Quan tâm, tư vấn tâm lý khi học sinh đi học trở lại
An toàn phòng, chống dịch là nhiệm vụ hàng đầu Hà Nội: Học sinh có thể không đồng loạt quay trở lại trường học |
Tư vấn học đường tại Trường tiểu học Trần Nhật Duật (Hà Nội). Ảnh: HOÀI THU |
Chị Phạm Bích Hường, có con năm nay vào lớp 10 Trường THPT M.V Lô-mô-nô-xốp (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: Giai đoạn chuyển cấp đúng thời điểm giãn cách xã hội cho nên mọi hoạt động làm quen với bạn bè và thầy, cô giáo mới của con hoàn toàn qua hình thức trực tuyến. Trong khi đó, bố mẹ đi làm cả ngày, chỉ có buổi tối được gặp gỡ, trò chuyện cho nên con từ một cô gái với tính cách sôi nổi, hay tham gia vào các hoạt động tập thể của lớp, nhà trường, nay trở nên khép kín, ngại giao tiếp. Cùng chung nỗi lo lắng với chị Hường, chị Nguyễn Thu Lan có hai cậu con trai đang học Trường tiểu học Quang Trung (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: Thời gian gần đây, các con thường xuyên mất tập trung trong giờ học trực tuyến và liên tục đòi đến lớp, đôi lúc còn chống đối với việc học, nếu kéo dài việc học trực tuyến e rằng tâm lý các con sẽ bất ổn.
Cô giáo Phan Thị Tuyết, giáo viên dạy lớp 3 Trường tiểu học Dân Tiến (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) cho biết: Dù học trực tuyến hay trực tiếp thì vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng. Việc tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử, thiếu tương tác thực tế với thầy cô, bạn bè khiến trẻ trở nên ngại giao tiếp. Hiểu rõ điều này, trong mỗi giờ giải lao, cô giáo thường xuyên trò chuyện, chia sẻ, hỏi han, tổ chức các trò chơi để không khí học tập trở nên sôi nổi, qua đó, cô và trò cũng hiểu nhau hơn. Ngoài ra, nhà trường cũng lên kế hoạch khi học sinh quay lại trường học, giáo viên sẽ tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, trải nghiệm thú vị để kéo học sinh trở lại trạng thái bình thường.
Theo PGS, TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục (Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội), ở nhà quá lâu vì dịch, trẻ từ ba đến sáu tuổi tiếp cận thiết bị điện tử nhiều dễ dẫn đến các hành vi thái quá; trẻ sáu đến 12 tuổi sử dụng thiết bị điện tử nhiều cũng dễ có cảm xúc tiêu cực. Học sinh có nguy cơ bị tổn thương sức khỏe sau khi quay lại trường do phải đối diện quãng thời gian dài mắc kẹt trong không gian chật chội, bạo lực gia đình... Khi đến trường, có thể trẻ sẽ có những dấu hiệu như dễ khóc, dễ thay đổi tâm trạng, hay lo lắng, buồn bã, mệt mỏi. Vì vậy, trước khi trở lại trường, cha mẹ nên chuẩn bị cho con một thời gian thích ứng với hoạt động mới ở trường, thiết lập lại lịch ăn, ngủ phù hợp. Đồng thời, cập nhật các thông tin liên quan đến việc trở lại trường để trẻ sẵn sàng tâm lý chuyển từ trạng thái học trực tuyến sang học trực tiếp.
PGS, TS Phạm Mạnh Hà, Trưởng bộ môn Giáo dục và Phát triển cộng đồng (Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) thì chia sẻ, học sinh chịu tác động dịch Covid-19 có thể có biểu hiện suy giảm trí nhớ, khó tiếp thu bài học, căng thẳng, lo âu. Ngoài ra, học trực tuyến trong thời gian dài thiếu vắng sự tương tác trực tiếp với giáo viên, học sinh dễ chán nản, không có hứng thú học tập. Vì vậy, khi học sinh quay trở lại trường học, giáo viên cùng phối hợp với cha mẹ học sinh để cùng theo dõi những dấu hiệu căng thẳng ở học sinh để chia sẻ, động viên kịp thời, đưa các em tham gia ngay vào những hoạt động tập thể. Ngoài ra, các trường cần giảm tải, nới lỏng, ưu tiên các hoạt động giao lưu để trẻ dần thích ứng với học trực tiếp.
Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho biết, những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh đã ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh trong thời gian không thể đến trường. Các em vừa phải trải qua thời gian biến chuyển tâm sinh lý, vừa phải làm quen với việc chuyển đổi từ hình thức học trực tiếp sang gián tiếp, nhiều em có điều kiện kinh tế gia đình trở nên khó khăn hơn, thậm chí có em còn mất cha mất mẹ do dịch bệnh dẫn đến những sang chấn tâm lý là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, các cơ sở giáo dục khi chuyển trạng thái dạy học từ trực tuyến sang trực tiếp phải có kế hoạch tư vấn tâm lý cho học sinh nhằm giảm những tác động tiêu cực có thể xảy ra, góp phần xây dựng môi trường trường học an toàn, thân thiện. Việc tư vấn tâm lý cho các em cần quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống nhằm tăng ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử, hoàn thiện nhân cách học sinh.
Theo Quỳnh Nguyễn/nhandan.vn
https://nhandan.vn/tin-tuc-giao-duc/quan-tam-tu-van-tam-ly-khi-hoc-sinh-di-hoc-tro-lai--673125/
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47