Khởi động lại kế hoạch cải tạo chung cư cũ:

Cần bước đột phá mới

(LĐTĐ) Với mục tiêu cải thiện điều kiện sống cho người dân, xây dựng đô thị ngày càng văn minh, từ năm 2007 thành phố Hà Nội đã thực hiện việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ trên địa bàn. Song, vì nhiều nguyên nhân, tiến độ công việc này vẫn được đánh giá là quá chậm khi chỉ có hơn 1% trong tổng số 1.579 chung cư cũ trên toàn địa bàn được cải tạo, xây dựng lại. Cải tạo chung cư cũ đang gặp khó, việc tìm giải pháp để tháo gỡ là nhiệm vụ ưu tiên hiện nay.
Hà Nội thúc tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ Bộ Xây dựng sẽ hỗ trợ Hà Nội trong việc xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung Hà Nội: Rà soát, đảm bảo an toàn tại các tòa nhà chung cư cũ nguy hiểm

Nhiều vướng mắc nảy sinh

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn Thành phố có 1.579 chung cư cũ, xây dựng trong giai đoạn 1960-1992, đến nay hầu hết đã qua niên hạn sử dụng. Đáng chú ý, trong quá trình sử dụng, do không được sửa chữa, bảo trì thường xuyên, các hộ dân tự cải tạo, cơi nới nên nhiều nhà xuống cấp nghiêm trọng.

Trước thực trạng trên và yêu cầu tái thiết nhằm cải thiện đời sống người dân, từ năm 2007, Sở Xây dựng Hà Nội đã tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng, phân loại hiện trạng được 940 nhà chung cư cũ theo 4 mức độ. Trong đó, có 6 nhà cấp D gồm đơn nguyên 1, chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng (phường Láng Hạ, quận Đống Đa); chung cư C1 Thành Công;

Đơn nguyên 1, 2 G6A Thành Công (phường Thành Công, quận Ba Đình); đơn nguyên 3 C8 Giảng Võ (phường Giảng Võ, quận Ba Đình); đơn nguyên 1 nhà A Ngọc Khánh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình); đơn nguyên 1, 3 tập thể Bộ Tư pháp (phường Cống Vị, quận Ba Đình). Điểm chung là các chung cư cũ này đều bị lún nứt, tách rời nhau với khoảng cách 0,8-1,2m…

Cần bước đột phá mới
Làm tốt công tác cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng sống của người dân Thủ đô, cải thiện diện mạo cảnh quan đô thị. Ảnh: Luyện Đinh

Việc xác định mức độ xuống cấp của chung cư cũ là rất quan trọng, đây là nền tảng để vận động người dân di chuyển, đảm bảo an toàn, đồng thời phục vụ công tác xây dựng, sửa chữa. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai công tác cải tạo chung cư cũ phát sinh nhiều vấn đề. Chẳng hạn, ở quận Ba Đình, Đống Đa, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã giao Ủy ban nhân dân các quận chủ trì xây dựng phương án di dời, bồi thường, hỗ trợ, tạm cư, tái định cư.

Ủy ban nhân dân Thành phố cũng bố trí đủ quỹ nhà tạm cư cho các hộ. Ngoài ra, các hộ còn được hỗ trợ tiền di chuyển (10 triệu đồng/2 lần đi và về); hỗ trợ ổn định cuộc sống trong 6 tháng... Vậy nhưng đến nay mới có chung cư C1 Thành Công hoàn tất xây dựng lại và đón các hộ quay về, 5 chung cư còn lại việc di dời người dân gặp khó khăn.

Theo thống kê, trong số 4 công trình nguy hiểm còn lại tại quận Ba Đình, có 155 trường hợp (154 hộ dân và 1 cơ quan) cần di dời khẩn cấp. Tháng 8/2019, quận di dời được 94 trường hợp; còn 61 hộ không đồng thuận. Đến 30/11/2020, quận di dời thêm được 8 hộ. Như vậy có thể thấy, việc di dời các hộ ra khỏi chung cư cũ vẫn đang gặp vướng mắc, chưa nhận được sự đồng thuận cao.

Chỉ ra những khó khăn liên quan, ông Bùi Tiến Thành, Trưởng phòng Phát triển nhà ở (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, vướng mắc chủ yếu liên quan đến vấn đề quy hoạch, cơ chế chính sách đền bù, tái định cư, hài hòa lợi ích của chủ đầu tư và người dân... Đặc biệt, các quy định của Luật Nhà ở năm 2014, Nghị định 101/2015/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 20/10/2015 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đang là “nút thắt” lớn khiến công tác này gặp khó.

Cụ thể, trong tổng số 1.579 chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội có đến 969 nhà thuộc khu vực nội đô lịch sử, mà theo Quy hoạch chung Thủ đô, đây là khu vực hạn chế phát triển (về tầng cao, mật độ dân số...). Do đó, việc giải quyết bài toán cân đối tài chính cho nhà đầu tư, cải thiện diện tích ở cho người dân, không gia tăng dân số tại khu vực... gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Hệ lụy nhãn tiền là các dự án này khó kêu gọi nhà đầu tư đáp ứng được các điều kiện của Nghị định 101/2015/NĐ-CP.

Từng bước tháo gỡ khó khăn

Nhằm giải quyết các bất cập về cơ chế, chính sách, bên cạnh việc đóng góp sửa đổi Nghị định 101/2015/NĐ-CP, trên cơ sở đánh giá thực trạng, quá trình thực hiện trong công tác cải tạo chung cư cũ, mới đây Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng (Sở Xây dựng) tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố kế hoạch lập các đồ án quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Trong đó, nghiên cứu theo 3 mô hình gồm: Nhóm 1 là, tập hợp các chung cư cũ trong một khu (khu tập thể) như ở Kim Liên, Trung Tự, Bạch Mai, Ngọc Khánh… Nhóm thứ 2 là nhóm chung cư cũ mô hình như tiểu khu nhà ở gồm 5 – 7 chung cư một nhóm (không phải khu tập thể). Nhóm thứ 3 là các chung cư cũ độc lập, đơn lẻ.

Với nhóm 1, ví dụ như khu Thành Công, quy mô khoảng 30ha, có vài chục chung cư cũ. Dự án cải tạo, tái thiết sẽ quy hoạch 1/500, đồng bộ giải pháp, tất cả sẽ tái định cư tại trung tâm khu đất, cho phép xây chung cư cao tầng, giải phóng quỹ đất 20 – 25% (khoảng 7ha) để phát triển các chức năng dịch vụ, thương mại, hạ tầng du lịch…

“Quan trọng ở đây là không hạn chế cao tầng, sẽ thiết lập các quỹ đất thương mại dịch vụ, có thể đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án, đối ứng vốn… Cân bằng được tái định cư tại chỗ, thoả mãn quy hoạch không gian ngầm, đồng bộ đa dạng giải pháp, khung cơ chế thì các chủ đầu tư sẽ cùng tham gia” – Phó Chủ tịch Thành phố cho biết.

Với nhóm thứ 2, chính sách của Thành phố cũng tương đồng với nhóm chung cư riêng lẻ. Đơn cử như quận Hoàn Kiếm có 120 chung cư riêng lẻ sẽ thiết lập một phương án đầu tư tổng thể, xây dựng lại các chung cư cũ này nhưng tái định cư hoán đổi trên địa bàn một phường, một quận. Ví dụ, sẽ tái định cư tại chỗ cho 30 chung cư cũ, hút 90 chung cư cũ khác về. Quỹ đất của 90 chung cư cũ sẽ để phát triển hạ tầng khác.

Được biết, trong thời gian tới Thành phố sẽ tiến hành tổng kiểm định các chung cư cũ trên địa bàn, phân theo chất lượng A, B, C, D để ưu tiên xử lý các trường hợp xuống cấp nghiêm trọng cải tạo đồng bộ với đề án.

Cần bước đột phá mới
Ảnh minh họa: Luyện Đinh

Nhiệm vụ cũng là cơ hội

Thực tế chỉ ra, cơ chế, chính sách cải tạo chung cư cũ đặc thù và mang tính tổng thể thay vì làm đơn lẻ sẽ là giải pháp đột phá để Thành phố tái thiết các chung cư cũ, góp phần xây dựng đô thị xanh, văn minh, hiện đại. Xác định rõ điểm này, theo tìm hiểu Đồ án quy hoạch phân khu đô thị nội đô lịch sử (gồm 4 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng) dự kiến sẽ được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt trong tháng 3/2021.

Đặc biệt, vào ngày 11/3 vừa qua, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII đã thông qua Chương trình số 03-CTr/TU về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025”. Theo đó, mục tiêu được Thành phố đặt ra là tiếp tục đẩy nhanh tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 các khu chung cư cũ;

Nghiên cứu định hướng giải pháp quy hoạch theo chung cư cũ, nhóm chung cư cũ và các chung cư cũ độc lập nhằm phát huy tối đa giá trị quỹ đất, khai thác hiệu quả kinh tế và tính khả thi dự án; triển khai cải tạo, xây dựng lại 3 chung cư cũ nguy hiểm cấp D (Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh) và chuẩn bị triển khai các khu còn lại…

Thành phố cũng xác định rõ, giải pháp trọng tâm sẽ là: Kiến nghị sửa đổi Luật Nhà ở, Nghị định số 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ; Xây dựng Đề án khung cơ chế chính sách đặc thù để thúc đẩy tiến độ cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội có Nghị quyết riêng cho Thành phố về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ để triển khai thực hiện.

Rõ ràng, Hà Nội đang có những bước đi cần thiết, từng bước tháo gỡ những khó khăn trong công tác cải tạo chung cư cũ. Nhất trí cao với tính cấp bách của công tác cải tạo chung cư cũ, PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, cho rằng, chính quyền nên là đơn vị chủ đạo trong việc lập quy hoạch, thậm chí có thể chủ động “thuê” tư vấn nước ngoài hỗ trợ lập quy hoạch, sau khi đã hoàn thành giải phóng mặt bằng sẽ tiến hành đấu giá các lô đất phù hợp.

“Trong cơ chế thị trường, khi doanh nghiệp là đơn vị đứng ra xây dựng quy hoạch, rất khó để đảm bảo họ không ưu tiên lợi ích của chính mình, chính vì vậy để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này, chính quyền Thành phố nên đứng ra chịu trách nhiệm lập quy hoạch. Tôi tin rằng việc này sẽ đem lại lợi ích lớn hơn cho tất cả” - PGS. TS Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Đồng quan điểm này, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh cho rằng, khi Đồ án quy hoạch phân khu đô thị nội đô lịch sử được thông qua sẽ chốt được các thông số chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, tầng cao, hệ số sử dụng đất, giao thông... Đây sẽ là đầu bài để các nhà đầu tư nghiên cứu, triển khai các dự án đầu tư. /.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

(LĐTĐ) Đến chiều ngày 29/10, dù nước tại một số khu vực ở phường Phước Tân, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã rút nhưng nhiều nơi nhà dân vẫn còn bị ngập sâu.
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

(LĐTĐ) Trong tháng 10/2024, lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hà Nội đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có tờ trình số 6520 đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép UBND Thành phố thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện.
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

(LĐTĐ) Việc triển khai xây dựng "Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị" trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) đã khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; là nền tảng cho việc giữ vững an ninh trật tự từ sớm, từ xa, từ cơ sở, vì nhân dân phục vụ.
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Với những nỗ lực tuyên truyền, vận động của lực lượng chức năng quận Thanh Xuân (Hà Nội), đến nay, 100% các hộ gia đình, cá nhân đã đồng thuận bàn giao mặt bằng trước thời điểm cưỡng chế thực hiện dự án mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân.
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Sáng 14/10, lực lượng chức năng của UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã tiến hành thu hồi đất, khẩn trương bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án Cải tạo, mở rộng tuyến phố Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Nỗ lực vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân

Nỗ lực vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân chấp thuận bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân, tính đến 19h ngày 13/10, đã có 155/160 hộ dân ký biên bản bàn giao mặt bằng.
Xem thêm
Phiên bản di động