Cài đặt VssID để cùng giám sát về quyền lợi bảo hiểm

(LĐTĐ) Để đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số trên địa bàn thành phố Hà Nội, góp phần thực hiện chiến lược số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu 100% công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn đăng ký cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID trên thiết bị di động của mỗi cá nhân, hoàn thành trước ngày 31/3/2021.
Hướng dẫn sử dụng ứng dụng VssID cho cán bộ, công chức Cơ quan Liên đoàn Lao động Thành phố Cán bộ, công chức cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cài đặt ứng dụng VssID VssID: Công cụ hữu hiệu “giám sát” quyền lợi bảo hiểm xã hội

Tăng tốc, nỗ lực hết sức

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho biết: Từ tháng 11/2020 khi ứng dụng VssID được đưa vào sử dụng, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã cử đoàn công tác xuống các doanh nghiệp có đông công nhân lao động hỗ trợ kê khai, phê duyệt tài khoản giao dịch điện tử, thực hiện các thủ tục dịch vụ công; hướng dẫn và cài đặt sử dụng ứng dụng VssID cho người lao động. Hoạt động này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực không chỉ của người lao động và cả chủ sử dụng lao động.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác phục vụ vì sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp Thủ đô, trong tháng 3/2021, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đồng loạt ra quân, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cài đặt, sử dụng ứng dụng VssID cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các Bộ, sở, ban, ngành đóng trên địa bàn Thành phố.

Cài đặt VssID để cùng giám sát về quyền lợi bảo hiểm
Cán bộ Bảo hiểm xã hội Hà Nội hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Tổng Liên đoàn cài đặt ứng dụng VssID. Ảnh: B.D

Theo kế hoạch, Bảo hiểm xã hội Thành phố sẽ hướng dẫn cài đặt cho gần 5.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại 29 sở, ban, ngành của Thành phố và gần 18.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại 68 Bộ, ban, ngành. Tiếp sau đó, Bảo hiểm xã hội Thành phố sẽ triển khai hướng dẫn cài đặt VssID tại các đơn vị sử dụng lao động, đơn vị hành chính, sự nghiệp, trường học, các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn.

Để khẩn trương đưa ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số đến với người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Thành phố Vũ Đức Thuật cho biết: Bảo hiểm xã hội Thành phố đã có hướng dẫn kịp thời gửi các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Thành phố trong việc tuyên truyền, hướng dẫn đăng ký giao dịch điện tử cá nhân và cài đặt ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số.

Sau khi dịch Covid-19 tạm lắng, Bảo hiểm xã hội Thành phố đã đẩy mạnh triển khai tổ chức các tổ công tác trực tiếp đến làm việc hướng dẫn, hỗ trợ cài đặt tại gần 100 đơn vị với 22.566 lao động của các Bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và các sở, ban, ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó, các sở, ban, ngành có tỷ lệ cài đặt ứng dụng cao như: Sở Ngoại vụ Hà Nội đạt tỷ lệ 100%, Sở Du lịch Hà Nội đạt 97,8 %, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đạt 93,4%, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đạt 80%...

Trước 31/3/2021: 100% công chức, viên chức Hà Nội hoàn thành cài đặt VssID

Để đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng VssID trên địa bàn Thành phố, Uỷ ban nhân dân Thành phố đã có văn bản yêu cầu 100% công chức, viên chức, người lao động tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn đăng ký tài khoản giao dịch hồ sơ điện tử, cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID trên thiết bị di động của mỗi cá nhân, hoàn thành trước ngày 31/3/2021.

Để đẩy nhanh tiến độ, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, Bưu điện Thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Bưu điện huyện và Bưu điện trung tâm phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan Bảo hiểm xã hội, cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID.

Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu ngoài việc phổ biến, cung cấp tài liệu hướng dẫn người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Thành phố phân công các tổ hỗ trợ trực tiếp tại các cơ quan, bộ, ngành, các đơn vị của Trung ương và Thành phố, các khu công nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động có số lao động lớn, các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế… để hỗ trợ kê khai và thực hiện xác nhận nhân thân của người đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan Bảo hiểm xã hội; hỗ trợ người dân cài đặt và hướng dẫn sử dụng ứng dụng VssID.

Người lao động nên cài đặt để tự giám sát quyền lợi bản thân

Là cá nhân đầu tiên của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cài đặt thành công ứng dụng VssID trên điện thoại di động, bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: Quá trình đi tiếp xúc với công nhân lao động tại các địa phương, tôi thấy rằng, do người lao động không biết được quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của mình, cũng như không nắm rõ được người sử dụng lao động đã trích tiền lương của mình, nhưng có tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho mình hay chưa, hay sử dụng vào việc khác… thì việc cài đặt, sử dụng ứng dụng VssID giải đáp được những băn khoăn, thắc mắc đó.

Theo bà Ngân, là tài khoản cá nhân được xây dựng, thiết lập trên điên thoại thông minh, khi cài đặt ứng dụng này, mỗi cá nhân sẽ biết được thông tin đóng - hưởng bảo hiểm xã hội của mình, lịch sử các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, ốm đau, thai sản… mình đã hưởng, các thông tin về các chế độ, chính sách có liên quan đến người lao động như Luật Bảo hiểm xã hội, thông tư, nghị định hướng dẫn, quy định nhà nước hiện nay về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… để người lao động nắm được quyền, nghĩa vụ của mình.

“Điều quan trọng nhất, tôi đánh giá cao từ ứng dụng VssID là người lao động có thể theo dõi hằng tháng mình đã được đóng bảo hiểm xã hội hay chưa, điều này giúp giảm bớt tình trạng trốn đóng, nợ đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động. Từ đó giúp minh bạch quá trình đóng - hưởng của người lao động.

Trường hợp người lao động nếu thấy mình chưa được đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, có thể kiến nghị ngay với người sử dụng lao động, hoặc tổ chức Công đoàn để có thể có các biện pháp hỗ trợ. Bởi hiện nay, nhiều lao động chỉ đến khi chuyển công tác, nhận lương hưu, đến viện khám chữa bệnh… mới biết doanh nghiệp chưa đóng bảo hiểm xã hội cho mình thì như vậy rất thiệt thòi về quyền lợi”, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh thêm.

Với nhiều tiện ích như vậy, bà Hồ Thị Kim Ngân cho rằng, ứng dụng VssID giúp công khai, minh bạch các thông tin, là kênh giao tiếp giữa người tham gia và cơ quan Bảo hiểm xã hội một cách trực tiếp, dễ dàng và thuận tiện.

Bà Ngân cho rằng, khi từng cá nhân tải ứng dụng này về sử dụng, thì mỗi cá nhân chính là người giám sát đầu tiên về quá trình tham gia đóng - hưởng bảo hiểm xã hội của mình, là người tự bảo vệ quyền lợi của mình đầu tiên. Vì vậy, Công đoàn các cấp cần đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền rộng rãi cho càng nhiều người lao động biết đến ứng dụng càng tốt, để mọi người cùng biết, cùng hưởng và cùng tham gia giám sát về chế độ, chính sách, đảm bảo quyền lợi của bản thân.

“Khi người lao động là người giám sát đầu tiên, họ cũng sẽ là người thông tin, phản ánh đến các cơ quan có chức năng như Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội, tổ chức Công đoàn về việc doanh nghiệp, đơn vị thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như thế nào. Thông qua phản ánh của người lao động, tổ chức Công đoàn sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh, tổ chức thanh tra, kiểm tra để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động”, bà Ngân phân tích./.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường lao động có nhiều thay đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm.
Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị Chính phủ cân nhắc khi bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất, được quy định tại khoản 5 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

(LĐTĐ) “Sẽ không ai muốn rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nếu như việc để lại có lợi cho họ. Đó là điều mà Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) chưa nêu ra được”… Đây là khẳng định của bà Ngô Thị Liên - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội khi góp ý vào Dự thảo Luật.
Những góp ý thấu tình, đạt lý

Những góp ý thấu tình, đạt lý

(LĐTĐ) Phản biện về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội về Quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục công lập của thành phố Hà Nội, nhiều ý kiến khẳng định việc sớm ban hành Nghị quyết là rất cần thiết, bởi đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng, thực hiện công khai, minh bạch các khoản thu - chi, tránh được tình trạng lạm thu vào mỗi đầu năm học.
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

(LĐTĐ) Theo công thức tính mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 35 năm; lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 30 năm để hưởng mức lương hưu tối đa.
Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Hồng Trang (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) hỏi: Nhà tôi thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn. Tôi muốn hỏi, Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) không?
6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Khi lương tối thiểu tăng, ngoài việc được tăng tiền lương hàng tháng, người lao động sẽ được tăng một số quyền lợi như: Tăng tiền lương ngừng việc; tăng tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc; tăng mức đóng bảo hiểm xã hội; tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp; tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa.
Muốn hưởng lương hưu 75%, phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?

Muốn hưởng lương hưu 75%, phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?

(LĐTĐ) Để được hưởng lương hưu với tỷ lệ tối đa (75%), người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?
Phạt tiền từ 500 đến 1 triệu đồng đối với công dân không đăng ký tạm trú

Phạt tiền từ 500 đến 1 triệu đồng đối với công dân không đăng ký tạm trú

(LĐTĐ) Theo Điều 27 Luật Cư trú, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên thì phải đăng ký tạm trú.
Xem thêm
Phiên bản di động