“Báo động tình trạng vi phạm pháp luật đê điều”

Các cấp, ngành còn buông lỏng quản lý

Liên quan đến thực trạng vi phạm pháp luật đê điều ở Hà Nội đang diễn biến hết sức phức tạp (báo Lao động Thủ đô đã có loạt bài phản ánh), mới đây, PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Hải, Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội.
Nhiều tuyến đê đang bị… "xẻ thịt"
Nhức nhối hoạt động khai thác, tập kết VLXD trái phép

Xin ông cho biết thực trạng về vi phạm pháp luật đê điều ở Hà Nội thời gian gần đây?

Cùng với tốc độ đô thị hóa, phát triển kinh tế - xã hội nhanh, nhu cầu về VLXD lớn đã dẫn đến tình hình vi phạm pháp luật về đê điều ở Hà Nội những năm gần đây có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Vi phạm pháp luật về đê điều còn tồn đọng từ năm 2008 đến tháng 3/2015 là 1.440 vụ, trong đó năm 2014 có 296 vụ, 3 tháng đầu năm 2015 có 66 vụ vi phạm. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn xảy ra tình trạng tập kết, trung chuyển VLXD, khai thác cát trái phép, xe quá tải trọng lưu thông trên đê, ảnh hưởng đến an toàn đê điều, thoát lũ lòng sông…

Những vi phạm diễn ra ngang nhiên trong nhiều năm nhưng các cơ quan chức năng không xử lý dứt điểm. Đâu là nguyên nhân, thưa ông?

Những năm qua, các cơ quan chức năng đã quan tâm chỉ đạo công tác quản lý, phối hợp với chính quyền cơ sở để thực hiện ngăn chặn và giải tỏa vi phạm. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Một số quận, huyện, thị xã chưa tập trung chỉ đạo thực hiện xử lý vi phạm. Việc xử lý vi phạm thiếu kiên quyết dẫn đến số vụ vi phạm còn tồn đọng nhiều. Một số xã, phường, thị trấn chưa phối hợp tốt với Hạt quản lý đê trong việc tổ chức thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các nghị định hướng dẫn thi hành luật.

Các cấp, ngành  còn buông lỏng quản lý
Hoạt động tập kết, trung chuyển VLXD trái phép đang diễn ra tràn lan

Bên cạnh đó, việc tổ chức di dời nhà cửa, các công trình nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều (mặt đê, mái đê và trong hành lang bảo vệ đê) theo quy định của Chính phủ chưa được triển khai và cũng rất khó tổ chức thực hiện trên thực tế. Các vụ vi phạm nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều thuộc đất thổ cư của người dân sống lâu đời nên việc ngăn chặn, xử lý gặp khó khăn. Nhiều đoạn đê kết hợp làm đường giao thông chưa xây dựng hành lang bảo vệ đê nên tình trạng các hộ dân bám mặt đường để kinh doanh rất phổ biến (một số khu vực trên tuyến đê tả Đáy, huyện Ứng Hòa).

Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực II – Cục Đường thủy nội địa cấp phép hoạt động bến thủy nội địa, neo đậu tầu thuyền cho các tổ chức, cá nhân nhưng không có thỏa thuận của cơ quan quản lý đê điều và chính quyền địa phương gây khó khăn trong công tác quản lý bến bãi. Ngoài ra, trên tuyến sông Hồng, một số doanh nghiệp được cấp phép nạo vét luồng lạch, kết hợp tận thu sản phẩm nhưng đã hoạt động sai phép gây thất thoát tài nguyên khoáng sản, tiểm ẩn nguy cơ gây sạt lở bờ bãi sông, đe dọa an toàn công trình đê điều.

Theo ông, có hay không sự bảo kê của các lực lượng chức năng đối với những vi phạm về pháp luật đê điều đang diễn ra ngang nhiên?

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP về việc đôn đốc xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, nhiều địa phương và các sở, ngành có liên quan đã ban hành kế hoạch thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn một số chính quyền cơ sở và cơ quan liên quan buông lỏng quản lý, chưa thường xuyên kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm không kịp thời, thiếu kiên quyết, dứt điểm, thậm chí, có trường hợp còn né tránh. Cá biệt có địa phương cho thuê đất không đúng thẩm quyền vi phạm pháp luật về đê điều, vi phạm Luật Đất đai; công tác quản lý trật tự xây dựng ở một số quận, huyện có đê còn lỏng lẻo; Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý và chính quyền các cấp chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng xử lý còn nhiều hạn chế, kết quả thấp, tính răn đe không cao. Ngoài ra, cấp ủy tại một số quận, huyện, phường, xã chưa lãnh đạo, chỉ đạo xử lý vi phạm một cách cụ thể và quyết liệt. Các đoàn thể: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh chưa phát huy được vai trò trong việc vận động nhân dân tự giác khắc phục vi phạm.

Trong thời gian tới để giải quyết dứt điểm những vi phạm, theo ông,các lực lượng chức năng cần có biện pháp phối hợp ra sao?

Về giải pháp công trình: Triển khai dự án cắm mốc chỉ giới thoát lũ (đối với các tuyến hiện nay chưa cắm), chỉ giới bảo vệ đê điều (đối với hệ thống sông Đáy đã được phê duyệt quy hoạch đê điều), làm cơ sở cho công tác quản lý, ngăn chặn tình trạng lấn chiếm và xử lý vi phạm. Ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác đầu tư nâng cấp, tu bổ công trình đê điều, nhất là các công trình phục vụ công tác quản lý: xây dựng đường hành lang chân đê, dốc lên đê, nâng cấp, gia cố mặt đê, tăng tải trọng thiết kế nhằm đảm bảo an toàn công trình đê điều, hạn chế lấn chiếm, xâm hại đến thân đê. Bên cạnh đó, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức lập các dự án di dân, tái định cư, di dời công trình, nhà cửa nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều và các khu vực khác cần phải di dời theo quy định của Luật Đê điều, Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ và quy hoạch phòng chống lũ đã được duyệt.

Về những giải pháp phi công trình: Các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc “Quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 14/3/2014 của UBND Thành phố. Tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; Gắn trách nhiệm của cơ quan quản lý và chính quyền địa phương trong việc để xảy ra tình trạng vi phạm; Gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong việc để xảy ra vi phạm nhưng không được xử lý; Trong xử lý cần kiên quyết, nghiêm túc, dứt điểm, đúng quy định của pháp luật, đặc biệt các trường hợp cố tình vi phạm, tái phạm; tập trung xử lý ở những vị trí trọng điểm, xung yếu, ảnh hưởng đến an toàn đê điều.

CATP Hà Nội tăng cường công tác tuần tra, xử lý các trường hợp hút cát trái phép; phối hợp với Thanh tra giao thông và các đơn vị liên quan ngăn chặn xử lý triệt để các trường hợp xe quá tải đi trên đê và các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật. Sở GTVT phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức cắm biển hạn chế tải trọng trên các tuyến đê kết hợp giao thông trên địa bàn thành phố.
Xin trân trọng cảm ơn ông!

Võ Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ hơn 1,2 tỷ đồng cải thiện bữa ăn cho gần 1.000 trẻ em và người cao tuổi khó khăn

Hỗ trợ hơn 1,2 tỷ đồng cải thiện bữa ăn cho gần 1.000 trẻ em và người cao tuổi khó khăn

(LĐTĐ) Herbalife Việt Nam, một trong những công ty về sức khỏe và thể chất, vừa chính thức ra mắt Chương trình Casa Herbalife Việt Nam tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Nhân đạo Quê Hương (tỉnh Bình Dương) và Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng.
Những phận đời “4 không” của lao động nữ vùng biển Khánh Hòa

Những phận đời “4 không” của lao động nữ vùng biển Khánh Hòa

(LĐTĐ) Những ngày tháng 5, cá cơm được mùa, ngư dân phấn khởi đánh bắt, tàu thuyền về đầy ắp khoang. Nhờ thế, những phụ nữ vùng biển Khánh Hoà với phận đời “4 không” được dịp tất bật với công việc để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho nữ đoàn viên, người lao động

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho nữ đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Sáng 18/5, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nôi, Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm, phát thuốc miễn phí đợt 1 cho nữ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết những tháng đầu năm 2024, số người tham gia bảo hiểm xã hội tiếp tục có xu hướng tăng, nhưng số người rút bảo hiểm xã hội một lần cũng tăng trở lại.
Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

(LĐTĐ) Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.
Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Bế mạc Hội nghị lần thứ Chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ Chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII

Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Tin khác

Công an quận Tây Hồ điều tra 2 vụ lừa đảo, chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng

Công an quận Tây Hồ điều tra 2 vụ lừa đảo, chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng

(LĐTĐ) Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Công an quận Tây Hồ) đang khẩn trương điều tra 2 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tổng số tiền 19,8 tỷ đồng.
Cảnh báo tình trạng giả danh người của BHXH Việt Nam yêu cầu đồng bộ dữ liệu Căn cước công dân

Cảnh báo tình trạng giả danh người của BHXH Việt Nam yêu cầu đồng bộ dữ liệu Căn cước công dân

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, thời gian gần đây, BHXH các địa phương ghi nhận nhiều trường hợp người dân bị các đối tượng lừa đảo tiếp cận với các nội dung liên quan đến chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT). Thủ đoạn của các đối tượng này ngày càng tinh vi, am hiểu chính sách, người dân cần đặc biệt nêu cao cảnh giác, liên hệ với các kênh chính thống của BHXH Việt Nam.
Xác minh nhóm người đập phá tài sản, hành hung nhân viên một doanh nghiệp

Xác minh nhóm người đập phá tài sản, hành hung nhân viên một doanh nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 16/5, Công an quận Hà Đông cho biết, đơn vị chức năng đang phối hợp với Công an phường La Khê điều tra, xác minh, làm rõ thông tin nhóm đối tượng đập phá tài sản, hành hung nhân viên một công ty bất động sản trên địa bàn phường La Khê.
Bình Thuận: Sở Y tế không thể lấy được mẫu thức ăn vụ việc 51 du khách nghi ngộ độc thực phẩm

Bình Thuận: Sở Y tế không thể lấy được mẫu thức ăn vụ việc 51 du khách nghi ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Sở Y tế tỉnh Bình Thuận vừa có báo cáo nhanh vụ việc 51 du khách nghi ngộ độc thực phẩm tại nhà hàng Hồng Vinh, phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Do cơ sở tự đi kiểm nghiệm nên Sở Y tế tỉnh Bình Thuận không thể lấy được mẫu thức ăn.
Công an Hà Nội thành lập 5 Tổ công tác xử lý vi phạm giao thông, phòng chống tội phạm

Công an Hà Nội thành lập 5 Tổ công tác xử lý vi phạm giao thông, phòng chống tội phạm

(LĐTĐ) 5 Tổ công tác gồm: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động phối hợp với Công an quận, huyện tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm giao thông; đồng thời thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, chủ động phối hợp, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm hoạt động trên tuyến đường...
Công an phường Hàng Bồ trao trả tài sản bị thất lạc cho nữ du khách Philippines

Công an phường Hàng Bồ trao trả tài sản bị thất lạc cho nữ du khách Philippines

(LĐTĐ) Ngày 15/5, Công an phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, cho biết đơn vị đã làm thủ tục trao trả tài sản bị thất lạc cho nữ du khách Philippines khi đi du lịch ở Hà Nội.
Ngày 16/5 xét xử vụ tài xế nhà xe Thành Bưởi gây tai nạn làm chết 5 người

Ngày 16/5 xét xử vụ tài xế nhà xe Thành Bưởi gây tai nạn làm chết 5 người

(LĐTĐ) Đây là vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, khiến 5 người chết và nhiều người bị thương, xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Lừa đảo trực tuyến vì sao còn “đất” sống?

Lừa đảo trực tuyến vì sao còn “đất” sống?

(LĐTĐ) Thời gian qua, tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang diễn biến rất phức tạp. Các đối tượng liên tục tung ra các chiêu trò, thủ đoạn mới rất tinh vi; cùng với đó là sự thiếu hiểu biết về pháp luật, cũng như không cập nhật thông tin đã được cảnh báo trên các phương tiện truyền thông, sự lơ là mất cảnh giác đã khiến nhiều người trở thành nạn nhân của tội phạm lừa đảo.
Chuyển hồ sơ vụ sản xuất, buôn bán cà phê giả sang cơ quan Công an

Chuyển hồ sơ vụ sản xuất, buôn bán cà phê giả sang cơ quan Công an

(LĐTĐ) Thông tin từ Tổng Cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, ngày 13/5, Đội QLTT số 1 (Cục QLTT tỉnh An Giang) vừa hoàn tất thủ tục, chuyển hồ sơ vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm đến Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện An Phú để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Nghệ An: Tịch thu, tiêu hủy gần 150kg xúc xích không rõ nguồn gốc

Nghệ An: Tịch thu, tiêu hủy gần 150kg xúc xích không rõ nguồn gốc

(LĐTĐ) Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An phối hợp với Trạm Cảnh sát giao thông - Công an huyện Diễn Châu kiểm tra phương tiện và phát hiện 147kg xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm đã bị chảy nhớt và bốc mùi hôi thối.
Xem thêm
Phiên bản di động