Cách xử trí khi trẻ em bị chảy máu cam

Cảnh máu chảy ở mũi trẻ và vị khó chịu của máu trong miệng có thể làm trẻ hoảng sợ. Bác sĩ Trần Thu Thủy - Khoa Hô hấp (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho rằng, bé có thể chảy máu nhiều hơn nếu thấy cha, mẹ hốt hoảng, la hét. Do vậy, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh và tìm cách trấn an con.
Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam
Nên và không nên làm gì khi trẻ chảy máu cam?

Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Đây là hiện tượng phổ biến, xuất hiện nhiều nhất ở trẻ 2-10 tuổi. Không rõ vì lý do gì, chảy máu mũi thường xảy ra nhiều hơn vào buổi sáng. Đa số trường hợp không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, chấn thương vẫn là lý do phổ biến nhất vì niêm mạc mũi được nuôi dưỡng bởi nhiều mạch máu nhỏ nằm rất nông, ngay sát bề mặt.

Chảy máu mũi được chia thành 2 loại, chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau.

Chảy máu mũi trước: Chiếm khoảng 90% trường hợp. Xuất phát từ phía trước mũi. Vị trí hay bị chảy máu nhất là đám rối Kieselbach ở phần dưới của vách ngăn mũi. Khu vực này chứa nhiều mạch máu nhỏ rất dễ vỡ khi xì mũi hay khi có chấn thương cục bộ (ngoáy mũi, day mũi). Hiện tượng này rất phổ biến ở những vùng khí hậu hanh khô hay môi trường khô (dùng lò sưởi, máy điều hòa nhiệt độ kéo dài). Tình trạng khô niêm mạc khiến vách ngăn mũi có vảy, nứt nẻ và chảy máu. Thường chảy máu một bên. Máu mũi chủ yếu chảy ra phía trước (nếu có chảy xuống họng thì số lượng cũng ít). Chảy máu dai dẳng, khối lượng không nhiều. Thường ngừng chảy máu sau khi áp dụng các biện pháp sơ cứu. Trường hợp nặng, cần “đốt” điểm mạch bằng nitrat bạc hoặc hóa chất khác.

Cách xử trí khi trẻ em bị chảy máu cam
Khi trẻ bị chảy máu cam, cha mẹ cần bình tĩnh và trấn an trẻ. Ảnh minh họa

Chảy máu mũi sau: Chiếm khoảng 10% trường hợp, thường liên quan tới các mạch máu ở cao hơn và sâu hơn của mũi. Tuy không phổ biến ở trẻ em, nhưng chảy máu mũi sau nguy hiểm hơn và khó kiểm soát hơn và thường cần được chăm sóc y tế. Hiện tượng này thường xuất hiện ở người cao tuổi, người huyết áp cao hay trong chấn thương vùng mũi mặt. Thường chảy máu cả hai bên. Máu mũi chảy ra phía sau, chủ yếu đi xuống họng và nếu máu chảy nhiều, có thể nguy kịch. Kiểm soát việc này bằng nhét bấc mũi hoặc thắt mạch máu.

Chảy máu mũi cũng có thể xuất hiện bởi nhiều lý do: Mạch máu quá nhạy cảm và có thể vỡ khi thời tiết hanh khô, hoặc khi sử dụng lò sưởi, máy điều hòa nhiệt độ trong một thời gian dài; Dị ứng, nhiễm trùng ở mũi họng và xoang; Ngoáy mũi hay các loại chấn thương cục bộ khác; Xì mũi quá mạnh; trẻ nhét dị vật vào mũi (như hạt cườm, cục pin…) ; rặn mạnh khi đi ngoài phân bị táo bón; vách ngăn mũi bị vẹo; thở oxy qua ống thông mũi; một số loại thuốc như thuốc chống viêm, các loại thuốc xịt mũi; gãy xương mũi hay vỡ nền sọ (cần đặc biệt cẩn thận nếu chảy máu mũi xuất hiện sau chấn thương đầu). Bệnh chảy máu hay rối loạn đông máu. Rất hiếm khi, các khối u (lành tính và ác tính) có thể là thủ phạm gây chảy máu mũi.

Nếu chăm sóc đúng cách, phần lớn các trường hợp chảy máu mũi trước sẽ tự ngừng. Sau khi trẻ đã bình tĩnh, hãy thực hiện các bước sau:

Yêu cầu trẻ xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ các cục máu đông đã hình thành bên trong mũi. Điều này có thể khiến máu chảy nhiều hơn trong chốc lát, nhưng sau đó, mọi việc sẽ ổn. Bỏ qua giai đoạn này nếu trẻ quá nhỏ.

Đặt trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước. Tư thế này giúp máu không chảy xuống họng, tránh gây nôn và tiêu chảy. Không đặt trẻ nằm hay ngả đầu ra sau hoặc kẹp đầu giữa hai đầu gối.

Dùng ngón trỏ và ngón cái của bạn bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm) của trẻ. Không bóp phần xương sống mũi, vì làm vậy không thể giúp cầm máu. Cũng đừng ấn một bên cánh mũi, kể cả nếu chỉ chảy máu ở một phía.

Bóp chặt cánh mũi trong 10 phút, dùng đồng hồ để xem giờ cho chính xác. Trong khi chờ, cho trẻ đọc sách hay xem tivi. Đừng thả tay quá thường xuyên để kiểm tra xem máu ngừng chảy chưa. Máu cần thời gian để tạo cục máu đông. Thả tay quá sớm hoặc quá thường xuyên có thể khiến máu chảy kéo dài.

Nếu muốn, có thể chườm lạnh hay đặt khăn mát lên vùng gốc mũi và má của trẻ hoặc cho trẻ ngậm một viên đá. Điều này giúp mạch máu ở mũi co lại, làm chậm quá trình chảy máu. Chỉ nên áp dụng biện pháp này nếu trẻ đồng ý phối hợp.

Ngoài ra cần hướng dẫn trẻ nhổ máu tích tụ trong miệng vì nuốt máu có thể gây nôn. Cho trẻ uống chút nước mát để đỡ căng thẳng và tẩy bớt mùi máu trong miệng. Sau 10 phút, thả tay xem máu ngừng chảy chưa. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy thì nhắc lại các bước trên một lần nữa. Có thể dùng thuốc co mạch tại chỗ (Afrin hoặc Rhinex) nhỏ vào mũi, để làm ngưng chảy máu.

Thu Trang

Nên xem

Số hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách về thăm quê Bác

Số hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách về thăm quê Bác

(LĐTĐ) Ban Quản lý Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, ứng dụng số hoá và bố trí thêm nhiều không gian trải nghiệm cho du khách.
"Mắt thần" giải tỏa nỗi lo về an ninh cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh

"Mắt thần" giải tỏa nỗi lo về an ninh cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Hệ thống 64 camera an ninh của phường Tân Hưng Thuận, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ nhận diện biển số xe đối tượng phạm tội lưu thông trên đường và báo động về hệ thống chuông tại trụ sở công an phường.
Quận Thanh Xuân liên hoan nghệ thuật quần chúng “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng”

Quận Thanh Xuân liên hoan nghệ thuật quần chúng “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân vừa tổ chức Chung khảo Liên hoan Nghệ thuật quần chúng “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng”, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Hỗ trợ hơn 1,2 tỷ đồng cải thiện bữa ăn cho gần 1.000 trẻ em và người cao tuổi khó khăn

Hỗ trợ hơn 1,2 tỷ đồng cải thiện bữa ăn cho gần 1.000 trẻ em và người cao tuổi khó khăn

(LĐTĐ) Herbalife Việt Nam, một trong những công ty về sức khỏe và thể chất, vừa chính thức ra mắt Chương trình Casa Herbalife Việt Nam tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Nhân đạo Quê Hương (tỉnh Bình Dương) và Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng.
Những phận đời “4 không” của lao động nữ vùng biển Khánh Hòa

Những phận đời “4 không” của lao động nữ vùng biển Khánh Hòa

(LĐTĐ) Những ngày tháng 5, cá cơm được mùa, ngư dân phấn khởi đánh bắt, tàu thuyền về đầy ắp khoang. Nhờ thế, những phụ nữ vùng biển Khánh Hoà với phận đời “4 không” được dịp tất bật với công việc để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho nữ đoàn viên, người lao động

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho nữ đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Sáng 18/5, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nôi, Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm, phát thuốc miễn phí đợt 1 cho nữ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết những tháng đầu năm 2024, số người tham gia bảo hiểm xã hội tiếp tục có xu hướng tăng, nhưng số người rút bảo hiểm xã hội một lần cũng tăng trở lại.

Tin khác

Bộ Y tế cấp phép vắc xin sốt xuất huyết, zona thần kinh và phế cầu 23

Bộ Y tế cấp phép vắc xin sốt xuất huyết, zona thần kinh và phế cầu 23

(LĐTĐ) Vừa qua, Bộ Y tế đã ký quyết định cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 40 loại vắc xin sinh phẩm, trong đó có các vắc xin mới được đặc biệt chờ đợi như vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết, vắc xin phòng bệnh zona thần kinh, vắc xin phòng 23 tuýp phế cầu thế hệ mới.
Đồng Nai: Sức khỏe của gần 100 công nhân nghi bị ngộ độc sau bữa ăn đã ổn định

Đồng Nai: Sức khỏe của gần 100 công nhân nghi bị ngộ độc sau bữa ăn đã ổn định

(LĐTĐ) Theo các công nhân này, vào bữa trưa cùng ngày xảy ra ngộ độc thức ăn, công nhân có ăn các món như thịt heo kho dưa, chả cá chiên, rau cải thảo luộc, canh bầu; còn bữa chiều tăng ca từ 16h15 đến 18h có 400 người ăn món mì quảng gà.
Bộ Y tế yêu cầu tập trung nguồn lực điều trị cho hơn 300 công nhân nghi ngộ độc tại Vĩnh Phúc

Bộ Y tế yêu cầu tập trung nguồn lực điều trị cho hơn 300 công nhân nghi ngộ độc tại Vĩnh Phúc

(LĐTĐ) Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra, xử lý vụ nghi nhờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam, tỉnh Vĩnh Phúc.
Giải pháp nào cho người mất ngủ, rối loạn giấc ngủ lâu năm?

Giải pháp nào cho người mất ngủ, rối loạn giấc ngủ lâu năm?

(LĐTĐ) Rối loạn giấc ngủ không còn là triệu chứng nữa mà trở thành một loại bệnh gây phiền toái cho đời sống cá nhân và ảnh hưởng đến xã hội. Giải pháp rất nhiều, nhưng chọn được một giải pháp hiệu quả không dễ. Phytostar “mách” bạn một phương pháp hiện đại tân tiến, không đau, không kiêng, lại vô cùng hiệu quả.
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về tiêm vắc xin Covid-19

Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về tiêm vắc xin Covid-19

(LĐTĐ) Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vắc xin phòng Covid-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...
Chủ động phòng chống bệnh truyền nhiễm

Chủ động phòng chống bệnh truyền nhiễm

(LĐTĐ) Hiện nay tình hình bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố vẫn đang diễn biến phức tạp, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp như tay chân miệng, ho gà,… Thậm chí trong tuần qua, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 1 ca mắc não mô cầu đầu tiên trong năm 2024. Bởi vậy, cùng với sự vào cuộc của ngành Y tế người dân cũng cần chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
Tôn vinh những cống hiến thầm lặng của nghề điều dưỡng

Tôn vinh những cống hiến thầm lặng của nghề điều dưỡng

(LĐTĐ) Là người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh, mỗi ngày người điều dưỡng phải “hóa thân” trong nhiều vai trò, đối mặt với nhiều áp lực, rủi ro của công việc. Nhưng vượt qua tất cả, họ lặng thầm chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Với sự tận tâm của các điều dưỡng, nhiều bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe, chiến thắng bệnh tật.
Những người đã tiêm vắc xin AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu

Những người đã tiêm vắc xin AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu

(LĐTĐ) Ngày 10/5, thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết vắc xin AstraZeneca. Những người đã tiêm vắc xin này không cần xét nghiệm D-dimer, hay làm bất kỳ xét nghiệm đông máu.
TP.HCM: Cấp cứu 4 công nhân bị phỏng điện khi sửa cáp ngầm

TP.HCM: Cấp cứu 4 công nhân bị phỏng điện khi sửa cáp ngầm

(LĐTĐ) Trong lúc 4 công nhân đang sửa điện tại đường dây cáp ngầm trên đường Dương Bạch Mai, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thì không may bị chập điện, phát nổ và bị phỏng.
Phẫu thuật vi phẫu nền sọ thành công cho nữ bệnh nhân bị u não

Phẫu thuật vi phẫu nền sọ thành công cho nữ bệnh nhân bị u não

(LĐTĐ) Bệnh nhân nữ xuất hiện triệu chứng đau đầu, nhìn mờ, đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, phát hiện u màng não tại mỏm yên trước, đỉnh hốc mắt bên phải.
Xem thêm
Phiên bản di động