Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói về kinh nghiệm xây dựng đường cao tốc của Trung Quốc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khảo sát dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành Bổ sung cơ chế đặc thù cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam |
Vừa quản lý, vừa kiến tạo cho phát triển
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh yêu cầu phải thay đổi tư duy xây dựng pháp luật, trước đây chỉ tập trung vào khâu quản lý, lần này phải vừa quản lý, vừa kiến tạo cho phát triển.
“Đồng thời, mở ra cho phát triển để tạo ra các động lực mới, tạo ra các không gian mới, khơi thông được các điểm nghẽn, giải phóng được các nguồn lực, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Đây là yêu cầu hết sức quan trọng và đây là tư duy thay đổi rất lớn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ.
Bên cạnh đó, phải chuyển từ phương thức tiền kiểm sang hậu kiểm. Kinh nghiệm của các nước làm rất nhanh chính là vì ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, cứ thế thực hiện, không cần phải xin phép trước, ai vi phạm người đấy sẽ chịu trách nhiệm và xử lý theo pháp luật, không cần phải lập dự án, trình các bước rất mất thời gian.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình về Luật Đầu tư công (sửa đổi). Ảnh: Quốc hội. |
Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. “Một tỉnh của Trung Quốc 3 năm người ta làm được 2.000 km đường cao tốc. Tôi có hỏi một đồng chí bộ trưởng tại sao làm được nhanh thế, nhiều thế, rẻ thế?
Các đồng chí nói có 3 vấn đề: Một, các đồng chí có dám vay không; hai là, các đồng chí có phân cấp mạnh cho địa phương không; ba là, chúng tôi thành lập các công ty Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư công. Đường sá, cầu cống xong chuyển nhượng lại quyền khai thác đó cho tư nhân, Nhà nước thu hồi vốn đó về, cứ quay vòng như thế và làm rất nhanh”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích, Trung ương, Quốc hội, Chính phủ tập trung giữ vai trò kiểm soát, kiến tạo, tăng cường hoàn thiện thể chế môi trường và làm rõ các trách nhiệm, kết quả cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; giảm xin - cho, giảm quyền anh, quyền tôi, giảm đùn đẩy, né tránh...
Linh hoạt nhưng phải quản lý được
Theo Bộ trưởng, Luật Đầu tư (sửa đổi) này sẽ thay thế Luật năm 2019, quá trình làm rất công phu, nghiêm túc và nhanh chóng, đến nay đã tạo được sự đồng thuận cơ bản của các đại biểu, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng trong nước và ngoài nước.
Nói về nâng quy mô dự án quan trọng quốc gia, ông Dũng cho hay, tiêu chí quan trọng quốc gia đã xây dựng từ năm 1997 là 10.000 tỷ đồng, đến nay đã mất 27 năm chưa sửa đổi. Trong khi quy mô nền kinh tế của đã tăng gấp 10 lần so với năm 2000, tăng 2,5 lần so với năm 2013; tổng chi ngân sách nhà nước đã tăng lên 3 lần; trượt giá bình quân từ năm 2000 đến nay là 3%/năm.
Các đại biểu tại Kỳ họp. Ảnh: Quốc hội |
Nếu quy mô 20.000 tỷ đồng có thể phù hợp ở thời điểm hiện nay, nhưng sau một vài năm nữa do tình hình phát triển và trượt giá lại không phù hợp. Để đảm bảo tính ổn định, Bộ trưởng đề xuất giữ mức 30.000 tỷ đồng và cho hay, Nghị quyết Đại hội XIV đang chuẩn bị thì chúng ta sẽ có 40 dự án trên 10.000 tỷ và có 30 dự án trên 30.000 tỷ đồng...
Về phân cấp điều chỉnh chủ trương đầu tư công trung hạn, nguồn ngân sách trung ương từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, thực hiện phân quyền này sẽ giảm bớt được 5 bước (hiện nay đang có 11 bước), giảm trung bình khoảng 4 tháng, tiết kiệm được nhiều thời gian, và quan trọng hơn là đảm bảo tính linh hoạt.
“Chuyện điều chỉnh phát sinh hàng ngày, hàng tháng, không phải theo đợt, tỉnh A có thể hôm nay có phát sinh, ngày mai tỉnh B, ngày kia tỉnh C, không thể nào Chính phủ lại đi trình với Quốc hội lắt nhắt từng vấn đề, từng tỉnh”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cũng cho rằng Quốc hội quản lý những vấn đề lớn, còn chi tiết phát sinh, dịch chuyển, điều chỉnh giữa các bộ, ngành của đầu tư công trung hạn thì nên giao lại cho Chính phủ sẽ linh hoạt hơn.
Về phân cấp từ Hội đồng nhân dân cho Ủy ban nhân dân các cấp để quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án nhóm B, nhóm C, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, trên thực tế có 43 tỉnh đã phân, đã giao và vừa rồi Chính phủ rất cẩn thận, đã lấy ý kiến lại của 63 địa phương, cả 63 địa phương đều nhất trí 100%. Do có nhiều đại biểu không đồng tình nên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất được tiếp thu, nghiên cứu kỹ lưỡng hơn và báo cáo lại Quốc hội.
Đối với vấn đề tách dự án giải phóng mặt bằng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, trước đây chỉ quy định có 2 bước, chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án, bây giờ tách ra làm 3 bước là chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án và thực hiện dự án, như vậy giải phóng mặt bằng nằm ở chuẩn bị dự án.
“Nếu tách bạch cả 3 chỗ này ra thì chúng ta sẽ biết nguyên nhân nằm ở đâu, trách nhiệm thuộc về ai và như vậy sẽ tách giải phóng mặt bằng ra cho làm trước, làm song song với làm thủ tục đầu tư, khi làm xong thủ tục đầu tư là có thể thực hiện được ngay, thay vì phải xong quyết định đầu tư mới được làm giải phóng mặt bằng.
Đây là một cuộc cải cách rất lớn. Chúng tôi đồng ý với các đại biểu phải quy định chặt chẽ trên tinh thần linh hoạt, mở ra nhưng phải quản lý được, kiểm soát được chứ không phải tràn lan dẫn đến hậu quả này, hậu quả kia, thất thoát, lãng phí”, Bộ trưởng nêu rõ.
Đồng thời, ông Dũng cũng khẩng định, việc sửa đổi này phải phù hợp quy hoạch, kế hoạch, khả năng cân đối vốn, khi xem xét các dự án này sẽ đồng thời xem xét các dự án có tách hay không tách giải phóng mặt bằng trên tinh thần phải quản lý được...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hơn 3.000 học sinh, giáo viên ở huyện Đông Anh được tuyên truyền về pháp luật
LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Kiểm tra, thẩm định 75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa
Bí thư chi bộ hết mình với công việc
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi" - Tiểu thuyết về đại dịch cháy hàng sau 5 ngày ra mắt
Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất tiếp tục được giữ lại ít nhất 21% ngân sách
Quận Bắc Từ Liêm tiếp xúc cử tri chuyên đề khớp nối hạ tầng kỹ thuật giao thông
Cổ phiếu công ty của ông Donald Trump biến động mạnh
Tin khác
Sửa Luật Đầu tư công cần rà soát, đối chiếu với Luật Thủ đô năm 2024
Sự kiện 06/11/2024 12:23
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Sự kiện 05/11/2024 17:12
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Sự kiện 05/11/2024 16:19
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Sự kiện 05/11/2024 11:44
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Sự kiện 05/11/2024 11:30
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Sự kiện 05/11/2024 11:29
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sự kiện 05/11/2024 10:42
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37