Cần có phương án xử lý rác thải cồng kềnh
Hà Nội: Đảm bảo triệt để xử lý rác thải tại các khu vực cách ly | |
Rác thải tồn đọng đến bao giờ? | |
Phúc Lâm (Mỹ Đức, Hà Nội): Rác thải bốc mùi hôi thối tràn lòng đường |
Đau đầu với rác cồng kềnh
Cũng vì tính chất công việc, kể từ đầu mùa dịch, chị Kim Liên, Hà Nội tạm thời nghỉ việc ở nhà. Hưởng ứng lời kêu gọi dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để phòng dich, chị lên kế hoạch từng ngày để vệ sinh mái ấm khang trang 4 tầng của mình.
Công việc tưởng chừng đơn giải nhưng lại gặp khó khăn ngay tại chính khâu chị không ngờ tới, đó là không tìm được phương án xử lý các rác thải cồng kềnh là ga, đệm cũ... vốn được cất kỹ từ lâu trong kho.
“Do không biết nên tôi có mang ra chỗ đổ rác của khu nhưng do công nhân môi trường nhắc nhở không được đổ rác cồng kềnh nên tôi lại mang về. Chúng tôi không biết xử lý đống ga, đệm này như thế nào, nhất là trong bối cảnh mùa dịch việc di chuyển cũng rất khó khăn” – chị Liên cho hay.
Thực tế, không chỉ riêng chị Liên gặp khó trong việc xử lý rác thải cồng kềnh, mở rộng ra toàn thành phố “rác thải cồng kềnh” cũng là bài toán khó cho cả nhà quản lý lẫn doanh nghiệp xử lý.
Rác thải cồng kềnh khiến công tác thu gom rác thải đô thị gặp nhiều khó khăn. |
Nói về công tác thu gom rác thải công kềnh, anh Văn Khoa – Công nhân xí nghiệp môi trường đô thị Ba Đình, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO Hà Nội) cho biết, nhiều tuyến đường, hè phố, khu dân cư trên địa bàn quận Ba Đình thường xuyên phải tiếp nhận số lượng lớn các loại rác thải cồng kềnh.
Đơn cử như tuyến phố Hồng Hà, nơi xí nghiệp môi trường đô thị Ba Đình là đơn vị thu gom, vận chuyển rác thải. Tại đây, có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh các đống lớn, đống nhỏ ghế đệm mút; tủ, bàn, giường bằng gỗ ô - kan, gỗ dán bị hỏng hoặc cũ do các hộ gia đình thải ra. Điều đáng nói là việc thải bỏ rác cồng kềnh phần lớn không theo quy định mà “tiện đâu xả đó”, nhiều khi để nguyên cả ghế sofa, bàn làm việc, giường, tủ ... gây khó khăn rất lớn cho công tác thu gom, xử lý.
Tương tự, tại ngã 3 đường Láng – Yên Lãng, tại các khu vực bên rìa bờ kè sông Tô Lịch, người đân cũng thường xuyên phản ánh về tình trạng vứt bỏ thậm chí đốt, tiêu hủy rác thải cồng kềnh.
Còn tại khu vực ngoại thành, tình trạng người dân đổ chất thải rắn cồng kềnh cũng diễn ra khá phổ biến tại một số huyện như: Hoài Đức, Thạch Thất, Chương Mỹ... Tại một số điểm, người dân còn đốt chất thải rắn cồng kềnh, gây khói bụi ô nhiễm môi trường.
Nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô thường xuyên xảy ra tình trạng đổ trộm, xả trộm rác thải cồng kềnh và rác thải xây dựng khiến bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác. |
Cần sớm có chế tài
Nhiều chuyên gia cho rằng, rác cồng kềnh có chất liệu đa dạng, từ gỗ, nhựa, thạch cao, sắt, thép… nên không thể đem chôn lấp tất cả mà cần phải được phân loại để xử lý cho phù hợp.
Theo đại diện URENCO Hà Nội, trong nhóm rác cồng kềnh, giường, tủ, bàn, ghế… tương đối dễ xử lý, hơn các loại như tủ lạnh, biển hộp có gắn đèn, bình nóng lạnh… Trong khi đó, hiện nay Hà Nội mới chỉ có quy định riêng đối với chất thải xây dựng, y tế… mà chưa liệt chất thải rắn sinh hoạt cồng kềnh vào nhóm cần được quan tâm, xử lý riêng.
Thực tế này cho thấy, việc thiếu các quy định trong lĩnh vực thu gom, xử lý chất thải rắn là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng rác thải có kích thước lớn không được xử lý hiệu quả. Trước mắt, bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền đến người dân, cần làm nghiêm ngặt hơn nữa khâu giám sát, xử lý nghiêm đối với các hành vi đổ trộm rác thải cồng kềnh.
Ngoài ra, từ kinh nghiệm nhiều nơi trên thế giới, đơn vị thu gom cũng có thể lên kế hoạch, bố trí người thu gom rác thải cồng kềnh và khi chuyên chở sẽ tính phí. Việc làm này vừa thêm được một nguồn kinh phí trong xử lý rác thải, vừa giúp tiết kiệm công tác phân loại, xử lý rác.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ
Môi trường 01/11/2024 06:40
“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách
Môi trường 31/10/2024 06:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng
Môi trường 31/10/2024 06:22
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm
Môi trường 30/10/2024 15:09
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/10: Mưa rào, trưa, chiều hửng nắng
Môi trường 30/10/2024 07:06