Bộ trưởng Bộ Xây dựng nêu 4 giải pháp khắc phục ngập úng tại các đô thị
Ngày 4/6, tại phiên chất vấn của Quốc hội, tình trạng ô nhiễm trầm trọng, ngập úng tại các đô thị là một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm.
Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Đoàn tỉnh Bình Thuận) nêu câu hỏi chất vấn. |
Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Đoàn tỉnh Bình Thuận) cho biết, trong những nguyên nhân gây ra ngập úng tại các đô thị, nhất là các đô thị lớn là các công trình bê tông, khu dân cư lấn chiếm ao, hồ. Đại biểu đề nghị cho biết giải pháp căn cơ để khắc phục tình trạng trên?
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Văn Thi (Đoàn tỉnh Bắc Giang) cho rằng, việc quản lý các nguồn phát thải, xả thải là giải pháp quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là việc quản lý ô nhiễm nguồn nước.
Đại biểu Nguyễn Văn Thi đề nghị cho biết các giải pháp căn cơ trong thời gian tới để quản lý tốt các nguồn phát thải, xả thải từ các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, cũng như là nước thải sinh hoạt?
Đại biểu Nguyễn Văn Thi (Đoàn tỉnh Bắc Giang) nêu câu hỏi chất vấn. |
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Văn Thi về quản lý nguồn nước thải, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, đúng như thực trạng đại biểu phản ánh, vấn đề xử lý nước thải còn hạn chế, đặc biệt là nước thải sinh hoạt đô thị, nông thôn, nước thải cụm công nghiệp làng nghề.
Xử lý vấn đề này cần có những giải pháp tổng thể: Nguồn lực, lộ trình thời gian, đầu tư hạ tầng, và sự quan tâm của các địa phương, bộ ngành…
Về thể chế chính sách, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng, cần có sự hợp tác công tư để đảm bảo nguồn xã hội hóa; ban hành đơn giá dịch vụ hợp lý để các doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà máy xử lý nước thải; tăng cường công tác quan trắc giám sát…
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. |
Theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, vừa qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khánh thành Trung tâm tổng hợp xử lý dữ liệu và quan trắc kết nối với tất cả các địa phương và các vùng nguồn xả thải lớn; từng bước cập nhập và kiểm tra xử lý vấn đề này.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm về môi trường, đặc biệt các trường hợp cố tình xả thải ra môi trường không đạt yêu cầu.
Tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã tham gia trả lời, làm rõ thêm một số vấn đề được đại biểu Quốc hội nêu.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. |
Liên quan đến vấn đề dùng cát biển làm vật liệu xây dựng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng, về vật liệu thay thế, Bộ Xây dựng đã xây dựng, ban hành và chuyển các cơ quan có thẩm quyền ban hành tương đối đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật cũng như các định mức kinh tế kỹ thuật về xử lý sử dụng tro xỉ, thạch cao sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng, bao gồm 19 tiêu chuẩn, 1 quy chuẩn, 7 chỉ dẫn kỹ thuật và 3 định mức kinh tế kỹ thuật.
Đối với vấn đề ngập úng đô thị do san lấp ao hồ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhấn mạnh, tình trạng này diễn ra phức tạp do một số nguyên nhân như: Tác động của tự nhiên, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt; đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, khả năng tiêu thoát nước giảm xuống; công tác quy hoạch chưa đáp ứng được dự báo, cũng như đáp ứng các yêu cầu để phòng, chống ngập úng đô thị; việc triển khai thực hiện quy hoạch và do công tác lập, thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch cũng chưa đáp ứng yêu cầu; ý thức của người dân còn chưa cao, việc xả rác thải vẫn còn diễn ra... dẫn đến cản trở dòng chảy thoát nước.
Quang cảnh phiên chất vấn. |
Để khắc phục tình trạng trên, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đưa ra một số giải pháp. Thứ nhất là tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác thoát nước cũng như xử lý nước thải, trong đó có tập trung xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Cấp, thoát nước, Luật Quản lý phát triển đô thị và những hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức có liên quan đến xử lý nước thải.
Thứ hai là nâng cao chất lượng quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Thứ ba là tập trung nguồn lực xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị nhằm đảm bảo công tác thoát nước và xử lý nước thải đô thị.
Thứ tư là rà soát, tập trung hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra các địa phương để triển khai các quy hoạch cũng như các quy định pháp luật trong công tác xử lý nước thải, thoát nước thải đô thị.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Tin khác
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo
Sự kiện 20/11/2024 10:28