Lừa đảo trực tuyến vì sao còn “đất” sống?
Giả danh nhân viên công ty sổ số kiến thiết nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền Giúp người lao động nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa |
Nhiều thủ đoạn tinh vi
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông), trong tuần (từ 6/5 - 12/5) đã có hơn 200 trường hợp phản ánh lừa đảo do người dùng Internet Việt Nam thông báo về Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) qua hệ thống tại địa chỉ https://canhbao.khonggianmang.vn.
Qua kiểm tra, phân tích, có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo website của ngân hàng, các trang thương mại điện tử, giả danh Công an… Điều đáng nói, đối tượng lừa đảo thường nhắm vào sự thiếu hiểu biết, không minh mẫn của người cao tuổi để ra tay lừa đảo. Không ít người đã trở thành nạn nhân của các thủ đoạn này với số tiền bị chiếm đoạt lên tới hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng.
Sau khi bị lừa mất tiền, người dân đã đến cơ quan Công an trình báo. Ảnh minh họa |
Điển hình như mới đây, ngày 5/4, bà N.M.P (sinh năm 1956, trú tại Hà Đông) nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an. Đối tượng nói căn cước công dân của bà P có liên quan đến đường dây buôn bán ma túy, rửa tiền. Nếu bà P không chứng minh được mình không liên quan, thì vài ngày tới sẽ bắt bà. Do lo sợ nên bà P đã chuyển tiền vào tài khoản của các đối tượng để xác minh. Bà P đã thực hiện 32 lần chuyển khoản với tổng số tiền là 15 tỷ đồng. Sau đó, bà P biết mình bị lừa nên đã đến cơ quan Công an trình báo.
Theo cơ quan Công an, các trò lừa đảo trên không gian mạng hay qua các cuộc gọi điện thoại vẫn bùng phát. Không chỉ nhắm đến các đối tượng là người già kém minh mẫn, đối tượng lừa đảo còn “giăng bẫy” cả những người trẻ, phụ nữ nhẹ dạ cả tin…
Mới đây, Công an thành phố Hà Nội đã cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi tham gia đăng ký các khóa học “Trại hè kỹ năng - Học kỳ Công an nhân dân nhí”, “Trại hè Kỹ năng - Học kỳ Công an nhân dân”, “Trại hè quân đội”, “Trải nghiệm quân đội hè”… trên mạng xã hội facebook. Chị M (trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) có lên mạng xã hội facebook để tìm cho con khóa học hè cho con. Chị thấy xuất hiện nhiều fanpage với các nội dung quảng cáo tham gia “Học kỳ trong quân đội 2024”… Khi thấy chị M có nhu cầu, đối tượng dẫn dụ nạn nhân cho số điện thoại và chuyển sang nhắn tin Zalo, Telegram. Để tránh sự nghi ngờ của nạn nhân, khi các thủ đoạn về “thực hiện nhiệm vụ” đã được các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền nhiều, các đối tượng chuyển từ yêu cầu “thực hiện nhiệm vụ” sang yêu cầu “khảo sát”. Sau nhiều lần “khảo sát”, chỉ trong vòng 5 tiếng đồng hồ, chị M đã thực hiện các giao dịch chuyển tiền và bị các đối tượng chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng…
Chú trọng công tác tuyên truyền
Theo cơ quan Công an, dù thủ đoạn không mới, song cách thức các đối tượng tiếp cận nạn nhân ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp (các đối tượng hoạt động hoặc đặt máy chủ ở nước ngoài), khó phát hiện, số lượng bị hại lớn trên khắp cả nước, việc này khiến loại tội phạm này vẫn hoạt động và công tác đấu tranh gặp khó khăn, hạn chế.
Công tác quản lý nhà nước còn thiếu chặt chẽ, nhất là tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông, ngân hàng, những doanh nghiệp này thường chậm trong việc thực hiện đưa ra các yêu cầu tra cứu, xác minh địa chỉ IP, cung cấp thông tin về tài khoản ngân hàng để phục vụ công tác điều tra, xử lý tội phạm… đây là điều kiện phát sinh tội phạm. Ngoài ra, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chưa hoàn thiện hoặc chưa có cơ chế quản lý, dẫn tới công tác phối hợp, áp dụng pháp luật giữa các đơn vị còn nhiều khó khăn.
Nhằm trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho hay, sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan nghiệp vụ đẩy mạnh điều tra, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm để đấu tranh, điều tra, khởi tố xử lý nghiêm loại tội phạm này, nhất là đối tượng chủ mưu cầm đầu; siết chặt quản lý các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Facebook, Google...; tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong đấu tranh với các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao có yếu tố nước ngoài; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm, thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả, dễ tiếp cận, nhất là đối với người dân ở khu vực nông thôn, miền núi.
Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học - Cục Truyền thông Công an nhân dân (Bộ Công an), khuyến cáo, người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Để làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua Công an địa phương; tuyệt đối không yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật; không nên tìm đến các trang mạng xã hội giới thiệu có thể lấy lại tiền bị lừa, tránh để bị mắc bẫy của các đối tượng lừa đảo.
Theo Cục An toàn thông tin, môi trường mạng đang ngày càng trở nên phức tạp, người dân cần nâng cao cảnh giác, đồng thời tìm hiểu và trang bị cho bản thân những kiến thức để bảo vệ mình trên mạng xã hội. Điều quan trọng nhất là người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho bất cứ ai thông qua bất kể hình thức nào; việc lộ lọt thông tin sẽ dẫn đến nhiều hậu quả đáng lo ngại. Khi có cuộc gọi lạ, hoặc tiếp xúc với hội nhóm cung cấp dịch vụ trên mạng xã hội, tuyệt đối không thực hiện giao dịch chuyển tiền cho đối tượng khi chưa tìm hiểu và xác minh danh tính của đối tượng đó. |
Minh Phương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Khởi tố 8 bị can liên quan đến Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An
Tin nóng 02/11/2024 14:24
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng xây nhà trái phép tại Bình Dương
Tin nóng 02/11/2024 14:11
Truy tố nhân viên Ngân hàng Tiên Phong chiếm đoạt 246 lượng vàng SJC
Tin nóng 02/11/2024 07:31
Tạm giữ gần 3.400 chiếc vợt Pickleball nhập lậu, vi phạm kinh doanh trên Facebook
Tin nóng 31/10/2024 20:37
Lừa 14 bị hại bằng chiêu trò đi xuất khẩu lao động tại Cộng hòa Ireland
Tin nóng 31/10/2024 15:30
Bắt nguyên Phó Giám đốc ngân hàng lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt hơn 50 tỷ đồng
Tin nóng 30/10/2024 19:27
Vụ cháy quán karaoke làm 32 người chết ở Bình Dương: Chủ quán lĩnh án 8 năm tù
Tin nóng 30/10/2024 15:49
Bắt giữ nhóm học sinh rủ nhau trộm cắp xe máy
Tin nóng 30/10/2024 12:34
Bình Dương mở đợt cao điểm trấn áp tội phạm liên quan đến "tín dụng đen"
Tin nóng 30/10/2024 10:59
Truy tố 2 cựu cán bộ Công an "bảo kê" đường dây mua bán ma túy
Tin nóng 26/10/2024 06:30