Cần đảm bảo an toàn cho cộng đồng!
Ăn mặc phản cảm: Có nên đi chơi rồi tiện thể đi lễ chùa? Đi chùa đầu năm – Nét đẹp trong đời sống tâm linh người Việt Những quan niệm sai lầm khi lễ chùa đầu năm mới |
Ảnh minh họa. Nguồn: VOV |
Ngày 14/3, bất kỳ ai vào mạng đọc tin tức trên báo điện tử đều không khỏi “thảng thốt” khi những hình ảnh người dân đổ xô đến chùa Tam Chúc (tỉnh Hà Nam) dự lễ, tham quan đầu năm. Theo ước tính sơ bộ của Ban Tổ chức, chỉ trong ngày mở cửa trở lại (14/3), có đến 5 vạn người đến lễ chùa!
Như đã đề cập, hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh không chỉ là nét văn hóa truyền thống mà còn là quyền của mỗi công dân. Song chúng ta rất khó chấp nhận, trong thời điểm hiện nay khi cả thế giới đang phải gồng mình chống chọi với đại dịch Covid-19, trong thời điểm ở Việt Nam, làn sóng dịch Covid-19 lần 3 vừa tạm lắng xuống nhưng diễn biến rất khó lường, thì người dân vẫn bất chấp các khuyến cáo của cơ quan chức năng về phòng, chống dịch, chen chúc, thậm chí không đeo khẩu trang đi lễ chùa!
Nên nhớ trong các văn bản mà Bộ Y tế, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành liên quan đến việc mở cửa các danh lam, di tích lịch sử, đình, chùa đều nhấn mạnh đến yếu tố đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trong đó, biện pháp 5K như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, giữ khoảng cách vẫn là ưu tiên số một. Vậy mà chỉ trong không gian chật hẹp ngôi chùa Tam Chúc, khách thập phương xếp chặt như nêm vào lễ, vãn cảnh thử hỏi trong số đó nếu có một người bị nhiễm, có hiện tượng nhiễm Covid-19 điều gì sẽ xảy ra?.
Sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng là quyền của mỗi người. Những lễ hội đầu xuân là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Quy chung lại khi mỗi chúng ta đi lễ chùa, đi lễ hội cũng đều cầu cho quốc thái dân an, cầu bình yên, sức khỏe cho mọi người.
Bởi vậy, trong mùa đại dịch, nếu chúng ta cứ thiếu ý thức trong việc đi lễ hội, viếng đền chùa bằng ý niệm “mê tín dị đoan” như cầu danh, cầu lợi, “xin cái này, cái kia” thì vô tình gây bất an cho toàn xã hội. Covid-19 là kẻ thù vô hình, len lỏi trong mọi ngóc ngách của không gian, nếu chúng ta cứ “mê tín” hóa việc đi lễ hội, lễ chùa…bất chấp các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 như khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn thì cái giá sẽ vô cùng đắt.
Hơn lúc nào hết, vì sự bình an của cộng đồng, đồng hành cùng Chính phủ và toàn hệ thống chính trị trong công cuộc phòng, chống, đẩy lùi đại dịch Covid-19 mỗi chúng ta cần phải nêu cao ý thức hơn nữa. Phải đặt sự an toàn cho cộng đồng lên trên lợi ích mang tính “mê tín” của mỗi cá nhân!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ
TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 là 1,44%
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49