sử dụng phổ biến nhất là than tổ ong ba cọc (hay còn được gọi với tên là lò ba than), trung bình mỗi hộ kinh doanh sử dụng 1 - 3 bếp. Bằng quan sát thường có thể thấy, đa số bếp than đỏ rực lửa này được người nấu quây sơ sài bằng bìa các tông, tấm gỗ ép nhỏ tràn ra vỉa hè, dưới gốc cây, cá biệt tại Khâm Thiên nhiều gia đình còn để ngay sát… đường tàu.

Càng nguy hiểm hơn nữa khi những “lò nung” nhiệt độ cao lại được đặt dày đặc ở những nơi thiếu an toàn như cột điện, xe cộ,… và có đông người qua lại như trường học, khu tập thể,… Ngoài việc tiềm ẩn nguy hiểm nguy hại đến sức khỏe thì việc đặt bếp thiếu ý thức như trên còn cản trở người qua lại đồng thời làm xấu hình ảnh văn minh đô thị.

Không chỉ có các cơ sở kinh doanh “tiêu thụ” một lượng than lớn, tình trạng này cũng phổ biến không kém ở các hộ gia đình. Một người dân sống tại phố Khâm Thiên cho biết đã sử dụng bếp than hàng chục năm nay, theo chia sẻ, ngoài bếp than, gia đình này còn sử dụng bếp gas, thế nhưng bếp gas chỉ được dùng thi thoảng, phục vụ khi trời quá tối không thể nấu ăn được ở bên ngoài, còn lại hoàn toàn đun bằng bếp than được đặt trước cửa nhà. Thậm chí, gia đình này còn “gia cố” một không gian nấu ngoài trời chỉ để phục vụ cho việc đun bếp than tổ ong.

Theo ghi nhận, khi được hỏi phần lớn người dân đều nhận thức được sự nguy hại đến sức khỏe mà bếp than tổ ong mang lại. Tuy nhiên, do lợi ích kinh tế “siêu rẻ” nên nhiều hộ dân biết độc hại nhưng vẫn sử dụng. Bà Nguyễn Thị Ngọc, một cơ sở bán đồ ăn ở chợ Phùng Khoang cho biết, mặc dù biết việc dùng than tổ ong là độc hại, ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người, tuy nhiên đối với những hộ làm kinh doanh như chúng tôi thì bếp than vẫn là sự lựa chọn tiết kiệm nhất. Việc ngồi chợ nấu nướng cả ngày là chuyện bình thường, nếu không sử dụng bếp than tổ ong thì quá tốn kém.

“Giá mỗi viên than là 3 nghìn đồng, trung bình mỗi ngày dùng hết 2 viên tương đương với 6 nghìn. Thử tính bài toán đơn giản so sánh giữa giá điện và giá than thì việc chúng tôi sử dụng bếp khác dẫn đến giá thành hàng hóa tăng không cạnh tranh với các cửa hàng khác và thu hút được khách. Mặt khác vì là quán ăn nhỏ hẹp nên sử dụng bếp than sẽ dễ dàng di chuyển hơn. Trong khi đó, lâu nay khách hàng ngồi ăn cũng không ý kiến gì thì tôi vẫn sử dụng bếp này”, bà Ngọc lý giải.

Ngoài ra, trên thực tế, việc đun bếp than tổ ong của các hộ gia đình, hộ kinh doanh cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ dân sống quanh khu vực, khiến nhiều hộ dân phải kêu trời. Theo phản ánh của người dân xung quanh khu vực Khâm Thiên, Lê Duẩn, cứ đến tầm chiều thì nhiều hộ dân sẽ mang bếp than ra ngoài đường nấu vì họ biết nấu trong nhà sẽ ám khói và không khí độc hại.

“Cứ tầm chiều, giờ chuẩn bị cơm tối là mùi khói, mùi nhóm bếp của các hộ dùng than tổ ong ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quanh, sợ nhất là các cháu nhỏ ra ngoài chơi tiếp xúc nhiều. Thông tin về ảnh hưởng của than tổ ong được nghe nói nhiều nhưng nhiều hộ không có điều kiện thì cũng không cấm họ dùng được. Chủ yếu hộ dùng là gia đình có thu nhập thấp, diện tích nhà chật hẹp, lại xây dựng lâu năm nên khó thay đổi được thói quen dùng bếp than tổ ong. Tôi hi vọng mọi người sẽ thay đổi dần, chuyển đổi hoặc tìm kiếm phương thức đun nấu an toàn vì sức khỏe chung của cộng đồng”, một người dân sống xung quanh các hộ dùng bếp than tổ ong chia sẻ.

Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dùng

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội), than tổ ong hiện nay dùng ở nông thôn với quy mô gia đình là chính bởi giá nguyên liệu rẻ, mặc dù chiếm tỉ trọng thấp hơn so với các loại bếp khác nhưng vẫn còn phổ biến.

Nhiều hộ dân kinh doanh quy mô nhỏ vẫn dùng bếp than bởi mua bếp than tổ ong rất đơn giản cũng như sự cơ động, như khi muốn tăng hay giảm lửa chỉ cần mở ra đóng vào lỗ khí của bếp. Tuy nhiên khi đánh giá bếp than tổ ong đem lại lợi ích kinh tế hơn thì chưa chắc đã hiệu quả hơn dùng điện, bởi nếu dùng bếp điện có thể chủ động bật còn bếp than hầu như phải ủ cả đêm, cả ngày nguyên liệu vẫn tốn dẫn đến chẳng những lãng phí mà còn độc hại.

“Trong thành phần của than tổ ong có bùn do đó trong quá trình đốt cháy sẽ sinh ra khí CO2 và một vài khí độc nữa. Nếu trong khoảng không gian nhỏ mà đốt nhiều bếp than thì khí CO2 chiếm hết Oxi thì con người sẽ cảm thấy ngột ngạt, nên khó thở. Một số hộ gia đình đặt đun bếp than ở dưới các cây thậm chí những cây đó cũng không thể phát triển một cách bình thường được”, PGS Thịnh nhấn mạnh.

Đặc biệt, trong việc sử dụng bếp than, hầu hết người sử dụng đều duy trì thói quen, ủ than trong bếp để hạn chế việc phải nhóm bếp trong những lần dùng tiếp đó. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chính thói quen đó của người dân lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe.

“Khi ủ lại như vậy sẽ gây nên nguy hiểm, khi bếp không cháy hẳn mà cháy trong điều kiện hiếm khí thì không chỉ sinh ra khí CO2 mà còn sinh ra khí CO, một khí cực kì độc. Có một số gia đình để trong nhà mùa đông sưởi dẫn đến tình trạng tử vong cả gia đình. Do đó tuyệt đối không dùng than ủ lò để sưởi. Nếu trong điều kiện bếp thoáng, bếp không nằm trong gia đình hoặc có ống dẫn khí để thoát ra ngoài trời thì khí CO2 không gây độc, nhưng để trong không gian hẹp sẽ gây độc cho gia đình, trẻ em có thể bị bệnh, nặng hơn là tử vong”, PGS Thịnh nhấn mạnh.

Trước những ảnh hưởng của than tổ ong, các chuyên gia môi trường cũng như nhiều người dân cho rằng không thể sử dụng mãi nhiên liệu gây ô nhiễm này ở những thành phố có mật độ dân cư đông đúc như Hà Nội. Theo đó, để xây dựng một thành phố văn minh, không khí trong lành cho người dân, việc xây dựng lộ trình để tiến tới loại bỏ bếp than tổ ong vào năm 2020 là việc làm cần thiết. Tuy nhiên để hoàn thành được lộ trình đó, trước hết cần thay đổi từ chính nhận thức của mỗi người dân. Chỉ tới khi người sử dụng hiểu được tác hại của than tổ ong đối với sức khỏe người dùng, khi đó bài toán giữa kinh tế và sức khỏe mới có thể được giải quyết triệt để.

Hoa Nguyễn – Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng

Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng

(LĐTĐ) Vòng 17 Premier League diễn ra trong sự thất vọng của cổ động viên MU, trong khi đó, Liverpool đã kiếm được 3 điểm trọn vẹn trên sân Tottenham để chắc ngôi đầu bảng.
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/12), giá dầu WTI và Brent trên thị trường thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,58 USD/thùng, tăng 0,12%; giá dầu Brent ở mốc 72,98 USD/thùng, tăng 0,08%.
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

(LĐTĐ) Theo lịch thi đấu, trận bán kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Singapore sẽ diễn ra vào ngày 26/12 trên sân khách. Điều đáng tiếc trong trận đấu này tiền đạo Văn Toàn không thể thi đấu.
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh vào chiều ngày 22/12, với cả vàng nhẫn và vàng miếng đều đạt ngưỡng 84,4 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, xu hướng tăng vẫn tiếp tục chi phối giá vàng trong tuần này.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 23/12, trời có mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 22/12, trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

(LĐTĐ) Dự báo ngày 21/12, khu vực Hà Nội không mưa ngày nắng, nhiệt độ từ 12 đến 23 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ

(LĐTĐ) Dự báo ngày 20/12, khu vực Hà Nội trời ít mây không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 19/12, trời ít mây, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng nhẹ, nhiệt độ từ 13 đến 23 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 18/12, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Để Thủ đô xanh bền vững

Để Thủ đô xanh bền vững

(LĐTĐ) Nhằm cụ thể hoá Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh... thành phố Hà Nội đã xây dựng định hướng, tầm nhìn “chiến lược xanh” vào hai quy hoạch và Luật Thủ đô sửa đổi. Song song với các chiến lược dài hại, Hà Nội cũng đang xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với định hướng “Xanh, thông minh, thành phố kết nối toàn cầu”.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 17/12, khu vực Hà Nội sáng sớm trời rét, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 16/12, khu vực Hà Nội không mưa, trời rét, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 11 - 14 độ C.
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch

TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành quyết định phê duyệt danh sách, số lượng tuyến và tần suất vớt đối với các tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy cần thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn trên địa bàn.
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"

Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"

(LĐTĐ) Trong bối cảnh phát triển đô thị, huyện Thanh Trì (Hà Nội) có khoảng 100 thôn làng, tổ dân phố có nghĩa trang nhân dân không di dời, nên việc biến các nghĩa trang thành công viên tâm linh, vườn hoa cây xanh là một trong những mô hình sáng tạo làm đẹp cảnh quan đô thị.
Xem thêm
Phiên bản di động