Cải tạo chung cư cũ xin đừng đến rồi đi!

(LĐTĐ) Việc thành phố Hà Nội tiếp tục kêu gọi, tìm nhà đầu tư có nhu cầu tham gia lập ý tưởng quy hoạch khu thập thể Nam Thành Công lần nữa làm nóng lại câu chuyện về cải tạo chung cư cũ. Câu hỏi đặt ra vì  sao các nhà đầu tư cứ lần lượt đến tìm hiểu rồi lần lượt một đi không trở lại…?
cai tao chung cu cu xin dung den roi di Hà Nội: Tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư dự án lập quy hoạch khu tập thể Nam Thành Công
cai tao chung cu cu xin dung den roi di Khi các tập đoàn lớn tham gia cải tạo chung cư cũ
cai tao chung cu cu xin dung den roi di Nút thắt trong cải tạo chung cư cũ
cai tao chung cu cu xin dung den roi di
Người dân vẫn “bám trụ” tại tòa nhà G6A Thành Công nơi được đánh giá là những chung cư cũ nguy hiểm nhất của Hà Nội.

Sống chung với nguy hiểm

Được đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 1987, tòa G6A, gồm 5 tầng, có 3 đơn nguyên, hiện nay hai đơn nguyên 1 và 2 được đánh giá có mức độ nguy hiểm cấp D, đơn nguyên 3 mức độ nguy hiểm cấp C. Cũng trong năm đó, UBND phường Thành Công đã có phương án di dời dân đến nhà tạm cư nhưng với nhiều lí do, vẫn còn nhiều hộ dân cố bám trụ, quyết không dời đi.

Lý giải cho nguyên nhân này, nhiều hộ dân cho biết, một trong những lí do họ chưa chuyển đi là vì chưa tin tưởng vào kết quả khảo sát, kiểm định và đánh giá chất lượng khu nhà này. Thậm chí còn so sánh với cấp độ “C”cùa khu tập thể E4, E6 Thành Công khi đang được gia cố bằng khung thép. Nói như vậy để thấy, chưa bàn đến những lợi ích tương lai, câu chuyện cải tạo chung cư cũ, đang có nhiều “vướng mắc” ngay từ chính những người dân đang sinh sống trong khu vực.

Câu chuyện “vướng mắc” không diễn ra riêng tại khu tập thể G6A Thành Công. Kết quả khảo sát của các đơn vị tư vấn cũng cho thấy nhiều “vấn đề”. Trong tổng số 3436 căn hộ, 16088 người dân khu tập thể Thành Công chỉ có 94% hộ dân ủng hộ dự án; 91% đề nghị tái định cư tại chỗ; 85% hộ dân muốn tăng diện tích căn hộ sau cải tạo; mong muốn diện tích 50-100m2: 25%; diện tích trên 100m2: 75%. 80% người dân muốn có siêu thị tại nơi ở. Điều đáng lưu ý: Các hộ tầng 1 không kê khai phiếu khảo sát!

Theo kết quả khảo sát của Công ty CP Tập đoàn T&T tại khu tập thể Đại học Thủy Lợi, tỷ lệ ủng hộ với chủ trương cải tạo chung cư cũ đạt 75%; số không đồng thuận chiếm 25%. Với các hộ dân đang sống tại nhà liền kề chung cư cũ: 20% đồng ý cải tạo và 80% không đồng ý cải tạo. Nhu cầu tái định cư tại chỗ: 93,3% các hộ đang sống tại nhà chung cư trả lời có mong muốn; nhu cầu mua thêm diện tích: 52,1%. Khảo sát của Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC tại tập thể C86 Kim Mã Thượng: 88,4% người dân đồng ý với chủ trương xây mới ; 70,67% người dân muốn mua thêm diện tích…

Cần cú hích

Công tác cải tạo xây dựng lại chung cư cũ nhằm nâng cao điều kiện sống của người dân, tạo bộ mặt kiến trúc đô thị là việc làm cấp thiết, tuy nhiên đến nay trên toàn TP mới hoàn thành xây dựng lại 14 nhà chung cư cũ theo hai mô hình đầu tư là sử dụng nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn xã hội hóa. Chủ yếu đây mới chỉ là những tòa chung cư đơn lẻ, nằm ở các vị trí “đắc địa” như nhà B7, B10 Khu tập thể Kim Liên (nguồn vốn ngân sách); nhà I1, I2, I3 Thái Hà, 187 Tây Sơn, P3 Phương Liệt, B4, B14 Kim Liên, A6, C7, D2 Giảng Võ (nguồn vốn xã hội hóa).

Hiện nay, Hà Nội đã có các khu tập thể đã, đang triển khai lập quy hoạch gồm: Khu tập thể Nguyễn Công Trứ đã được UBND thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết và đã giao Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển nhà số 7 làm chủ đầu tư; Khu tập thể 3 tầng phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông đã được Sở Quy hoạch - Kiến trúc chấp thuận tổng mặt bằng và phương án kiến trúc công trình (sau khi đã báo cáo UBND thành phố ý tưởng lần 1) và các khu tập thể Hào Nam, Quỳnh Mai và Nghĩa Tân đang được triển khai theo Nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt, hiện đồ án quy hoạch đã cơ bản hoàn chỉnh.

Rút kinh nghiệm từ những khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện cải tạo xây dựng lại 14 chung cư cũ giai đoạn trước đã hoàn thành, Thành phố quyết định xây dựng đề án cải tạo, xây dựng lại các khu nhà ở chung cư cũ trên địa bàn theo hướng triển khai lập quy hoạch tổng thể cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ. UBND thành phố Hà Nội đã giao 19 nhà đầu tư tự bỏ kinh phí, triển khai nghiên cứu lập ý tưởng quy hoạch cải tạo, xây dựng lại 30 khu chung cư cũ trên địa bàn.

Đến nay, về cơ bản có hai phương án chính được đề xuất là xây dựng đúng tầng cao và chỉ tiêu dân số theo quy hoạch và điều chỉnh chiều cao, chỉ tiêu để bảo đảm cân đối tài chính dự án. Điều đáng nói là hiện cả hai phương án đến nay đều không đáp ứng được yêu cầu. Phương án một không đáp ứng được yêu cầu tài chính, còn phương án hai lại ảnh hưởng đến quy hoạch và tạo thêm áp lực về hạ tầng xã hội, giao thông cho khu vực nội đô. Nhiều chuyên gia cho rằng, công tác cải tạo chung cư cũ theo phương án xây dựng tổng thể toàn khu bằng phương thức huy động nguồn lực xã hội hóa có thể coi là chủ trương đúng đắn. Song, để thực hiện lại là thách thức lớn do còn vướng mắc về cơ chế, quy hoạch.

Theo Phó Giám đốc Sở QH-KT Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh, ưu điểm thấy rõ của hình thức xây dựng, cải tạo theo từng khu góp phần đảm bảo đồng bộ giữa các công trình nhà ở và công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại dự án theo quy hoạch được duyệt. Tuy nhiên, qua việc thực hiện dự án này vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ.

Nhất trí với tính cấp bách của công tác cải tạo chung cư cũ, PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Hùng - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, việc quan trọng nhất là phải đảm bảo lợi ích 3 bên nhà nước, người dân, và doanh nghiệp. Trước mắt, thành phố cần xây dựng một bộ khung cơ bản từ hệ số đền bù k, hệ số nhà đất… sau đó có thể tùy từng dự án để có sự điều chỉnh phù hợp. “Doanh nghiệp là đơn vị làm kinh tế, các quy hoạch của doanh nghiệp không phải là sai, nhưng chắc chắn sẽ ưu tiên mục đích kinh tế của mình.

Thành phố nên chủ động trong công tác lập quy hoạch, thậm chí có thể chủ động “thuê” tư vấn nước ngoài hỗ trợ lập quy hoạch, từ đó tiến hành đấu giá các lô đất phù hợp. Việc làm này sẽ do thị trường điều tiết, cứ nhìn lại sự chênh lệch giữa giá trị đền bù với giá trị thị trường của lô đất sẽ thấy rõ” - PGS. TS Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Có thể nói, thành phố Hà Nội có rất nhiều quyết tâm trong công tác cải tạo chung cư cũ, nhiều kế hoạch với những cột mốc quan trọng đã được đưa ra, nhiều doanh nghiệp cũng được trải thảm đỏ kêu gọi… thế nhưng về mặt tổng thể công tác cải tạo chung cư cũ dường như vẫn “dậm chân” tại chỗ. Để tháo gỡ “nút thắt” này, nhiều chuyên gia đề nghị thành phố nên có cơ chế chính sách đặc thù cho những nhà đầu tư vào cải tạo chung cư cũ. Mặt khác, thành phố cũng cần tăng cường tuyên truyền để các hộ dân cần thay đổi tư duy, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc với thành phố và doanh nghiệp trong việc cải thiện điều kiện sống của chính gia đình mình…!

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động