Bức tranh thưởng Tết 2023 vẫn nhiều gam màu sáng

(LĐTĐ) Do sản xuất - kinh doanh khó khăn, đơn hàng sụt giảm nên thưởng Tết 2023 là bài toán khó đối với không ít doanh nghiệp. Mặc dù vậy, xác định thưởng Tết là một nét đẹp trong văn hóa doanh nghiệp, đồng thời để giữ chân và tri ân người lao động luôn đồng hành trong lúc khó khăn, các doanh nghiệp đều nỗ lực để đảm bảo thực hiện thưởng Tết cho người lao động (NLĐ) không thấp hơn năm trước… Về phía NLĐ, dù thưởng Tết là điều được mong đợi nhất khi Tết đến xuân về, song họ vẫn sẵn sàng tinh thần sẻ chia với doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn… Đó chính là những gam màu sáng trong bức tranh thưởng Tết năm 2023.
Thưởng Tết năm 2023 dự báo cao hơn năm 2022 Nỗ lực đảm bảo thưởng Tết cho người lao động Hà Nội dự báo thưởng Tết một số ngành giảm sâu

Tinh thần sẻ chia của người lao động

Sau một năm làm việc vất vả, thưởng Tết là điều mà mọi người lao động đều mong chờ. Điều đó thể hiện thể hiện sự quan tâm, ghi nhận, tri ân của doanh nghiệp đối với người lao động sau một năm gắn bó, cống hiến. Năm nay, trong bối cảnh việc làm giảm sút, đời sống khó khăn, khoản tiền thưởng Tết càng có ý nghĩa thiết thực hơn đối với người lao động. Tuy nhiên, cùng với sự thấp thỏm trông ngóng, nhiều người lao động cũng cho biết, họ sẵn sàng sẻ chia vì hiểu rằng đây là thời điểm doanh nghiệp gặp khó khăn.

Bức tranh thưởng Tết 2023 vẫn nhiều gam màu sáng
LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức “Xe siêu thị đoàn viên Công đoàn” hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn. Ảnh minh họa.

Chị Phan Thị Nhàn - công nhân Công ty TNHH thời trang Star (Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ), cho hay, năm nào, Công ty cũng có thưởng Tết và chăm lo Tết đủ đầy cho NLĐ, thế nhưng năm nay, tình hình khó khăn hơn do đơn hàng sụt giảm nên không rõ thưởng Tết có thay đổi gì không. “Thời gian gần đây, Công ty tôi ít việc nên công nhân không còn phải tăng ca, chỉ làm việc theo giờ hành chính, thu nhập giảm khoảng 2-3 triệu/tháng. Đi làm cả năm, ai cũng mong có một cái Tết đủ đầy vì thế chúng tôi trông đợi sự quan tâm, chăm lo của Công đoàn và doanh nghiệp trong dịp Tết này. Tôi hy vọng lương thưởng vẫn được giữ nguyên như năm trước”, chị Nhàn nói…

Cho biết Công ty chưa công bố thưởng Tết, song chị Khuất Thị Hà - công nhân Công ty TNHH May mặc Việt Pacific (quận Hà Đông, Hà Nội) cho hay, chị không thấy sốt ruột. “Chỉ là một công nhân nhưng tôi cũng biết tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành dệt may trong đó có Công ty tôi hiện đang gặp nhiều khó khăn, bị giảm sút đơn hàng, ở nhiều nơi, công nhân không có việc làm, mất thu nhập. Thế nhưng ở đây, chúng tôi tuy có giảm tăng ca một chút, nhưng việc làm và thu nhập vẫn được đảm bảo. Tôi tin là Tết năm nay, Công đoàn cũng như Công ty vẫn chăm lo cho công nhân chu đáo, mức thưởng Tết chắc vẫn được giữ nguyên, nếu có giảm đi chút ít thì cũng không sao bởi chúng tôi sẵn sàng đồng hành, chia sẻ với Công ty trong lúc khó khăn”, chị Khuất Thị Hà tâm sự.

Sẵn sàng sẻ chia với doanh nghiệp trong lúc khó khăn cũng là tinh thần của nhiều công nhân lao động Công ty May liên doanh Plummy (địa bàn huyện Quốc Oai). Anh Nguyễn Văn Hải - một công nhân của Công ty cho biết, từ khoảng tháng 10/2022 đến nay, công nhân Công ty anh hầu như không phải đi làm tăng ca cuối tuần, số giờ tăng ca ngày thường cũng giảm từ 3-4 giờ làm thêm/ngày xuống còn 1 giờ hoặc không phải làm thêm. Thu nhập mỗi tháng của anh giảm khoảng 2-3 triệu đồng, nên ngoài giờ làm ở công ty, anh Hải lại tranh thủ "chạy xe" cho hãng Grab và Bee.

“Ai cũng mong được thưởng Tết năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên, trong lúc Công ty khó khăn như thế này, chúng tôi cũng không đòi hỏi gì nhiều.Chỉ mong thưởng Tết được duy trì như cũ, có giảm thì giảm không đáng kể. Quan trọng là Công ty đã luôn cố gắng để không có công nhân nào bị mất việc, mất thu nhập”, anh Hải bộc bạch.

Nỗ lực lo thưởng Tết của doanh nghiệp

Đáp lại tâm lý mong chờ của NLĐ, đại diện nhiều doanh nghiệp cho biết, đã và đang xây dựng kế hoạch chăm lo Tết cho người lao động, trong đó nỗ lực đảm bảo tiền lương, thưởng Tết. Đối với những doanh nghiệp hoạt động ổn định và đều việc thì mức thưởng đã được xác định rõ rằng, chẳng hạn như Công ty cổ phần Môi trường đô thị Gia Lâm đã lên kế hoạch thưởng Tết năm 2023 ngang bằng năm trước. Ông Trương Hoài Nam - Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Môi trường đô thị Gia Lâm, cho biết: Công ty có kế hoạch thưởng tháng lương thứ 13 khoảng 5 triệu đồng/người và một túi quà Tết trị giá 900.000 đồng cho người lao động.

Tại Công ty TNHH Tousei Engineering Việt Nam (địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội), ông Trần Sỹ Đức - Giám đốc Công ty cho biết: “Qua tham mưu, đề xuất của Công đoàn, Công ty đã có kế hoạch để chăm lo Tết tốt nhất cho NLĐ. Theo đó, Công ty sẽ cố gắng bảo đảm tiền lương, lên dự toán thưởng Tết cho NLĐ với mức cao nhất là 4 tháng lương, thấp nhất là 2,5 tháng lương”.

Bức tranh thưởng Tết 2023 vẫn nhiều gam màu sáng
Công nhân Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam luôn an tâm làm việc vì được doanh nghiệp và Công đoàn quan tâm chăm lo. Ảnh minh họa.

Tại Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam (huyện Gia Lâm, Hà Nội), theo ông Ngô Ngọc Vinh - Chủ tịch Công đoàn Công ty, quan tâm chăm lo cho NLĐ, đặc biệt trong dịp lễ Tết đã trở thành nét đẹp văn hóa của doanh nghiệp đồng thời cũng là cách doanh nghiệp động viên, tri ân, giữ chân NLĐ. “Hàng năm, chúng tôi đều lên kế hoạch và công khai sớm về các hoạt động chăm lo Tết, đặc biệt là tiền lương, thưởng Tết để NLĐ biết, yên tâm làm việc. Năm nay, mặc dù cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình khó khăn chung, song qua tham mưu, bàn bạc giữa Công đoàn với lãnh đạo, Công ty đã thống nhất sẽ chi 35 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán Quý Mão cho NLĐ. Trong đó, dự kiến tiền thưởng Tết cho mỗi NLĐ là từ 3- 4 tháng lương thực lĩnh thấp nhất là 5 triệu, cao nhất là 130 triệu đồng/người tùy từng vị trí”, ông Ngô Ngọc Vinh cho biết.

Ở những công ty khác gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh thì đến thời điểm này, mức thưởng Tết vẫn đang được cân nhắc, bàn bạc song tinh thần của doanh nghiệp là sẽ căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh và thỏa ước lao động tập thể, dự kiến thưởng Tết sẽ tương đương năm trước. Chẳng hạn như tại Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam (Khu công nghiệp Thăng Long - huyện Đông Anh, Hà Nội), ông Nguyễn Hoàng Long - Chủ tịch Công đoàn Công ty, chia sẻ: Năm nay, tình hình hoạt động của công ty tương đối khó khăn do ảnh hưởng đợt đầu năm bị đứt chuỗi cung ứng, cuối năm thì các đơn hàng bị giảm. Mặc dù công ty chạy đều các đơn hàng nhưng sản lượng chỉ bằng khoảng 70 - 80% so với với trước đây. Dù vậy, Công đoàn và công ty đã ký quy chế thưởng, trong đó thưởng Tết khoảng 1,5 tháng tiền lương.

Tương tự, Công ty TNHH May mặc Việt Pacific (địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội) cũng đang gặp khó khăn, đơn hàng từ các thị trường truyền thống bị sụt giảm 30% song Công ty vẫn nỗ lực tìm kiếm các đối tác ở thị trường mới để bù đắp, duy trì việc làm, thu nhập cho NLĐ. Do đó, theo ông Nguyễn Tràng Huy - Chủ tịch Công đoàn Công ty, thưởng Tết năm nay vẫn sẽ được thực hiện như năm trước là 1 tháng lương, tương đương 6 triệu đồng, thậm chí có khả năng sẽ được tăng lên.

Thưởng Tết 2023 cơ bản vẫn ổn định

Liên quan đến vấn đề thưởng Tết, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) hồi đầu tháng 12 đã có văn bản yêu cầu Sở LĐTBXH các địa phương khảo sát, nắm tình hình thực hiện quy định về lương tối thiểu, trả lương, tiền thưởng, nợ lương và kế hoạch thưởng Tết theo kết quả sản xuất, kinh doanh cho NLĐ ở các doanh nghiệp, báo cáo về Bộ trước ngày 25/12/2022.

Hiện một số địa phương đã báo cáo dự kiến mức thưởng Tết. Chẳng hạn, tại Vĩnh Phúc, Sở LĐTBXH tỉnh thông tin, mức thưởng dịp Tết Dương lịch 2023 bình quân hơn 1,8 triệu đồng, cao hơn mức thưởng bình quân của năm 2021 (năm 2021 các doanh nghiệp báo cáo mức thưởng Tết Dương lịch bình quân là gần 1,7 triệu đồng/người). Mức thưởng dịp này cao nhất là 101 triệu đồng. Đối với thưởng Tết Âm lịch, dự kiến mức thưởng bình quân là hơn 4,6 triệu đồng/người; cao nhất là 260 triệu đồng/người và thấp nhất là 100.000 đồng/người với lao động làm việc dưới 1 tháng. Tại Hà Nội, Sở LĐTBXH Hà Nội dự báo tiền thưởng của người lao động trên địa bàn năm 2023 sẽ giảm hơn so với năm 2022, trong đó mức giảm sâu thuộc các ngành nghề như dệt may, da giày, điện tử, chế biến gỗ.

Tại Bình Dương, Sở LĐTBXH tỉnh báo cáo, theo khảo sát của đơn vị này đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, dự kiến mức thưởng Tết không có biến động nhiều so với mọi năm. Chỉ ở những lĩnh vực bị cắt giảm giờ làm thì có thể ảnh hưởng, còn các lĩnh vực khác cơ bản vẫn giữ được mức thưởng Tết ổn định, tuy nhiên sau ngày 25/12 đơn vị này mới có số liệu chính thức để công bố.

Tại hội nghị cung cấp thông tin về tình hình công nhân viên chức lao động và hoạt động Công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức đầu tháng 12/2022, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban chính sách - pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết, theo quy định hiện hành thưởng Tết không phải bắt buộc mà tùy thuộc kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy trong bối cảnh đơn hàng ở nhiều ngành giảm nhưng các nhà máy lớn công bố thưởng Tết cao hơn năm ngoái thể hiện chia sẻ khó khăn với NLĐ.

Nhiều năm theo dõi lĩnh vực lao động, ông Quảng cho rằng nhiều chính sách tốt thường được xây dựng từ những cách làm hay của các doanh nghiệp lớn. Vì vậy các nhà máy đông lao động sớm công bố thưởng Tết góp phần lan tỏa việc xây dựng mức thưởng cuối năm ở các công ty khác. Qua nắm sơ bộ từ các cấp Công đoàn, trừ những trường hợp quá khó khăn, phải cắt giảm lao động, năm nay các doanh nghiệp đều cố gắng duy trì thưởng Tết, ít nhất một tháng lương. Do lương tối thiểu vùng tăng, số tiền người lao động nhận được cao hơn năm ngoái.

Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cũng cho rằng, đối với NLĐ, lương tháng 13 rất quan trọng, không chỉ có giá trị tinh thần mà còn dùng để mua sắm quà Tết mang về cho ông bà, cha mẹ, mừng tuổi, đi Tết… “Chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp hãy chia sẻ với NLĐ sau một năm họ đã làm việc vất vả, sự chia sẻ của người sử dụng lao động lúc này cũng chính là cách để chúng ta giữ chân NLĐ, nhất là khi có đơn hàng”, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh./.

Phạm Diệp

Nên xem

Dự kiến lịch tạm ngừng cấp điện tại Hà Nội

Dự kiến lịch tạm ngừng cấp điện tại Hà Nội

(LĐTĐ) Theo EVN HANOI, ngày 6/6 sẽ tạm ngừng cấp điện tại nhiều khu vực ở một số quận, huyện, thị xã ở Thủ đô Hà Nội, trong đó có các quận/huyện: Đống Đa, Gia Lâm, Cầu Giấy, Long Biên, Hà Đông...
Gia Lai: Tai nạn giao thông khiến 3 người trong một gia đình tử vong tại chỗ

Gia Lai: Tai nạn giao thông khiến 3 người trong một gia đình tử vong tại chỗ

(LĐTĐ) Một ô tô tải chở đá đã va chạm với xe bán tải đi cùng chiều và tiếp tục đâm vào xe máy khiến 3 nạn nhân trong một gia đình tử vong tại chỗ.
Đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho 69,7 triệu lượt người

Đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho 69,7 triệu lượt người

(LĐTĐ) 5 tháng đầu năm 2023, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã thực hiện tốt công tác giải quyết, chi trả chế độ, đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm y tế (BHYT) cho 69,7 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT, tương ứng số tiền chi cho khám chữa bệnh BHYT là 47.466 tỷ đồng.
Ấn tượng HDBank, Đạm Phú Mỹ và Hóa dầu Đức Giang

Ấn tượng HDBank, Đạm Phú Mỹ và Hóa dầu Đức Giang

(LĐTĐ) Lần đầu lọt Top 10 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả nhất của Việt Nam, HDBank đã chiếm ngay vị trí thứ 7 toàn bảng, và thuộc Top 5 ngân hàng niêm yết uy tín nhất toàn ngành.
LĐLĐ huyện Đông Anh tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ xây nhà tình nghĩa

LĐLĐ huyện Đông Anh tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ xây nhà tình nghĩa

(LĐTĐ) Ngày 5/6, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh đã tổ chức trao hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho gia đình chị Đỗ Thị Hải tại thôn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh. Trước đó, LĐLĐ huyện đã phối hợp với Hội Cựu chiến binh huyện trao hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho 1 hội viên Hội Cựu chiến binh tại xã Liên Hà.
Huyện đoàn Mê Linh phát động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2023

Huyện đoàn Mê Linh phát động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2023

(LĐTĐ) Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè huyện Mê Linh chính thức bắt đầu từ tháng 6 đến hết tháng 8/2023 với phương châm "An toàn, hiệu quả, sáng tạo, tập trung, bền vững".
Các nữ đại biểu có những đóng góp to lớn hơn nữa vào hoạt động của Quốc hội

Các nữ đại biểu có những đóng góp to lớn hơn nữa vào hoạt động của Quốc hội

(LĐTĐ) Chiều 5/6, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật các nữ đại biểu Quốc hội khóa XV nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam (15/5/2008 - 15/5/2023).

Tin khác

Trời nóng, công nhân càng “ngóng” nhà ở xã hội!

Trời nóng, công nhân càng “ngóng” nhà ở xã hội!

(LĐTĐ) Thời điểm hiện tại, Thủ đô Hà Nội đang bước vào đợt nắng nóng cao điểm. Đây cũng là lúc, người lao động thuê trọ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt do nắng nóng. Bày tỏ nguyện vọng của mình, người lao động cho biết, họ rất mong thành phố Hà Nội sớm triển khai xây dựng các khu nhà ở xã hội để người lao động với thu nhập thấp vẫn có thể thuê, mua để đảm bảo đời sống sinh hoạt.
Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thăm, tặng quà người bị tai nạn lao động

Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thăm, tặng quà người bị tai nạn lao động

(LĐTĐ) Nhân Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2023, mới đây, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Lê Văn Thanh dẫn đầu đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà một số người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thân nhân người bị tai nạn lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cùng đi có lãnh đạo Sở LĐTBXH Hà Nội.
Thách thức với lao động làng nghề

Thách thức với lao động làng nghề

(LĐTĐ) Bên cạnh việc các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông thôn mới, thì hiện tại cũng đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức về ô nhiễm môi trường và an toàn lao động.
Ước vọng công nhân

Ước vọng công nhân

(LĐTĐ) Kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương, 48 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động 1/5 cũng là thời điểm cả nước diễn ra Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2023 cũng như diễn ra Đại hội Công đoàn các cấp… nên càng có ý nghĩa với mỗi đoàn viên, công nhân lao động. Nhân sự kiện này, Lao động Thủ đô đã lược ghi lại một số ý kiến về “ước vọng” của họ đối với đời sống, thu nhập, việc làm… cũng như kỳ vọng về tương lai Thủ đô và đất nước.
Chuyển biến tích cực trong công tác an toàn vệ sinh lao động

Chuyển biến tích cực trong công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Xác định an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác quan trọng, liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người và môi trường làm việc của người lao động, thời gian qua, các cấp, ngành, đoàn thể của thành phố Hà Nội đã phối hợp triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm bảo đảm ATVSLĐ và phòng chống cháy nổ trên địa bàn.
Bàn giải pháp chăm lo nhà ở cho công nhân

Bàn giải pháp chăm lo nhà ở cho công nhân

(LĐTĐ) Chiều 27/4, tại Hà Nội, báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức chương trình Tọa đàm chuyên đề số 1 năm 2023 với chủ đề “Chỗ ở và nhà ở - Nhu cầu cấp bách của công nhân”.
Xây dựng đội ngũ công nhân thoát nước lành nghề, tinh nhuệ

Xây dựng đội ngũ công nhân thoát nước lành nghề, tinh nhuệ

(LĐTĐ) Bằng sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công nhân viên, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm 2022, từ đó đảm bảo đời sống, việc làm, thu nhập tiền lương cho người lao động.
Hà Nội: Tai nạn lao động chủ yếu là do ngã cao

Hà Nội: Tai nạn lao động chủ yếu là do ngã cao

(LĐTĐ) Các vụ tai nạn lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội trong năm qua chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành Xây dựng, sản xuất lắp ráp cơ khí... Nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông, ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 1 tháng, không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc…
Rút BHXH một lần, người lao động tự tước đi quyền an sinh cơ bản

Rút BHXH một lần, người lao động tự tước đi quyền an sinh cơ bản

(LĐTĐ) Với nhiều người, số tiền rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần có thể “ra tấm, ra món” song cũng chỉ đủ trang trải trong vài tháng ngắn ngủi nhưng lại cả chặng dài gian nan khi về già.
Gia tăng thiệt hại do tai nạn lao động

Gia tăng thiệt hại do tai nạn lao động

Theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra năm 2022 là trên 14.000 tỷ đồng (tăng hơn 10.000 tỷ đồng so với năm 2021). Thiệt hại về tài sản và tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động đều tăng.
Xem thêm
Phiên bản di động