Nhiều tuyến đê đang bị… "xẻ thịt"
Nhức nhối hoạt động khai thác, tập kết VLXD trái phép |
Đủ kiểu vi phạm trên các tuyến đê
Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về việc tăng cường ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều tại địa bàn quận Tây Hồ, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm và huyện Ba Vì, qua công tác kiểm tra, xử lý, ngày 5/3/2015, CATP Hà Nội đã có văn bản cáo cáo. Theo CATP Hà Nội, hiện tại trên địa bàn quận Tây Hồ có những vi phạm tại khu vực bãi đá sông Hồng (ở tuyến đê Hữu Hồng); việc đổ phế thải, xây dựng lều lán, lấn chiếm bãi sông khu vực ngõ 76 An Dương (phường Tứ Liên, phường Yên Phụ). Trên địa bàn quận Hoàng Mai, nhiều vi phạm về xây dựng công trình trong hành lang thoát lũ tại khu vực Cảng Hà Nội; xây dựng nhà xưởng, đổ phế thải khu vực cầu Thanh Trì. Tại huyện Ba Vì hiện có công trình vi phạm xây dựng trên thượng lưu đê Hữu Hồng (thuộc xã Phong Vân)…
Ngoài ra, ngày 12/2/2015, theo Hạt quản lý đê số 2 (Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão (PCLB)): Trên tuyến đê ở quận Tây Hồ, nhiều hộ kinh doanh sử dụng mặt đê, mái đê để kinh doanh bán hàng, một số hộ còn tự ý tiến hành dựng lều lán tạm, chôn cọc, để hàng gốm sứ bày bán trên mái đê làm hư hỏng lớp cỏ kỹ thuật. Hàng năm, Chi cục Đê điều và PCLB đã đầu tư kinh phí để duy trì bảo trì cỏ nhưng với việc vi phạm của các hộ dân kinh doanh đã trực tiếp làm hư hỏng lớp cỏ, ảnh hưởng đến an toàn của đê điều, mất mỹ quan đô thị.
Công trình xây dựng tại khu vực Cảng Hà Nội |
Bên cạnh những vi phạm nêu trên, tình trạng xe quá tải trọng chạy trên các tuyến đê cũng diễn biến rất phức tạp. Xe quá tải trọng cho phép lưu thông trên đê đã làm cho nhiều đoạn đê bị hư hỏng, xuống cấp, giảm khả năng chống lũ cũng như ảnh hưởng đến an toàn của người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đê.
Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý
Trước những diễn biến phức tạp về vi phạm pháp luật đê điều, Giám đốc CATP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo các Sở, ngành, UBND các quận, huyện thị xã, phường, xã, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều; giải quyết triệt để các trường hợp vi phạm đã lập biên bản vi phạm hành chính và đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa chấp hành, những trường hợp không tháo dỡ các công trình vi phạm cơ quan chức năng sẽ tổ chức lực lượng cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, đề nghị Sở NN & PTNT chỉ đạo Chi cục Đê điều và PCLB, các Hạt quản lý đê tăng cường kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn ngay từ khi mới phát sinh các trường hợp vi phạm mới hoặc tái vi phạm; cắm mốc giới để phân định rõ hành lang đê, hành lang thoát lũ, xác định tải trọng thiết kế mặt đê và hành lang đê; xây mố trụ tại các cửa khẩu ra vào đê nhằm hạn chế xe quá tải trọng hoặc cấm phương tiện vận tải đi vào hành lang đê.
Xe tải chạy trên đê Hữu Đuống |
Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Bộ NN & PTNT, Tổng cục Thủy lợi, Cục Quản lý đê điều và PCLB… về công tác phát hiện, ngăn chặn, đôn đốc, tổ chức thực hiện giải tỏa các vi phạm Luật Đê điều, Chi cục Đê điều và PCLB đang xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tuyên truyền pháp luật về đê điều tại một số quận, huyện, thị xã xong trước mùa mưa bão năm 2015. Các Chi cục tăng cường tổ chức các buổi làm việc với xã, phường có đê trên địa bàn để đôn đốc giải quyết và có biện pháp hạn chế vi phạm phát sinh. Đồng thời, các Hạt quản lý đê điều tiếp tục thực hiện tốt Luật Đê điều về việc phát hiện, ngăn chặn và kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đề điều; chụp ảnh ô tô quá tải trọng hoạt động tại các khu vực bến bãi và trên đê thuộc địa bàn quản lý gửi về Phòng Quản lý đê điều.
Để xử lý những vi phạm còn tồn tại và hạn chế phát sinh vi phạm mới, Chi cục Đê điều và PCLB đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã và các ngành liên quan tổ chức xử lý kiên quyết, dứt điểm các vụ vi phạm pháp luật về đê điều đã được phát hiện và lập biên bản vi phạm theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng thời chỉ đạo xây dựng các dự án di dân tái định cư các khu vực dân cư nằm trong chỉ giới thoát lũ và nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều theo Nghị quyết số 17/2009/NQ-HĐND ngày 11/12/2009 của HĐND TP Hà Nội.
Theo số liệu thống kê, tổng số vụ vi phạm Luật Đê điều trong năm 2014 là 296 vụ. Trong đó: Xây nhà bê tông, công trình kiên cố 16 vụ; xây dựng cải tạo nhà thành nhà kiên cố 4 vụ; xây nhà cấp 4, móng, công trình phụ 119 vụ; xây dựng tường chắn, cổng, trụ cột 41 vụ; lều quán, lán tạm 24 vụ; chứa vật tư chất thải vật liệu lên phạm vi bảo vệ đê 15 vụ; đào xẻ, xây dốc, phá chạch, đắp và tôn cao đê, đường 12 vụ; đào ao, đào đất, khai thác đất, cát trong phạm vi bảo vệ đê 5 vụ; các vi phạm khác 50 vụ. Số vụ vi phạm tập trung nhiều nhất tại địa bàn huyện Ứng Hòa (105 vụ), Gia Lâm 25 vụ, Sóc Sơn 24 vụ… |
Võ Hoàng – Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31