Ngân hàng và nhà mạng thống nhất thu phí dịch vụ tin nhắn trọn gói
Phí tin nhắn ngân hàng tăng sốc, Hiệp hội Ngân hàng nói gì? |
Thông tin tại cuộc trao đổi giữa Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Bộ Thông tin Truyền thông cùng đại diện các ngân hàng hội viên và đại diện của 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam (gồm: Viettel, VNPT, Mobifone) mới đây về việc điều chỉnh tính phí dịch vụ SMS cũng cho thấy, theo thống kê từ các ngân hàng, 70% lượng tin nhắn là thông báo biến động số dư, số còn lại là tin nhắn mã OTP. Tuy nhiên, việc nhiều ngân hàng thay đổi cách thu phí SMS khiến người dùng phải bỏ ra số tiền gấp 2, 3 thậm chí 7 lần mức thu trước đây như thời gian vừa qua đã gây bức xúc cho khách hàng, đòi hỏi ngân hàng và nhà mạng phải tìm ra hướng thu phí phù hợp hơn.
Để giải quyết vướng mắc này, nhiều ý kiến đề xuất cách thu phí mới, đơn cử như tính theo sản lượng, thay đổi phương án tính, công thức tính hay cấu trúc giá tin nhắn SMS.
Theo Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) Trần Duy Hải, các doanh nghiệp viễn thông và các ngân hàng thương mại thống nhất phương án 11.000 đồng đã bao gồm thuế VAT, không giới hạn số tin nhắn. “Mức phí này sẽ giúp người dân đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khi không bị giới hạn và không phải trả thêm chi phí", ông Hải chia sẻ.
Mức giá cước trọn gói không giới hạn lưu lượng cũng đã nhận được sự nhất trí cao từ phía các ngân hàng thương mại tham gia do đáp ứng được xu hướng người dân, khách hàng ngày càng ưa thích sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhưng không tăng cước thu của khách hàng.
Giải thích thêm về việc các nhà mạng thu phí dịch vụ ngân hàng cao hơn thông thường, đại diện của 3 nhà mạng lớn cho rằng, việc áp dụng mức phí 700-800 đồng/tin nhắn cao hơn mức phí đối với cá nhân là do các nhà mạng phải đầu tư trang thiết bị và công nghệ, với kinh phí lớn để tăng độ bảo mật, tốc độ… nên giá thành của tin nhắn phải cao hơn so với cá nhân sử dụng cùng loại dịch vụ.
Còn theo TS Nguyễn Quốc Hùng, trên thực tế, các ngân hàng thu phí dịch vụ tin nhắn của khách hàng để trả tiền cho nhà mạng và không có lãi từ dịch vụ này.
“Tính đến nay, các tổ chức tín dụng đã miễn toàn bộ phí thanh toán giao dịch tài khoản cho khách hàng. Đồng thời, trước tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, các tổ chức tín dụng đã dành nhiều nguồn lực để hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn. Với việc tiếp tục miễn các loại phí giao dịch qua tài khoản online đã khiến các tổ chức tín dụng không còn nguồn thu để bù lỗ cho khách hàng sử dụng tin nhắn dịch vụ ngân hàng như trước đây”, ông Hùng cho hay.
Theo Hồng Anh/nhandan.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm
Tài chính 19/12/2024 09:36
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 19/12/2024 08:55