Các ngân hàng dự báo mặt bằng lãi suất tăng nhẹ trong năm 2022
Lãi suất ngân hàng đang có xu hướng giảm Ngân hàng và nhà mạng thống nhất thu phí dịch vụ tin nhắn trọn gói |
Tín dụng bất ngờ tăng mạnh trong quý I
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố một số kết quả chính của cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý II/2022.
Theo đó, các tổ chức tín dụng (TCTD) đánh giá tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong quý I/2022 có sự cải thiện so với quý trước nhưng chưa được như kỳ vọng.
Cụ thể, các TCTD cho biết, nhu cầu tổng thể của khách hàng đối với việc sử dụng dịch vụ ngân hàng (gồm nhu cầu vay vốn, thanh toán, gửi tiền) trong quý I/2022 tiếp tục xu hướng phục hồi và duy trì đà tăng kể từ quý IV/2021, trong đó nhu cầu vay vốn cải thiện mạnh nhất.
Đây là tín hiệu tích cực, khác với xu thế chung của các năm từ 2018- 2021 với việc nhu cầu khách hàng thường tăng mạnh trong quý cuối năm và giảm tốc trở lại trong 3 quý đầu năm sau.
Trên cơ sở đó, các TCTD kỳ vọng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng tiếp tục tăng trong quý II và cả năm 2022, trong đó nhu cầu vay vốn có thể tăng nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán.
Các TCTD cũng cho biết tiếp tục thu hẹp xu hướng điều chỉnh giảm giá bình quân sản phẩm, dịch vụ trong quý I/2022 và dự kiến giữ nguyên hoặc điều chỉnh tăng rất nhẹ giá bình quân sản phẩm, dịch vụ trong quý II/2022.
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong quý I/2022 tiếp tục duy trì ở trạng thái tốt nhưng có thu hẹp nhẹ so với thời điểm cuối quý IV/2021 đối với cả VNĐ và ngoại tệ do ảnh hưởng bởi nhu cầu trả lương, thưởng và thanh toán tăng cao trước và sau Tết Nguyên đán.
![]() |
Mặt bằng lãi suất huy động tại các ngân hàng đang có xu hướng tăng nhẹ trở lại |
Các TCTD dự kiến tình hình thanh khoản trong quý II sẽ cải thiện ở mức độ cao hơn quý I và kỳ vọng tiếp tục cải thiện trong năm 2022 so với năm 2021 đối với cả VNĐ và ngoại tệ.
Mặt bằng lãi suất cho vay - huy động được các TCTD kỳ vọng tiếp tục duy trì không đổi hoặc chỉ tăng rất nhẹ 0,03-0,06 điểm phần trăm trong quý II/2022 và 0,13-0,18 điểm phần trăm trong cả năm 2022, chủ yếu là dự kiến tăng lãi suất huy động.
Nợ xấu giảm nhẹ, kết quả kinh doanh cải thiện
Mặt bằng rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng được nhận định tiếp tục xu hướng tăng chậm lại và tương đối ổn định trong quý I và quý II so với quý trước. Tính chung cả năm 2022, mặt bằng rủi ro được kỳ vọng duy trì ổn định, ít thay đổi và có xu hướng cải thiện tích cực hơn so với diễn biến của năm 2021, trong đó, nhóm khách hàng cá nhân được dự báo đạt mức cải thiện tốt nhất.
Huy động vốn toàn hệ thống TCTD được dự báo tăng bình quân 3,6% trong quý II/2022 và tăng 11,4% trong năm 2022 (giảm nhẹ so với mức kỳ vọng 12,1% tại kỳ điều tra trước).
Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được dự báo tăng 4,8% trong quý II/2022 và tăng 14,1 % trong năm 2022.
Về nợ xấu, trái với nhận định nợ xấu tăng nhẹ trước đó, nợ xấu của hệ thống ngân hàng trong quý I/2022 được các TCTD cho biết có chiều hướng giảm nhẹ so với quý IV/2021 và kỳ vọng tiếp tục giảm nhẹ trong quý II/2022.
Do ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, các TCTD đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong quý I/2022 có tăng trưởng nhưng chưa đạt được như kỳ vọng tại kỳ điều tra trước. Trong quý II/2022, 57,7% TCTD kỳ vọng kết quả hoạt động kinh doanh tăng trưởng so với quý I/2022, trong đó chủ yếu là kỳ vọng tăng nhẹ (56,7% TCTD lựa chọn), 33,7% TCTD kỳ vọng không đổi và 8,7% TCTD lo ngại kết quả hoạt động kinh doanh suy giảm nhẹ.
Có 89,3% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế năm 2022 tăng trưởng dương so với năm 2021 (điều chỉnh giảm so với tỷ lệ 95% tại kỳ điều tra trước). Vẫn có 5,8% TCTD dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2022 và 4,9% ước tính lợi nhuận không thay đổi.
Các TCTD đánh giá cả nhân tố nội tại và khách quan đang có tác động tích cực giúp cải thiện tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng hơn so với quý trước. Trong đó, cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng, cùng với điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng được kỳ vọng là những nhân tố khách quan quan trọng nhất giúp cải thiện tình hình kinh doanh của TCTD.
Ngược lại, sự cạnh tranh từ các TCTD khác tiếp tục là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng làm suy giảm tình hình kinh doanh của TCTD trong quý I và dự kiến cả năm 2022.
Theo Hà Loan/anninhthudo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV: Chất vấn 4 nhóm vấn đề

Long Biên: Đánh giá thi đua hoạt động công đoàn khối trường học

Chính thức khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài 2023

Đề xuất tăng hạn tuổi phục vụ của Công an nhân dân

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Công đoàn Thủ đô chú trọng chăm lo sức khỏe cho lao động nữ

Hướng đến chuyển đổi số quốc gia và cải cách hành chính
Tin khác

Cần quy định rõ mức giá dịch vụ thẩm định giá
Tài chính 25/05/2023 10:29

Sửa đổi “hệ sinh thái” thuế
Tài chính 25/05/2023 10:26

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online: Cơ quan quản lý nói cần, doanh nghiệp kêu khó!
Tài chính 18/05/2023 12:47

Thúc đẩy kinh tế vùng Đông Nam Bộ từ góc nhìn tín dụng
Tài chính 18/05/2023 11:27

Ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tài chính 16/05/2023 08:02

Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023
Tài chính 11/05/2023 13:37

Cần một “bệ đỡ”
Tài chính 11/05/2023 11:18

Điều hành chính sách tiền tệ linh động: Thích ứng các biến số toàn cầu và tạo đà tăng trưởng
Tin mới 11/05/2023 09:09

Chính thức trình Quốc hội giảm 2% thuế giá trị gia tăng
Tài chính 10/05/2023 11:26

Có 47 địa phương thu ngân sách thấp hơn so với cùng kỳ
Tài chính 06/05/2023 10:49