Cách tính lương hưu khi cải cách tiền lương

Khi Nhà nước áp dụng chế độ tiền lương mới, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội ban hành quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cách tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc…
Giúp công nhân lao động hiểu rõ hơn về lợi ích của bảo hiểm xã hội Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống Điều kiện nào để được về hưu sớm theo diện tinh giản biên chế?

Nội dung trên được Chính phủ thống nhất trong báo cáo số 303/BC-CP gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Chính phủ cho rằng việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật cần tập trung vào các vấn đề lớn, là những vấn đề đã được tổng kết thực tiễn, có cơ sở đề xuất rõ ràng, đánh giá tác động đầy đủ, đảm bảo tính khả thi về nguồn lực, đó là Quỹ Bảo hiểm xã hội, ngân sách Nhà nước. Đồng thời, thuận lợi trong hướng dẫn và triển khai thực hiện, thì mới đề xuất quy định trong dự thảo Luật.

Chính phủ thống nhất về nguyên tắc việc quy định mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần, được thể hiện tại Điều 78 dự thảo Luật.

Cụ thể, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này, thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995, thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000, thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Cách tính lương hưu khi cải cách tiền lương
Ảnh minh họa.

Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006, thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015, thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019, thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi, thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian.

Chính phủ sẽ quy định cụ thể mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định trong một số trường hợp đặc biệt.

Tại Điều 79 dự thảo Luật, Chính phủ cũng thống nhất quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo đó, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính mức bình quân quy định tại Điều 78 của Luật này của người lao động, thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh như sau:

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/2016, được điều chỉnh theo mức tham chiếu tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí.

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2016 trở đi, được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính mức bình quân quy định tại Điều 78 của Luật này, của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng thống nhất quy định tại Điều 80 về thực hiện bảo hiểm xã hội khi Nhà nước áp dụng chế độ tiền lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, thay thế cho hệ thống bảng lương hiện hành.

Theo đó, trong trường hợp này thì Chính phủ báo cáo Quốc hội ban hành Nghị quyết quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cách tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, và điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trong báo cáo số 303/BC-CP, Chính phủ cho biết ngày 8/6/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có văn bản số 860/UBTVQHI5-XH gửi Chính phủ về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Chính phủ cho rằng các nội dung lớn tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) Chính phủ trình Quốc hội thời gian qua, đã bám sát thể chế hóa quan điểm, đường lối, nội dung cải cách trong Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Nghị quyết số 42-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, và các văn kiện, nghị quyết có liên quan…

Ngày 10/6, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng Ban soạn thảo cùng lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đại diện Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã làm việc với cơ quan chủ trì thẩm tra, do Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội và các Phó chủ nhiệm; các Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội; đại diện Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội để thống nhất tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

P.Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sân chơi bổ ích dành cho nhân viên nuôi dưỡng cấp học mầm non

Sân chơi bổ ích dành cho nhân viên nuôi dưỡng cấp học mầm non

(LĐTĐ) Trong hai ngày 28 - 29/9, 140 nhân viên nuôi dưỡng xuất sắc đến từ các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tham gia thi tài tại Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp học mầm non năm học 2024 - 2025.
Ngành điện Hà Nội: Dấu ấn 70 năm gìn giữ và phát triển

Ngành điện Hà Nội: Dấu ấn 70 năm gìn giữ và phát triển

(LĐTĐ) Trước âm mưu phá hoại của thực dân Pháp nhằm làm gián đoạn nguồn điện, các công nhân Nhà máy Đèn Bờ Hồ đã kiên cường đứng lên đấu tranh để bảo vệ nhà máy và đảm bảo dòng điện cho Thành phố.
Sôi nổi Hội khỏe Công đoàn UBND huyện Thanh Trì chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sôi nổi Hội khỏe Công đoàn UBND huyện Thanh Trì chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng nay (28/9), Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Trì khai mạc Hội khỏe UBND huyện mở rộng năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 70 năm Giải phóng huyện Thanh Trì (6/10/1954 - 6/10/2024).
Nữ Trưởng phòng nhiệt huyết, có nhiều sáng kiến, sáng tạo

Nữ Trưởng phòng nhiệt huyết, có nhiều sáng kiến, sáng tạo

(LĐTĐ) Gắn bó với ngôi nhà thứ 2 - Công ty TNHH Canon Việt Nam vừa tròn 20 năm, từ một công nhân lao động còn bỡ ngỡ với công việc, chị Nguyễn Ngọc Hà đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, học hỏi, nghiên cứu và trở thành một Trưởng phòng có nhiều sáng kiến, sáng tạo, làm lợi cho Công ty hàng chục tỷ đồng. Với những thành tích của mình, ngày 2/10, chị vinh dự được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tặng Bằng công nhận danh hiệu “Sáng kiến, sáng tạo trong công nhân, viên chức, lao động Thủ đô” năm 2024.
Tối nay (28/9), sẽ trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII

Tối nay (28/9), sẽ trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII

(LĐTĐ) Tối nay (28/9), Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Lễ trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị rút kinh nghiệm về khắc phục hậu quả bão số 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị rút kinh nghiệm về khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp

(LĐTĐ) Sáng 28/9, 3 cơ quan báo chí: Hànộimới, Thừa Thiên Huế, Sài Gòn Giải Phóng đã phối hợp tổ chức Diễn đàn “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp”.

Tin khác

Người sử dụng lao động sẽ được hỗ trợ nhiều hơn

Người sử dụng lao động sẽ được hỗ trợ nhiều hơn

(LĐTĐ) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động là một trong số các nội dung ưu việt của chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tuy nhiên, hiện doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận với chính sách này. Trước thực tế đó, tới đây, Luật Việc làm sẽ sửa đổi quy định này theo hướng đảm bảo tính khả thi trong thực tế.
Sửa Luật Việc làm để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Sửa Luật Việc làm để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), với nhiều đề xuất sửa đổi quan trọng. Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đề nghị bổ sung người lao động bị mất việc sau thiên tai, khủng hoảng được vay vốn hỗ trợ việc làm.
Nhiều thông tin mới về bảo hiểm thất nghiệp có lợi cho người lao động

Nhiều thông tin mới về bảo hiểm thất nghiệp có lợi cho người lao động

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đề nghị bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên thay vì từ 3 tháng trở lên như hiện nay.
Đảm bảo quyền lợi của người dân trong bão lũ

Đảm bảo quyền lợi của người dân trong bão lũ

(LĐTĐ) Ảnh hưởng từ cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Trong điều kiện giao thông bị gián đoạn do nhiều tuyến phố ngập sâu, cây cối, cột điện gãy đổ làm gián đoạn hoạt động của một số cơ sở khám chữa bệnh. Trước tình hình đó, Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã phối hợp với BHXH các địa phương và các cơ sở y tế cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều trị cho bệnh nhân bảo hiểm y tế (BHYT).
Cần xem xét mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

Cần xem xét mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) theo quy trình tại một kỳ họp. Tán thành việc cần thiết sửa đổi luật, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, các nhóm chính sách đề xuất cần phải bao trùm đầy đủ, toàn diện và giải quyết được một cách căn cơ, triệt để các vấn đề vướng mắc đã được chỉ ra.
Quy định chặt chẽ về an toàn khai thác khoáng sản

Quy định chặt chẽ về an toàn khai thác khoáng sản

(LĐTĐ) Chuẩn bị cho việc trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 đã thảo luận về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Các vấn đề đảm bảo an toàn, tiền cấp quyền, chống ô nhiễm môi trường... khi khai thác khoáng sản được nhiều đại biểu thảo luận, góp ý.
Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thế hệ trẻ

Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Với quy mô gần 1/4 dân số Việt Nam, nhóm học sinh, sinh viên (HSSV) luôn được Nhà nước đặc biệt quan tâm khi xây dựng và thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế (BHYT). Việc tham gia BHYT không chỉ đảm bảo quyền lợi chăm sóc sức khỏe toàn diện cho HSSV, mà còn góp phần xây dựng nguồn nhân lực khỏe mạnh, chất lượng cho đất nước trong tương lai.
Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

(LĐTĐ) Ngày 1/7/2024, một số đối tượng đã được điều chỉnh tăng thêm 15% mức lương hưu, tuy nhiên theo quy định mới, từ 1/7/2025 sẽ tiếp tục điều chỉnh lương hưu và một số đối tượng sẽ tiếp tục được tăng lương hưu.
Mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên năm học 2024 - 2025

Mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng. Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) của học sinh, sinh viên cũng sẽ có sự thay đổi.
Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký xác thực Văn bản hợp nhất số 7/VBHN-BNV, hợp nhất Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Xem thêm
Phiên bản di động