Căn cứ vào cấp độ dịch, địa phương cho học sinh đi học

(LĐTĐ) Hiện tỷ lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 còn thấp. Trong khi đó, tình hình dịch vẫn còn phức tạp, nên Bộ Y tế cho biết, sẽ căn cứ vào các cấp độ dịch của tỉnh, huyện, xã mà địa phương có kế hoạch cho trẻ đi học. Đồng thời, Bộ Y tế đã đưa ra các biện pháp, các tình huống phòng dịch Covid-19 cụ thể để đảm bảo cho học sinh được đến trường an toàn.
Quan tâm, tư vấn tâm lý khi học sinh đi học trở lại Hoàn thành tiêm phủ vắc xin mũi 2 vào đầu tháng 11, để học sinh có thể trở lại trường học

Tỷ lệ tiêm vắc xin trong nhà trường đạt 62%

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị triển khai công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong cơ sở giáo dục đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Bộ Y tế tổ chức vừa qua. Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh, diễn biến dịch Covid-19 vẫn đang rất phức tạp, ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục, tới giáo viên, học sinh tất cả các địa bàn trên cả nước. Thời gian qua, các em học sinh đã phải chuyển trạng thái sang học trực tuyến, học qua truyền hình.

Căn cứ vào cấp độ dịch, địa phương cho học sinh đi học
Hướng dẫn học sinh khi có các dấu hiệu ho, sốt. Ảnh: Hồng Đạt

Khi có Nghị quyết 128 hướng dẫn tạm thời về “Thích ứng an toàn, linh hoạt để kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT đã có sự phối hợp chặt chẽ, đồng thời ban hành các kế hoạch phòng, chống dịch cụ thể. Bộ đã có văn bản cụ thể gửi các địa phương, với mong muốn cụm từ “thích ứng an toàn” sẽ được các địa phương triển khai mạnh mẽ. Bộ Y tế cũng đã có hướng dẫn rõ ràng về xác định cấp độ dịch, để thầy cô và các em học sinh trở lại trường học trực tiếp.

Theo Bộ GD&ĐT, hiện có 28 tỉnh, thành phố trong cả nước đang tổ chức cho học sinh học trực tiếp trên địa bàn toàn tỉnh; 35 tỉnh thành dạy học trực tuyến và qua truyền hình; nhiều địa phương lên kế hoạch mở cửa trường học trở lại tại các quận, huyện vùng xanh từ 15/11.

Tuy nhiên, với việc phát sinh các ổ dịch mới liên quan đến trường học, kế hoạch cho học sinh đi học trở lại phải có nhiều điều chỉnh. Trong khi, việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo, nhân viên ngành giáo dục và học sinh từ 12-17 tuổi, được địa phương tăng cường triển khai, nhưng đến nay tỷ lệ cán bộ, nhà giáo, nhân viên trường học được tiêm đủ liều vắc xin còn thấp. Trung bình toàn quốc mới đạt khoảng 62%.

Đối với trẻ đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 và chưa được tiêm, Bộ Y tế đã có hướng dẫn căn cứ vào cấp độ dịch của từng địa phương để quyết định cho đi học hay không. Theo hướng dẫn, các địa phương có đánh giá dịch ở cấp độ 1, có thể cho các trẻ chưa tiêm và đã tiêm, đến trường học trực tiếp. Đối với các địa phương dịch ở cấp độ 2, trẻ vẫn có thể vẫn đến trường học nhưng phải giảm tải và giữ khoảng cách, kết hợp với học trực tuyến. Cấp độ 3, 4 thì căn cứ tình hình cấp độ dịch, trẻ em tiêm hay chưa tiêm vẫn đến trường.

(Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên)

Để học sinh được trở lại trường học tập an toàn theo từng cấp độ dịch, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho rằng các địa phương thực hiện mạnh mẽ hơn nữa chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo Nghị quyết 128. Những địa bàn thuộc cấp độ dịch 1 và 2, địa phương cần tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh, kể cả trẻ mầm non được đi học trực tiếp. Khi học sinh quay trở lại trường học thì phải làm thế nào để đảm bảo an toàn nhất cho các em. Trẻ đến trường phải được an toàn và được hỗ trợ để thích ứng môi trường học tập mới sau nhiều tháng dài dạy học trực tuyến ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý học sinh.

Chia sẻ về vấn đề đảm bảo an toàn cho học sinh đi học, ông Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) khẳng định: “Phải an toàn mới đi học và khi đi học phải an toàn”. Hiện Bộ Y tế đã có những hướng dẫn cụ thể với các cơ sở giáo dục về các công tác phòng, chống dịch. Đặc biệt các cơ sở phải chuẩn bị đầy đủ các phương án không chỉ về phòng, chống dịch mà còn cả khi xuất hiện F0, khi có nhiều F1 để có cách xử lý phù hợp.

Cục Quản lý môi trường y tế đã có hướng dẫn công tác khử khuẩn trường học. Trong đó, ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau, rửa. Cụ thể, các trường học phải tiến hành khử khuẩn 2 lần/ngày với các trang thiết bị như: Bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút bấm thang máy…; vệ sinh sàn nhà, phòng học, phòng chức năng; khu vệ sinh; thiết bị giáo dục; đồ chơi, dụng cụ học tập. Đặc biệt bố trí đủ thùng đựng rác, thu gom, xử lý hàng ngày.

Linh hoạt và chủ động các phương án phòng, chống dịch

Đặc biệt, các tình huống xử trí cụ thể cũng được Bộ Y tế đặt ra như: Tình huống khi có các trường hợp nghi mắc, các cơ sở nhanh chóng thông báo cho Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, Tổ an toàn Covid của cơ sở giáo dục, phụ huynh học sinh. Trường cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn các trường hợp này đeo đúng cách; yêu cầu các trường hợp này hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 2 mét với những người khác… Đồng thời, thông báo cho lực lượng đã được phân công để phân luồng lối đi từ khu vực có trường hợp nghi ngờ đến phòng cách ly tạm thời.

Bộ Y tế cũng hướng dẫn, các đơn vị không sử dụng phương tiện giao thông công cộng để di chuyển trường hợp nghi mắc đến cơ sở y tế; đồng thời lập danh sách người tiếp xúc và thực hiện khử khuẩn tại nơi làm việc khi cơ quan y tế yêu cầu. Trong tình huống khi có bệnh nhân Covid-19, ngay lập tức phong toả tạm thời toàn bộ trường học. Đồng thời, đơn vị thông báo và phối hợp với cơ quan y tế địa phương để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; lập tức tách F0 và đưa F0 đi cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo quy định.

Căn cứ vào cấp độ dịch, địa phương cho học sinh đi học
Duy trì tốt công tác phòng, chống dịch trong quá trình dạy - học.

Cơ sở giáo dục cũng rà soát ngay để phát hiện toàn bộ học sinh, giáo viên người lao động đang có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh trong trường học và đang ở trong cộng đồng; tổ chức ngay việc cách ly tạm thời tại trường học ca bệnh nghi ngờ và tổ chức lấy mẫu đơn tại một khu vực riêng. Trường hợp này cơ sở tiến hành truy vết F1 triệt để tại trường học cũng như trong cộng đồng. Tại trường học, F1 được tách ngay ra một khu vực riêng để tổ chức cách ly theo quy định; tất cả học sinh, giáo viên trong cùng lớp học có F0 được coi là F1, lấy mẫu F1 lần đầu theo mẫu đơn. Đối với cán bộ, giáo viên, học sinh là F1 đang ở cộng đồng, yêu cầu ở yên tại nơi lưu trú thông báo ngay cho y tế cơ sở để xử lý…

Theo Bộ GD&ĐT, những tiêu chí về đảm bảo an toàn trường học đã được Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế đặt ra; các tiêu chí, quy định an toàn, ban hành Sổ tay Covid-19 trong nhà trường… vẫn đang tiếp tục được rà soát, bổ sung. Với việc xác định chính xác cấp độ dịch, để quyết định đưa học sinh trở lại trường, Bộ GD&ĐT cũng xác định đây là vấn đề còn nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, theo lãnh đạo ngành GD&ĐT cần thiết tổ chức các buổi tập huấn để nâng cao nhận thức cho các thầy cô giáo, cho học sinh sinh viên và nâng cao nhận thức cho cả phụ huynh học sinh về các vấn đề đang đặt ra hiện nay như: Tiêm chủng vắc xin, hướng dẫn đeo khẩu trang phù hợp, việc bố trí phòng học an toàn… Sự phối hợp giữa hai ngành hướng tới đảm bảo mỗi cơ sở giáo dục đều có nhân viên y tế túc trực để cùng phối hợp xử lý khi có phát hiện F0 tại trường học.

Đánh giá về những vấn đề chính cần lưu tâm khi học sinh đi học trở lại, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng đó là việc tiêm vắc xin cho học sinh, thực hiện 5K trong lớp học (chủ yếu là khuyến cáo đeo khẩu trang, giữ khoảng cách) và xử lý thế nào khi trong lớp có học sinh nhiễm SARS-CoV-2. Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, hiện trong cả nước đã phủ được vắc xin mũi 1 cho 75% người trên 18 tuổi. Như vậy độ bao phủ vắc xin mũi 1 đã tương đối cao, đặc biệt tại các tỉnh miền Nam. Trong khi đó, nhận định của các tổ chức y tế, các nước thế giới tình hình dịch năm 2021-2022 vẫn còn phức tạp, chưa thể kết thúc. Vì vậy chúng ta phải thích ứng an toàn, linh hoạt không cứng nhắc như trước./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".

Tin khác

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Ngày 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt các đội tuyển học sinh Thành phố chuẩn bị tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 20/12, quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình chào mừng tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trãi (phường Kim Mã).
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 (1944 - 2024), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi ngoại khóa, hoạt động giáo dục trải nghiệm về lịch sử, truyền thống của quân đội.
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

(LĐTĐ) Năm học 2024 - 2025 đã qua nửa chặng đường, tuy nhiên học sinh lớp 9 vẫn chưa biết phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026. Thời điểm hiện tại, các địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội đều đang thấp thỏm chờ Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) để có thể xây dựng phương án tuyển sinh chính thức.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

(LĐTĐ) Trước khi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng từng trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024

Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024

(LĐTĐ) Năm học 2023 -2024 đã qua đi, nhưng đối với tập thể thầy và trò Trường Trung học cơ sở (THCS) Lạc Viên (quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng) đó là một hành trình đầy rực rỡ với những dấu ấn khó phai.
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội.
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?

Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, học sinh cuối cấp đang phải chịu áp lực từ nhiều phía, trong đó có cả từ gia đình và mạng xã hội. Không chỉ gặp vướng mắc về mặt tâm lý, nhiều học sinh cũng bày tỏ tâm lý băn khoăn, e ngại về việc chọn ngành, chọn nghề.
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành

Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành

(LĐTĐ) Kỳ thi cuối cấp Trung học phổ thông (THPT) chính là một “phép thử” để bước đến ngưỡng cửa trưởng thành. Tuy nhiên, nếu học sinh không biết cách cân bằng, điều chỉnh thì thời gian dài có thể ảnh hưởng đến kết quả ôn tập, sức khỏe.
Xem thêm
Phiên bản di động