Di tích văn hóa Đông Sơn:

Cần bảo tồn nguyên trạng

(LĐTĐ) Ngày 22/10, Viện Khảo cổ - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tổ chức buổi công bố báo cáo sơ bộ kết quả công tác thăm dò, khai quật nghiên cứu khảo cổ học cụm di chỉ Vườn Chuối  thuộc xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, nơi có những di tích mang đặc trưng của giai đoạn văn hóa Đông Sơn. Các nhà khoa học đã đề xuất ba phương án bảo tồn, trong đó, việc bảo tồn nguyên trạng toàn bộ cụm di chỉ Vườn Chuối được cho là vô cùng cần thiết.
can bao ton nguyen trang Đô thị hóa và bài toán bảo tồn di dích
can bao ton nguyen trang Bảo vệ khẩn cấp nơi cư dân Hà Nội sống cách hơn 1000 năm trước Công nguyên
can bao ton nguyen trang
Di chỉ Vườn Chuối thuộc xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (ảnh: T.P)

Di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối, trong các văn liệu khảo cổ học và dân gian truyền miệng, còn có những tên gọi khác là Gò Mả Phượng, Gò Dền Rắn, Gò Chùa Gio, Gò Cây Muỗng, Gò Mả Đống, Gò Chiền Vậy...

Dẫu với tên gọi nào, nó vẫn là một địa danh nổi tiếng và khá quen thuộc trong giới khảo cổ học Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Di chỉ Vườn Chuối là một trong số rất ít các di tích có sự phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn văn hóa từ tiền Đông Sơn đến Đông Sơn.

Cụm di chỉ Vườn Chuối được các nhà nghiên cứu khảo cổ học phát hiện và nghiên cứu từ năm 1969. Đợt khai quật mới nhất bắt đầu từ tháng 5/2019 đến nay. Đặc biệt, trong các đợt khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện 15 mộ táng đều là mộ giai đoạn văn hóa Đông Sơn với hai loại mộ huyệt đất và mộ quan tài gốm.

Đợt thăm dò, khai quật này cũng phát hiện thêm các loại hình di tích sinh hoạt cư trú như: Các khu bếp đun nấu, vết tích lò nấu đồng, các hố đất đen, hố chân cột, vết tích nền sân hoặc nền kiến trúc… thuộc nhiều giai đoạn văn hóa khác nhau từ tiền Đông Sơn đến Đông Sơn.

Cụm di chỉ Vườn Chuối được các nhà nghiên cứu khảo cổ học phát hiện và nghiên cứu từ năm 1969. Đợt khai quật mới nhất bắt đầu từ tháng 5/2019 đến nay. Đặc biệt, trong các đợt khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện 15 mộ táng đều là mộ giai đoạn văn hóa Đông Sơn với hai loại mộ huyệt đất và mộ quan tài gốm. Đợt thăm dò, khai quật này cũng phát hiện thêm các loại hình di tích sinh hoạt cư trú như: Các khu bếp đun nấu, vết tích lò nấu đồng, các hố đất đen, hố chân cột, vết tích nền sân hoặc nền kiến trúc… thuộc nhiều giai đoạn văn hóa khác nhau từ tiền Đông Sơn đến Đông Sơn.

Công tác khai quật ở địa điểm Vườn Chuối trong năm 2019 được tiến hành với hai hố khai quật. Kết quả thu được qua đợt thăm dò khai quật ghi nhận cụm di chỉ Vườn Chuối là một cụm di chỉ cư trú kết hợp mộ táng. Cùng kết quả từ các lần khai quật trước, các hố thăm dò, khai quật ở gò Vườn Chuối, gò Dền Rắn và gò Mỏ Phượng lần này đã góp thêm nhiều tư liệu góp phần làm rõ hơn giá trị lịch sử văn hóa của cụm di tích Vườn Chuối và thời Tiền Sơ sử ở khu vực thành phố Hà Nội. Tại địa điểm Vườn Chuối địa tầng di tích tồn tại 3 lớp văn hóa khác nhau là Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn.

Do đặc điểm cư trú ở các giai đoạn khác nhau từ sớm đến muộn có sự chuyển dịch từ phía bắc xuống phía nam nên sự phân bố địa tầng văn hóa ở mỗi giai đoạn từ Đồng Đậu đến Đông Sơn cũng có sự chuyển dịch, hầu như chưa tìm thấy vị trí nào có sự phát triển liên tục cả 3 giai đoạn như đã phát hiện ở một số địa điểm khác.

Độ dày tầng văn hóa cũng có sự khác biệt giữa các vị trí, dày hơn ở các khu vực trung tâm hoặc ở những khu vực địa hình trũng hơn trong khu trung tâm, ngược lại tầng văn hóa mỏng hơn khi phân bố về phía chân gò.

Theo giáo sư, tiến sĩ Lâm Mỹ Dung, chuyên gia khảo cổ học đã khai quật tại di chỉ Vườn Chuối, khi đào rộng hố khai quật, các nhà khoa học phát hiện một số hiện vật mộ táng thu được còn ở tình trạng tốt, có thể đủ điều kiện làm ADN, xác định niên đại.

Trong đợt khai quật này, các nhà khảo cổ thu được 15 mộ, đều là mộ giai đoạn văn hóa Đông Sơn với hai loại: Mộ huyệt đất và mộ quan tài gốm. Ngoài ra, các nhà khảo cổ phát hiện 7 mộ hiện đại.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học tiếp tục phát hiện thêm các loại hình di tích sinh hoạt cư trú như các khu bếp đun nấu, vết tích lò nấu đồng, các hố đất đen, hố chân cột, vết tích nền sân hoặc nền kiến trúc thuộc nhiều giai đoạn khác nhau, thu được hơn 1.000 hiện vật đá với các loại công cụ lao động, đồ trang sức và các loại hiện vật khác gồm: Rìu, bôn, đục, bàn mài, chì lưới, mảnh vòng, mảnh khuyên tai, hạt chuỗi...; khoảng 40 hiện vật đồ đồng gồm rìu, dao, kim, lưỡi câu… Đồ gốm tìm thấy đều là gốm mảnh thuộc các loại hình nồi, vỏ, bát… thuộc các giai đoạn từ Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn và muộn hơn.

Ngoài ra, những tư liệu thu được từ đợt thăm dò, khai quật ở cụm di chỉ Vườn Chuối lần này và tư liệu từ các đợt khai quật trước đã góp thêm tư liệu nghiên cứu về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của một nhóm cư dân Tiền Đông Sơn - Đông Sơn ở một không gian khu vực cụ thể.

Nghiên cứu những di tích, di vật ở cụm di chỉ Vườn Chuối ghi nhận các cư dân cổ Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn đã nắm vững và phát huy đến trình độ rất cao những nghề thủ công chế tác đồ đá, đồ gốm, đồ gỗ, nấu đúc kim loại đồng, xe sợi dệt vải…

Trước những kết quả khả quan đạt được, tại buổi báo cáo các nhà khoa học cũng đã đề xuất các phương án bảo tồn. Cụ thể, cần bảo tồn nguyên trạng toàn bộ cụm di chỉ Vườn Chuối gồm khu vực Vườn Chuối, Dền Rắn và Mỏ Phượng, đồng thời khoanh vùng khu vực bảo tồn bằng các mốc giới, không xây dựng bất kỳ công trình kiến trúc nào trong khu vực di tích.

Trong phạm vi khu vực bảo tồn, các cơ quan chuyên môn tiếp tục thăm dò, khai quật nghiên cứu làm rõ những giá trị đặc trưng của di tích và xây dựng hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng theo Luật Di sản văn hóa; dành một phần diện tích di chỉ Vườn Chuối để thực hiện việc dựng bia giới thiệu về cụm di chỉ khảo cổ học, tiến hành xây dựng hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng khi đủ điều kiện.

Thông báo cho các đơn vị Chủ đầu tư xây dựng đường Vành đai 3.5 và chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị Kim Chung - Di Trạch cần phải thực hiện khai quật di dời di tích trước khi xây dựng theo Luật Di sản văn hóa; Bảo tồn 6.000m2 nửa phía Đông di chỉ, tiến hành khai quật nghiên cứu 6.000m2 nửa phía Tây di chỉ Vườn Chuối. Đồng thời với việc khai quật nghiên cứu làm rõ những giá trị đặc trưng của di tích là xây dựng hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng theo Luật Di sản văn hóa.

Ngoài ra, đối với các di chỉ Dền Rắn và Mỏ Phượng, chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị Kim Chung - Di Trạch cần phải thực hiện khai quật di dời di tích trước khi xây dựng theo Luật Di sản văn hóa.

Theo ông Nguyễn Gia Đối - Quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ, với giá trị lịch sử văn hóa to lớn đã được chứng thực qua nhiều lần khai quật nghiên cứu từ trước đến nay, cụm di chỉ Vườn Chuối xứng đáng được đưa vào danh mục kiểm kê di tích lịch sử văn hóa và xếp hạng là di tích khảo cổ học của thành phố Hà Nội.

Ông Nguyễn Văn Thông, Phó trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hoài Đức đưa ý kiến: “Di chỉ Vườn Chuối bắt đầu khai quật từ năm 1969. Trải qua 8 lần khai quật, nếu chúng ta có kết quả, khoanh vùng bảo vệ trước khi các dự án triển khai thì việc thực hiện phương án bảo tồn toàn vẹn rất dễ”.

Phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Văn Liêm, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học đánh giá, di vật thu được có ý nghĩa quan trọng, giá trị thu được trong đợt khảo cổ này cũng có giá trị lớn cho giới nghiên cứu.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thành lập 13 đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT

Thành lập 13 đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT

(LĐTĐ) Chiều 23/10, tại Trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên Hà Nội - Amsterdam, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố thành lập 13 đội tuyển học sinh giỏi Thành phố tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025.
Đòi hỏi cao với phương án kiến trúc cầu vượt biển vịnh Rạch Giá

Đòi hỏi cao với phương án kiến trúc cầu vượt biển vịnh Rạch Giá

(LĐTĐ) Với tổng mức đầu tư lớn, vị trí đắc địa, công trình cầu vượt biển Rạch Giá không chỉ có vai trò quan trọng về cảnh quan đô thị mà còn được xem là điểm nhấn ấn tượng của thành phố Rạch Giá và tỉnh Kiên Giang trong tương lai. Tuy nhiên, cùng với kỳ vọng thì việc thiết kế xây dựng công trình cũng đối diện với những thách thức không nhỏ liên quan đến yếu tố kỹ thuật.
Công an quận Bắc Từ Liêm tạm giữ nhóm đối tượng trộm cắp, tiêu thụ xe máy

Công an quận Bắc Từ Liêm tạm giữ nhóm đối tượng trộm cắp, tiêu thụ xe máy

(LĐTĐ) Ngày 23/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết đã ra Lệnh tạm giữ 3 đối tượng đề điều tra làm rõ hành vi Trộm cắp tài sản, Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tàng trữ trái phép chất ma túy.
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất: Người có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 2,25 triệu đồng ở khu vực nông thôn; dưới 3 triệu đồng ở khu vực thành thị được xác định là người có thu nhập thấp.
Philippines: Bão Trami gây mưa lớn, ngập lụt, hàng ngàn người bị ảnh hưởng

Philippines: Bão Trami gây mưa lớn, ngập lụt, hàng ngàn người bị ảnh hưởng

(LĐTĐ) Bão nhiệt đới Trami đã trút mưa lớn trên khắp các hòn đảo chính của Philippines, gây ra lũ lụt trên diện rộng ảnh hưởng đến khoảng 150.000 người khi chính phủ đóng cửa hầu hết các hoạt động.
Chính phủ đề xuất bổ sung 20.695 tỷ đồng vốn nhà nước vào VCB

Chính phủ đề xuất bổ sung 20.695 tỷ đồng vốn nhà nước vào VCB

(LĐTĐ) Chính phủ đề xuất đầu tư bổ sung vốn nhà nước vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) từ cổ tức bằng cổ phiếu được chia của cổ đông nhà nước từ lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021, số tiền 20.695 tỷ đồng.
Giá xăng ngày 24/10 có thể giảm hơn 100 đồng/lít

Giá xăng ngày 24/10 có thể giảm hơn 100 đồng/lít

(LĐTĐ) Ngày mai (24/10) là đến kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu theo Nghị định 80/2023. Tuần qua, giá dầu trên thị trường thế giới ghi nhận tuần giảm sốc; theo dự báo của các chuyên gia, trong kỳ điều hành giá ngày 24/10, giá xăng dầu có thể tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ. Trong đó, mức giảm có thể được điều chỉnh trong khoảng từ 60 - 130 đồng/lít, nếu như cơ quan điều hành giá không tác động đến Quỹ bình ổn thì giá xăng.

Tin khác

Tiếng vang lịch sử: Khi người trẻ kể chuyện Văn Miếu - Quốc Tử Giám bằng hội họa

Tiếng vang lịch sử: Khi người trẻ kể chuyện Văn Miếu - Quốc Tử Giám bằng hội họa

(LĐTĐ) Chiều ngày 22/10, Lễ Trao giải và Khai mạc trưng bày tác phẩm Cuộc thi "Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa" đã diễn ra tại di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Sự kiện do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức, cùng sự đồng hành của Vietnam in Acquarello và Nhau Studio.
Gần 600 phụ nữ thi dân vũ Phụ nữ Thủ đô khỏe - đẹp

Gần 600 phụ nữ thi dân vũ Phụ nữ Thủ đô khỏe - đẹp

(LĐTĐ) Hôm nay (22/10), tại Nhà thi đấu huyện Hoài Đức, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Chung kết Hội thi Dân vũ “Phụ nữ Thủ đô khỏe - đẹp” năm 2024.
Hành trình kỳ thú khám phá kiến trúc Pháp cổ tại "Giao lộ Sáng tạo"

Hành trình kỳ thú khám phá kiến trúc Pháp cổ tại "Giao lộ Sáng tạo"

(LĐTĐ) Giữa lòng Hà Nội nghìn năm văn hiến, những tuyến phố Ngô Quyền, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền như một bảo tàng kiến trúc sống động. Mỗi công trình nơi đây không chỉ là những tòa nhà đơn thuần, mà còn là những trang sử oai hùng, những câu chuyện đầy cảm xúc về một thời kỳ lịch sử đặc biệt của Thủ đô.
Triển lãm truyện tranh Conan tại Hà Nội

Triển lãm truyện tranh Conan tại Hà Nội

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ra đời bộ truyện "Thám tử lừng danh Conan", độc giả tại Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc lần đầu tiên sẽ được trải nghiệm trọn vẹn những khoảnh khắc đáng nhớ trong triển lãm "30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan".
Tháng 11, Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính năm 2024 diễn ra tại Hà Nội

Tháng 11, Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính năm 2024 diễn ra tại Hà Nội

(LĐTĐ) Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024 sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội) từ ngày 16 - 18/11/2024.
Sắp diễn ra “Lễ hội du lịch và Ẩm thực Sen" năm 2024

Sắp diễn ra “Lễ hội du lịch và Ẩm thực Sen" năm 2024

(LĐTĐ) “Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen” dự kiến diễn ra từ ngày 29/11 đến 1/12/2024, tại Công viên Trung tâm, Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An và phố đi bộ Hồ Tùng Mậu, thành phố Vinh hứa hẹn sẽ là một lễ hội lớn với nhiều chương trình du lịch, ẩm thực, sản phẩm đa dạng, đặc sắc.
Người nghệ sĩ Hà Nội và tác phẩm điêu khắc từ cây đổ

Người nghệ sĩ Hà Nội và tác phẩm điêu khắc từ cây đổ

(LĐTĐ) Biến những thân cành gẫy thành nghệ thuật, để những cây xanh đã chở che cho Hà Nội qua bom đạn, qua bão giông sẽ có cuộc đời mới, mạnh mẽ hơn, đó cũng là góp một phần bảo tồn những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến và minh chứng giá trị của những công dân Thủ đô dù họ là ai, có hoàn cảnh thế nào, thì trong họ luôn có một tình cảm thiết tha với mảnh đất này.
Triển lãm "Hồi ngôn" - Nơi ước mơ cất cánh từ vỏ sò

Triển lãm "Hồi ngôn" - Nơi ước mơ cất cánh từ vỏ sò

(LĐTĐ) Trong một buổi chiều thu dịu mát tại Hà Nội, tôi có cơ hội ghé thăm triển lãm "Hồi ngôn" tại Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Không gian triển lãm tràn ngập những sắc màu rực rỡ và ấm áp từ các bức tranh "vẽ ước mơ" của các bạn trẻ khiếm thính.
Lòng biết ơn và niềm mơ ước

Lòng biết ơn và niềm mơ ước

(LĐTĐ) Có những ngày, cuộc sống lướt qua chúng ta như làn gió nhẹ, dịu dàng nhưng mau chóng tan biến, để lại trong lòng ta chút gì đó bâng khuâng. Và cũng có những ngày, lòng người như nắng hạ, bỏng rát bởi bao lo toan, bộn bề. Giữa những nhịp đời nhanh chậm ấy, có hai điều tưởng chừng rất đỗi bình dị nhưng lại vô cùng sâu sắc - lòng biết ơn và niềm mơ ước. Chúng như những nhịp đập đều đặn, vừa nâng đỡ, vừa thúc giục ta trên hành trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống.
Khúc ca của những người cùng dệt nên một Việt Nam giàu mạnh

Khúc ca của những người cùng dệt nên một Việt Nam giàu mạnh

(LĐTĐ) Tháng Mười về, khi những cơn gió mát đầu thu khe khẽ luồn qua từng con phố, người ta lại chợt nhớ đến một ngày thật đặc biệt - Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10. Đây không chỉ là thời điểm để tôn vinh những người doanh nhân đã và đang nỗ lực cống hiến vì sự phát triển của nền kinh tế, mà còn là dịp để lắng lại, để thấu hiểu sâu hơn những tâm tư, những trăn trở của họ trên hành trình kiến tạo giá trị cho xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động